An Giang: Hiệu quả nguồn vốn vay phục hồi phát triển kinh tế
![]() |
Khách hàng đến làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng. |
Sau một năm thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, đến nay trên địa bàn An Giang có hàng ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19.
Gia đình anh Trần Minh Quang, ngụ ấp Phước Hội, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên làm nghề trồng cây kiểng nhiều năm qua. Năm 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, việc sản xuất kinh doanh của anh Quang gặp khó khăn, cây giống trồng không xuất bán được. Thời điểm dịch bệnh đi qua, anh Quang tái sản xuất trở lại nhưng lại thiếu vốn, cây giống quá lứa cũng không thể bán. Tuy nhiên, nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng giải quyết việc làm của NHCSXH theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Đến nay, việc sản xuất, kinh doanh của gia đình anh Quang đã dần ổn định trở lại.
Anh Quang cho biết: “Cuối năm 2021, tôi sản xuất trở lại nhưng do không bán được cây giống nên bị đứt vốn. Nhờ Hội Nông dân xã giới thiệu cho vay 90 triệu đồng từ NHCSXH nên tôi có vốn mua giống, bầu, xốp để tái sản xuất. Cũng nhờ nguồn vốn ưu đãi này mà tôi phát triển được và nhân rộng hơn. Ban đầu tôi chỉ có 1ha trồng cây kiểng, sau hơn 1 năm được tiếp cận vốn, phát triển sản xuất mà tôi đã mở rộng được khoảng 4ha, kinh tế gia đình dần ổn định hơn.
Cũng như anh Quang, ông Khúc Ngọc Trung là thành viên của Hợp tác xã Xoài tứ quý ở xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, sau dịch Covid-19, vật tư nông nghiệp đầu vào đều tăng cao, trong khi đó đầu ra của xoài cũng còn gặp nhiều khó khăn. Khi được NHCSXH cho vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng giải quyết việc làm, ông Trung đã có điều kiện để tái sản xuất sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, NHCSXH chi nhánh An Giang đã triển khai đến nhiều đối tượng khác, trong đó có các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cơ sở mầm non Hoa Mai tại xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cũng đã phải ngưng hoạt động một thời gian. Tuy nhiên, quá trình ngưng hoạt động, cơ sở vật chất không có điều kiện để bảo dưỡng, do đó nhiều trang thiết bị hư hỏng hoặc xuống cấp.
“Sau khoảng hai năm ngưng hoạt động do dịch Covid-19, không có điều kiện sửa chữa thì sẽ có những hư hao. Do đó, khi trường mở cửa trở lại chúng tôi được NHCSXH cho vay 80 triệu đồng để sửa mới và đầu tư thêm để bảo đảm cơ sở vật chất cho các cháu khi đi học”, bà Võ Thị Hồng Thía, Chủ nhóm cơ sở mầm non Hoa Mai chia sẻ.
Qua một năm triển khai chương trình cho vay theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, đến nay NHCSXH chi nhánh An Giang đã có 3.960 món vay với số tiền 169,22 tỉ đồng, đến 31/3/2023 dư nợ cho vay đạt 168,169 tỉ đồng với 3.829 khách hàng vay vốn. Trong đó, cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là 3.307 khách hàng với số tiền giải ngân là 141 tỉ đồng, cho vay học sinh, sinh viên để mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập là 409 khách hàng với số tiền là 5,2 tỉ đồng. Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100 là 63 khách hàng với số tiền là 20,5 tỉ đồng, cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải dừng hoạt động ít nhất một tháng theo yêu cầu phòng chống dịch là 13 khách hàng, với số tiền trên 1 tỉ đồng. Cho vay vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP là 37 khách hàng với số tiền là 1,66 tỉ đồng.
Đáng chú ý, qua đó đã giúp hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 3.304 lao động; giúp cho 328 học sinh, sinh viên mua máy tính, trang thiết bị phục vụ học tập; mua nhà ở xã hội, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa 100 căn nhà ở; hỗ trợ 40 cơ sở giáo dục, mầm non ngoài công lập phục hồi hoạt động sau đại dịch Covid-19.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ là một trong những giải pháp tạo thêm động lực và sức bật cho nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho đời sống người dân, người lao động, các nhóm người yếu thế, người nghèo, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội. Trong năm 2023 NHCSXH tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình cho vay theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, bảo đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách, không bỏ sót đối tượng thụ hưởng.
Ngoài triển khai các chương trình cho vay theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, từ năm 2022 đến nay, NHCSXH chi nhánh An Giang thực hiện hiệu quả Nghị định số 36, ngày 30/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH. Thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% đối với các khoản vay có lãi suất trên 6%/năm cho hơn 42.000 khách hàng, 13,7 tỉ đồng.
![]() |
Chị Phạm Thị Lệ Hạnh sử dụng vốn chính sách để phát triển chăn nuôi bò. |
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH đã tiếp sức vợ chồng chị Phạm Thị Lệ Hạnh, 55 tuổi, ngụ ấp Bình Trung 1, xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang ổn định cuộc sống từ nghề nuôi bò vỗ béo. Ngoài việc nuôi bò, chị đi bán trái cây quanh xóm, chồng chị làm thuê cho hợp tác xã nông nghiệp nên cuộc sống ổn định hơn trước. Năm 2020, chị vay vốn từ NHCSXH 30 triệu đồng để nuôi 3 con bò. Chị Hạnh cho biết: “3 con bò nuôi gần 1 năm, có thể xuất chuồng. Với giá bán hiện nay, sau khi trừ chi phí, gia đình chị lãi từ 12 – 15 triệu đồng/con. Nếu không vay được tiền từ NHCSXH để nuôi bò, có lẽ gia đình tôi không thể cất được căn nhà tương đối như thế này. Khi cuộc sống ổn định thì phải có trách nhiệm với số tiền mình vay. Hàng tháng, tôi đều trả lãi và gửi tiết kiệm đúng quy định của Tổ tiết kiệm và vay vốn”.
Để đưa vốn vay tới người dân, NHCSXH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện Hội đồng quản trị các địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, xã, phường, thị trấn thực hiện hiệu quả việc ủy thác cho vay vốn. Đồng thời, chỉ đạo phòng giao dịch tích cực phối hợp các địa phương rà soát đối tượng có nhu cầu, tuyên truyền về chính sách đến người dân, nhanh chóng xem xét, thẩm định, giải ngân cho hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn.
Nhìn chung, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách; đặc biệt đã tập trung vốn vay tại các vùng khó khăn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Lãi suất ưu đãi tín dụng chính sách xã hội về cơ bản giữ được ổn định hoặc được điều chỉnh giảm, tạo điều kiện cho các đối tượng thụ hưởng yên tâm vay vốn. Chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được nâng cao…
Các tin khác

