5 yếu tố để chọn ngân hàng phù hợp với mình
Nhưng, bạn có chắc mình đã chọn đúng ngân hàng để phục vụ tốt nhất nhu cầu của mình? Sau đây là 5 yếu tố để chọn ngân hàng phù hợp với bạn.
Địa điểm và mạng lưới
Yêu tố đầu tiên khi và đáng quan tâm nhất bạn muốn chọn một ngân hàng làm đối tác là điểm giao dịch hàng ngân hàng ấy phải nằm ở vị trí thuận lợi cho những giao dịch của bạn, như phải gần nhà hoặc doanh nghiệp của bạn. Điểm giao dịch ngân hàng cũng phải đảm bảo thuận tiện trong giao thông, đi lại. Có nơi để xe, an ninh tốt cũng là tiêu chí quan trọng cần được cân nhắc.
Một điều nữa là hệ thống các điểm giao dịch của ngân hàng bạn chọn có rộng khắp không? Hệ thống liên kết thanh toán, ATM có thuận lợi hay không? Bởi bạn có thể sẽ cần giao dịch với ngân hàng trong quá trình đi công tác, du lịch… và khi đó, một ngân hàng có hệ thống điểm giao dịch rộng sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn trong một số trường hợp.
Đáp ứng tốt các nhu cầu tương lai
Yêu tố thứ hai mà bạn cần quan tâm là mỗi ngân hàng có một ưu thế khác nhau, hay nói một cách khác là mỗi ngân hàng có những dịch vụ ưu thế để cung cấp cho các khách hàng của mình. Chính vì lẽ đó, bạn hãy định lượng những giao dịch trong tương lai của cá nhân hoặc doanh nghiệp mình để có thể chọn một ngân hàng có ưu thế về các dịch vụ đáp ứng được tối đa các nhu cầu giao dịch trong tương lai của bạn.
Ví dụ, bạn là một doanh nghiệp có nhiều giao dịch xuất nhập khẩu thì bạn cần quan tâm đến ngân hàng có những nghiệp vụ nổi trội về thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán, mở L/C, giao dịch ngoại hối… Một ngân hàng có dịch vụ ngoại thương tốt hiện nay có thể tham khảo là Vietcombank, Techcombank, VIB…
Quan hệ truyền thống, gắn kết
Bản thân các ngân hàng luôn đánh giá cao các khách hàng có mối quan hệ thân thiết, lâu dài và họ cũng có những chính sách ưu đãi cho các khách hàng truyền thống, gắn kết. Vì vậy, yếu tố thứ ba cần quan tâm là mức độ gắn kết trong quan hệ với ngân hàng.
Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp thường xuyên vay vốn để hoạt động, yếu tố quan trọng để quyết định gắn kết với ngân hàng đối tác là lịch sử quan hệ thân thiết. Với đối tác ngân hàng như vậy, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để chứng minh năng lực của doanh nghiệp, ngân hàng cũng dễ dàng kiểm chứng thông tin từ doanh nghiệp.
Trường hợp bạn có tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng đó và thực hiện toàn bộ giao dịch, từ chi trả lương và tiền mua sắm cho đến nhận tiện thanh toán hợp đồng… thì sự minh bạch tài chính còn giúp doanh nghiệp của bạn có được những hỗ trợ nhiều hơn nữa. Bạn sẽ sớm tiếp cận được với các khoản tín dụng và bảo lãnh của ngân hàng nơi mở tài khoản hơn là với các ngân hàng khác.
Nếu là khách hàng cá nhân, bạn nên quan tâm lựa chọn những ngân hàng có dịch vụ phong phú, đa dạng như các gói tín dụng cá nhân tiêu dùng dễ tiếp cận. Khi mở tài khoản nhận lương, thanh toán tiền hàng… tại ngân hàng này thì các dịch vụ thanh toán tiền điện, nước, điện thoại… cũng sẽ được hỗ trợ tốt hơn.
Nắm đầy đủ thông tin về ngân hàng
Trong một thời đại thông tin mở, tất cả các ngân hàng đều có những kênh thông tin chính thống của họ để phục vụ khách hàng, như trang web, đường dây nóng tư vấn, thông tin liên quan đến dịch vụ của ngân hàng... Trước khi mở tài khoản, bạn nên tìm hiểu đầy đủ thông tin về ngân hàng đó.
Những thông tin này không chỉ để thuận tiện trong giao dịch với ngân hàng, đồng thời còn giúp bạn giao dịch an toàn, như có thể tránh các trang web giả mạo để lấy thông tin cá nhân của bạn; số điện thoại để thông báo khi thẻ ngân hàng bị chiếm quyền kiểm soát…
Cân nhắc số lượng tài khoản
Một yếu tố cũng không nên bỏ qua là bạn không nên mở quá nhiều tài khoản, chỉ một hoặc hai tài khoản là đủ. Bởi lẽ, mở nhiều tài khoản có thể khiến việc quản lý và sử dụng sẽ không hiệu quả, dẫn đến lãng phí không cần thiết.