Trung Quốc sẽ sớm nới room trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang |
Thống đốc PBoC Yi Gang cho biết, Trung Quốc sẽ cho phép các công ty nước ngoài cạnh tranh bình đẳng với các công ty trong nước trong khu vực tài chính và cho phép các ngân hàng nước ngoài có phạm vi kinh doanh lớn hơn tại thị trường nội địa.
Mặc dù các chi tiết cụ thể được cung cấp chủ yếu là gia tăng mở cửa và lặp lại những biện pháp đã được công bố trong quá khứ, song Trung Quốc lần đầu tiên cho biết sẽ thực hiện một số biện pháp vào cuối năm nay, thậm chí hứa hẹn một số biện pháp sẽ được đưa ra vào đầu tháng 6.
Chúng bao gồm việc cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào các công ty tín thác, cho thuê tài chính, tài chính tự động và tài chính tiêu dùng, các kế hoạch đã được công bố vào năm ngoái. PBoC cũng xác mục tiêu sẽ khởi động một liên kết giao dịch giữa thị trường chứng khoán Trung Quốc và thị trường London vào cuối năm 2018.
Cụ thể, PBoC cho biết trên trang web của mình rằng, Trung Quốc sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 51% trong lĩnh vực chứng khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm nhân thọ “trong vài tháng tới” và hoàn toàn cắt bỏ hạn chế trong 3 năm. Mức sở hữu hiện tại đối với chứng khoán, công ty quản lý quỹ là 49% và 50% đối với bảo hiểm nhân thọ.
Cũng theo PBoC, Chính phủ này cũng sẽ không quy định giới hạn quyền sở hữu nước ngoài khi đầu tư vào các công ty quản lý tài sản do các ngân hàng thương mại thành lập vào cuối năm 2018.
Trung Quốc cũng cho biết vào thứ Tư rằng nó sẽ tăng gấp 4 lần hạn ngạch hàng ngày cho các chương trình kết nối chứng khoán giữa thị trường đại lục và Hồng Kông. Chính phủ nước này cũng sẽ loại bỏ yêu cầu là các công ty bảo hiểm nước ngoài phải có văn phòng đại diện tại Trung Quốc trong vòng 2 năm trước khi họ có thể thành lập công ty.
Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp nước ngoài và các đối tác thương mại của Trung Quốc đã phàn nàn từ lâu là nước này không thực hiện những cải cách đã được công bố từ nhiều năm trước và các công ty nước ngoài tiếp tục phải đối mặt với những hạn chế không chính thức ngay cả sau khi một số lĩnh vực đã được mở cửa.
Đơn cử như cam kết nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm nhân thọ đã được thông báo lần đầu tiên vào tháng 11/2017 và sẽ hoàn toàn loại bỏ giới hạn tỷ lệ sau 5 năm, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện.
Hay như việc trái với phán quyết của WTO năm 2012 rằng Trung Quốc không phân biệt đối xử với các công ty thẻ thanh toán nước ngoài, đến nay vẫn chưa có công ty nào của Mỹ được cấp phép.
Andrew Collier - Giám đốc điều hành của Orient Capital Research ở Hồng Kông cho biết, Trung Quốc thường hứa hẹn rất nhiều, nhưng vì sự xung đột chính sách hoặc chính trị ở trong nước, rất nhiều những cam kết cải cách đối với đầu tư nước ngoài vẫn bị trì hoãn.
“Chúng ta sẽ không biết sẽ còn bao lâu nữa những điều này sẽ diễn ra cho đến khi nào chúng ta nhìn thấy nếu có bất kỳ rào cản phi quan thuế nào và có bao nhiêu công ty (Trung Quốc) thực sự sẵn sàng bán cho các nhà đầu tư nước ngoài”.
Trên thực tế, mặc dù có một số sự mở cửa dần dần đối với lĩnh vực tài chính của Trung Quốc trong những năm gần đây, các công ty nước ngoài vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thị trường, và các động thái mới sẽ không dẫn đến những thay đổi đáng kể bởi các công ty lớn thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc vẫn đang chi phối trong casckhu vực này.
Mặc dù vậy Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's cho biết hôm thứ Tư (11/4) rằng, việc đưa ra chi tiết hơn về thời gian thực hiện có thể cho thấy mong muốn của Trung Quốc trong việc tránh sự leo thang trong các hạn chế thương mại và để thúc đẩy niềm tin của thị trường rằng các biện pháp công bố mở cửa thị trường sẽ được triển khai trên thực tế.