Agribank đồng hành với nông dân thời hiện đại
Agribank miền Trung góp phần giảm rác thải nhựa | |
Nông thôn mới Thái Bình khởi sắc |
Agribank đồng hành với nông dân thời hiện đại |
Đi lên từ đồng vốn ngân hàng
Những lợi ích, hiệu quả của đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao nhìn thấy rõ nhưng để làm được, ngoài đòi hỏi người nông dân không ngừng học hỏi những kiến thức quan trọng trong việc chăm sóc cây trồng đồng thời phải có đủ vốn để đầu tư công nghệ, cây giống…
Chị Thoa - hẻm Nguyễn Đình Quân, phường 5, thành phố Đà Lạt đang là chủ của 1,4 mẫu trồng hoa cây cảnh các loại chia sẻ, khi sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thì điều tôi lo lắng nhất đó là kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cây, đầu ra cho sản phẩm và đặc biệt là vốn phải lớn để đầu tư công nghệ chăm sóc, đầu tư giống cây, chậu, quy hoạch lại vườn hoa…
Nhưng lo lắng của chị Thoa sớm được giải toả khi được Agribank cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp. Nhờ có vốn của ngân hàng chị Thoa mạnh dạn đầu tư công nghệ Isarel cho vườn hoa của mình. Đến thời điểm này, vườn cây của chị trồng gần chục loại hoa cảnh: đồng tiền, trạng nguyên, sống đời, tùng thơm…
Chị Thoa chia sẻ: áp dụng công nghệ của Isarel trong sản xuất nông nghiệp đã trở nên phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, bởi nó mang lại những hiệu quả sản xuất rõ rệt. Người nông dân chỉ cần mở chế độ tưới nước tự động là khoảng 10 phút sau toàn bộ cây trồng đã được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng. Người nông dân không phải mất quá nhiều công sức để tưới cho từng gốc cây như trước và cây trồng cũng giảm thiểu sâu bệnh.
“Để đầu tư cho vườn hoa được như hôm nay thì vốn ngân hàng là vô cùng quan trọng giúp cho người dân như chúng tôi thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, “dễ thở” hơn, không phải lo lắng nhiều”, chị Thoa bày tỏ và cho biết thêm, mỗi năm, sau khi trừ các loại chi phí, chị còn thu được 3 tỷ đồng lãi.
Cán bộ tín dụng ngân hàng cho biết, ngay từ những đầu khởi nghiệp, chị Thoa đã là khách hàng của Agribank và gắn bó đã nhiều năm nay. Lúc đầu chị vay ngân hàng vài chục triệu, sau đó đến năm 2014 khi chuyển sang trồng cây hàng loạt bằng chậu chị vay khoảng 400 – 600 triệu đồng, và khi đầu tư công nghệ của Isarel thì chị vay nhiều hơn, hiện nay chị vay Agribank 2,7 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho lĩnh vực nông nghiệp.
Cũng đi lên từ nguồn vốn vay Agribank, ông Cao Xuân Sơn ngụ tại thị trấn Di Linh huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng đang theo mô hình trồng lan xuất khẩu sang Nhật. Trước đây, ông đã trồng cà phê vì khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây phù hợp với việc phát triển cây cà phê. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá cà phê không được ổn định và có xu hướng đi xuống, ông đã mạnh dạn chuyển sang trồng hoa lan xuất khẩu. Ông trồng hoa vũ nữ và cho thu nhập thường xuyên, cứ 10 ngày thì hoa được thu hoạch và chuyển về công ty, thu nhập của gia đình cũng ổn định.
Để được hỗ trợ về kỹ thuật và đầu ra của sản phẩm, ông đã ký hợp đồng lâu dài với Công ty Hoa mặt trời. Ông Sơn cho rằng: Người nông dân nếu không kết hợp với công ty sẽ khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật và tìm đầu ra cho sản phẩm. Lan vũ nữ chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản. Nắm vững kỹ thuật là khâu rất quan trọng vì giống lan nhạy cảm với thời tiết, dễ bị bệnh. Ngoài vấn đề kỹ thuật, đất đai, con người thì đầu tư trên một đơn vị diện tích đòi hỏi nhiều vốn. Vốn để trang bị máy móc, phương tiện kỹ thuật… Do ngân hàng nông nghiệp có chính sách phù hợp với nhà nông, có nhiều ưu đãi nên chúng tôi chủ yếu giao dịch với Ngân hàng Nông nghiệp và từ đó cũng gắn bó với Ngân hàng Nông nghiệp là nhiều nhất.