Tiếp sức cho nông nghiệp công nghệ cao phát triển

NHCSXH "cầu nối" để thanh niên khởi nghiệp

Tín dụng ưu đãi trên miền gió cát

Tập trung vốn cho tam nông

Tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nông nghiệp Việt

Hiệu quả tín dụng ưu đãi tại miền biên giới

Vốn ngân hàng giúp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Co-opBank chi nhánh Hà Tĩnh: Tiếp sức cho các QTDND nâng cao năng lực hỗ thành viên

Tập trung phát triển trục nông nghiệp và nông thôn, HDBank đang đúng hướng

Làm giàu nhờ nguồn vốn Agribank

Sóc Trăng: Tín dụng chính sách được triển khai kịp thời, hiệu quả

Đắk Lắk: 37% tín dụng chính sách đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số

NAPAS hợp tác với NHCSXH: Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn

Agribank Đắk Lắk tăng trưởng dư nợ gần 800 tỷ đồng

Đắk Lắk: Cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi hơn 6.872 tỷ đồng

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS

Ngày thẻ Việt Nam 2023: Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp “Bứt phá giới hạn”
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B

Sống tận hưởng hay tích lũy - Gen Z có thể chọn cả hai
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Cho vay tiêu dùng có dễ?

“Lướt app - chạm thẻ”: Từ xu hướng đến phong cách sống chuẩn công nghệ
