Vì sao tiền mặt được ưa chuộng ở Nhật?
Quan chức BOJ: Đồng yên biến động mạnh là mối lo đối với kinh tế Nhật | |
Phó thống đốc BOJ: Nền kinh tế vẫn cần sự hỗ trợ của tiền tệ | |
Tiền mặt vẫn là “vua” ở Nhật Bản, một khó khăn nữa của BOJ |
Ảnh minh họa |
Theo Vụ Cảnh sát Thủ đô, năm ngoái, người dân đã bàn giao một lượng tiền bị thất lạc kỷ lục là 3,77 tỷ Yên (32 triệu USD), và khoảng ba phần tư số tiền đó đã được hoàn trả cho các chủ sở hữu hợp pháp.
Hiện tượng trên cũng phần nào phản ánh thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân Nhật Bản.
Ước tính có khoảng 103 nghìn tỷ yen lưu hành trên thị trường vào năm 2015 - tương đương khoảng 19% GDP hàng năm của Nhật Bản. Đây là mức cao nhất trong số 18 quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển được khảo sát (PDF), theo một báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nhật công bố hồi tháng Hai.
Sở dĩ như vậy một phần cũng rủi ro cho việc giữ tiền mặt là rất thấp tại Nhật Bản. Quốc gia này đã phải vật lộn để chống giảm phát trong hơn một thập kỷ, khiến cho tiền mặt trở thành một khoản đầu tư có lợi trong thời điểm này. Ngay cả hiện nay, sau bốn năm triển khai chương trình nới lỏng định lượng phi thường của ngân hàng trung ương, lãi suất vẫn ở mức 0%.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có rất ít tội phạm và hầu như người dân không sợ bị cướp. Tại Tokyo, một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, mặc dù không phổ biến, song không ít người có thói quan “giữ” chỗ ngồi trong các quán cà phê bằng cách đặt iPhone mới lên bàn trong khi đi đặt hàng tại quầy. Thế nhưng, không chỉ những tài sản có giá trị như vậy mà ngay cả những vật dụng cá nhân rất ít giá trị khác cũng sẽ được các thương gia giữ lại đề phòng trường hợp chủ nhân của chúng đến tìm kiếm trong vòng một ngày.
Điều này nằm trong chương trình giáo dục đạo đức và văn hóa tại Nhật Bản. “Các trường học Nhật Bản đều có các lớp học về đạo đức, phẩm hạnh; và học sinh sẽ được học cách tưởng tượng về cảm giác của những người bị mất hàng hóa hay tiền bạc”, Toshinari Nishioka – một cựu cảnh sát và hiện đang là Giáo sư tại Đại học Quốc tế Kansai cho biết. “Vì vậy không hiếm gặp cảnh trẻ em mang đồng xu 10 yên đến văn phòng cảnh sát”.
Ngoài ra Nhật Bản còn có các quy tắc và phần thưởng. Luật Hàng hóa bị mất của Nhật Bản quy định rằng, bất cứ ai nhặt được tiền phải trao nó cho cảnh sát và có quyền nhận phần thưởng từ 5 đến 20% nếu chủ sở hữu nhận lại, và được hưởng tất cả số tiền đó nếu trong vòng 3 tháng khoogn có ai nhận.