“Năm ngoái chúng tôi được hưởng lãi suất 6%/năm, rẻ nhất so với các ngân hàng khác, chúng tôi rất phấn khởi. Khi làm ra sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm hoa vũ nữ này chúng tôi có thu nhập thường xuyên theo tuần. Mà lãi suất ngân hàng đóng theo tháng, nên việc trả lãi ngân hàng không có vấn đề gì khó khăn và chúng tôi luôn giữ được uy tín với ngân hàng”, ông Sơn chia sẻ thêm.
Hiện nay, ông Sơn có gần 1ha trồng hoa lan, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 10 lao động. Những lao động làm việc tại nhà ông Sơn đều được đào tạo thành người lao động có tay nghề cao, làm việc chuyên nghiệp trong chăm sóc và thu hoạch cây. Ông Sơn hay chị Thoa là những nông dân điển hình Việt Nam đang là khách hàng thân thiết gắn bó với Agribank từ ngày đầu khởi nghiệp. Nhờ có sự tiếp sức của nguồn vốn Agribank, nhiều người nông dân trên con đường sản xuất nông nghiệp đã vươn lên thành những nông dân tỷ phú thời hiện đại.
Trợ lực cho nền nông nghiệp tỉnh nhà
Là một trong những nơi sớm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao trong cả nước, ngay từ năm 2003, Tỉnh ủy Lâm Đồng có định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xác định đây là chương trình kinh tế trọng tâm tạo ra bước đột phá mới trong phát triển cây trồng, vật nuôi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức thu nhập cho người dân.
Bám sát định hướng của Tỉnh uỷ, xác định là ngân hàng chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trên cả nước nói chung và Lâm Đồng nói riêng, ngay từ đầu năm 2004, Agribank Lâm Đồng đã đề ra kế hoạch đầu tư vốn tín dụng cho chương trình nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Tính đến nay, chi nhánh đã giải ngân với doanh số lên đến trên 10.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này.
Đến 31/10/2019, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chi nhánh Lâm Đồng (gồm Lâm Đồng và Lâm Đồng II) đạt khoảng trên 2.653 tỷ đồng với hơn 6.500 khách hàng còn dư nợ, trong đó có 88 doanh nghiệp. Đáng chú ý là dư nợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 813/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN giảm lãi suất so với lãi suất cho vay thông thường từ 0,5%/năm – 1,5%/năm là trên 300 tỷ đồng. Thời gian tới, chi nhánh tiếp tục tập trung triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực này.
Để có thể cung ứng được khối lượng vốn lớn tới tay bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, theo lãnh đạo Agribank Lâm Đồng, ngoài nguồn vốn huy động tốt chiếm hơn 18,2% thị phần huy động vốn, Agribank Lâm Đồng còn có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp xuống tận huyện, xã tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận dễ dàng và an toàn nguồn vốn vay và các dịch vụ ngân hàng. Đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo, đặc biệt là cán bộ tín dụng bố trí đến tận địa bàn thôn, xã nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Cán bộ tín dụng gắn bó và am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán sản xuất truyền thống văn hóa của địa phương, tư vấn cho khách hàng đầu tư vốn vào những lĩnh vực có hiệu quả. Các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng được đầu tư chủ yếu là nuôi trồng rau, hoa, tái canh cà phê, phát triển chăn nuôi bò sữa… Những sản phẩm trên đã đem lại những thay đổi tích cực và cơ bản trong cuộc sống của người dân.
Chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất “Nông nghiệp sạch” của Agribank bắt đầu triển khai từ tháng 11/2016 trên quy mô cả nước. Đến cuối tháng 9/2019, dư nợ lĩnh vực này tiếp tục ổn định và đạt 5.221 tỷ đồng, doanh số cho vay chương trình này đạt trên 20.000 tỷ đồng. |