Bài 2: Giáo dục tài chính và “4 khó”, “4 dễ”
BIDV và The Moneyverse: Hành trình giáo dục tài chính gắn liền trách nhiệm xã hội Bài 1: Hiểu đúng để làm đúng Tăng cường truyền thông giáo dục tài chính cho giới trẻ |
Khó nhớ - khó tiếp thu – khó áp dụng – khó lan toả
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện, với vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN (chỉ sau Singapore, Thái Lan), và xếp thứ 14 trên thế giới, trong bảng xếp hạng Chỉ số Tài chính toàn diện toàn cầu năm 2024 của Principal Financial Group. Theo báo cáo của NHNN, hiện khoảng 87% người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán, tăng từ 31% của giai đoạn 2015-2017.
Với nỗ lực của ngành Ngân hàng, hệ thống các tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính trên thị trường đã phát triển khá đa dạng, hiện diện tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, hướng tới những địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống ngân hàng thương mại bình quân/100.000 người trưởng thành đạt 15,69 đơn vị; tỷ lệ xã/thị trấn có điểm cung ứng dịch vụ tài chính trên tổng số xã/thị trấn trên toàn quốc đạt 32,98%.
![]() |
Truyền thông giáo dục tài chính được NHNN đẩy mạnh trong thời gian qua |
Hầu hết các TCTD đã và đang triển khai chiến lược chuyển đổi số trong các hoạt động nghiệp vụ; chủ động nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số; nâng cao tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng thông qua tăng cường kết nối với các ngành, lĩnh vực khác, giúp người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận sử dụng dịch vụ nhanh chóng, an toàn và thuận tiện.
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) cũng không ngừng được mở rộng với sự triển khai quyết liệt nhiều giải pháp của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan. Giá trị giao dịch TTKDTM tăng 34,54%; qua kênh Internet tăng 33%, qua kênh điện thoại di động tăng 34,34%; giao dịch qua QR Code tăng 84,77% so với cùng kỳ tháng 11 năm 2023.
Nhờ đó, có 5/9 chỉ tiêu được đề ra trong Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia có khả năng hoàn thành (gồm: Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; Tốc độ tăng số lượng giao dịch TTKDTM; Số lượng DNNVV có dư nợ tại các TCTD; Dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế; Tỷ lệ người trưởng thành có thông tin về lịch sử tín dụng trong hệ thống thông tin tín dụng của NHNN.
Đặc biệt, đối với truyền thông giáo dục tài chính, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, NHNN đã triển khai các chương trình đào tạo để tăng cường kiến thức, kỹ năng tài chính cho người dân và doanh nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện lồng ghép các kiến thức tài chính vào Chương trình giáo dục phổ thông quốc gia. Các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính theo hướng minh bạch hóa thông tin, hoàn thiện cơ chế giải quyết các tranh chấp, khiếu nại của khách hàng nhằm tăng cường bảo vệ người tiêu dùng tài chính.
Tuy vậy, Báo cáo của EY chỉ ra tiến trình tài chính toàn diện vẫn còn phải đối mặt với những thách thức trong đó có vấn đề thiếu kiến thức tài chính của một bộ phận người sử dụng dịch vụ tài chính.
Theo các chuyên gia ngân hàng, truyền thông giáo dục tài chính là giải pháp cung cấp cho người dân, doanh nghiệp các thông tin, kiến thức cần thiết về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Nhờ được truyền thông giáo dục tài chính, nhận thức của công chúng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng sẽ thay đổi, từ đó tự tin tiếp cận và hạn chế việc tham gia sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phi chính thức (tín dụng đen). Hơn nữa, mỗi người dân sẽ có kiến thức nền để quản lý ngân sách cá nhân, gia đình tốt hơn, gia tăng nguồn lực tiết kiệm trong dân cư và thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư cho xã hội.
Trước đây, các hình thức truyền thông khá đơn giản, chỉ tập trung trong nội bộ ngân hàng, thiếu sự tương tác với công chúng. Đây chính là lý do dẫn đến chậm thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số. Thêm vào đó, việc tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng - tài chính hiện đại của người dân còn khá thấp, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn do trình độ nhận thức và hạ tầng công nghệ còn hạn chế.
Biến khó thành dễ
Bà Lê Thị Thúy Sen – Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng cũng chỉ ra có “4 khó” mà hoạt động truyền thông giáo dục tài chính, thúc đẩy TTKDTM cần phải giải quyết. Đó là khó nhớ (nhiều nội dung mang tính chất học thuật, nếu công chúng không am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng, TTKDTM thì sẽ cảm thấy khó nhớ); khó tiếp thu (các thông tin về TTKDTM thường là các thông tin khó tiếp thu đối với các nhóm đối tượng mà thông tin của họ về tài chính ngân hàng còn hạn chế, đặc biệt là công chúng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa); khó áp dụng (các thông tin về TTKDTM thường dựa trên các văn bản, thiếu tính trực quan nên công chúng gặp khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế); khó lan tỏa (các kênh truyền thông truyền thống vẫn mang tính một chiều và là các kênh khó có khả năng lan tỏa sâu rộng trong công chúng).
Để giải quyết triệt để 4 khó kể trên, giải pháp “4 dễ” được NHNN áp dụng trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính là: Dể hiểu (đơn giản tối đa các thuật ngữ chuyên môn để công chúng dễ tiếp cận); Dễ nhớ (sử dụng các hình thức sáng tạo, linh hoạt sao cho công chúng dễ nhớ thông điệp nhất); Dễ làm (các quy trình tiếp cận và sử dụng sản phẩm dịch vụ, tài chính ngân hàng phải được hướng dẫn một cách rõ ràng nhất để công chúng có thể dễ dàng vận dụng và làm theo trong thực tế); Dễ lan tỏa (lựa chọn các các phương tiện truyền thông có tính lan tỏa cao trong công chúng).
Thời gian qua, NHNN đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục tài chính bằng các hình thức sáng tạo, phong phú và đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng mục tiêu như trẻ em, học sinh, sinh viên, người trưởng thành… nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
![]() |
Giáo dục tài chính phải đảm bảo "4 dễ" |
Lần đầu tiên, NHNN phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất chương trình gameshow “Tiền khéo tiền khôn” và chương trình hoạt hình “Tay hòm chìa khóa”. Đây là các chương trình truyền hình nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả nhất, được đông đảo các tầng lớp công chúng đã đánh giá cao.
Các kiến thức khô khan về tài chính – ngân hàng được truyền tải một cách sáng tạo, gần gũi, giúp mọi người dễ nhớ, dễ nắm bắt thông qua các tình huống hài hước, các trò chơi vận động hay đồ họa trực quan thông tin và hình ảnh hóa các quy trình thực hiện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, TTKDTM …
Thông qua các chương trình truyền thông giáo dục tài chính, nhận thức và thói quen của người dân về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đã thay đổi rõ nét, nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó góp phần thúc TTKDTM và thực hiện các mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Dữ liệu cụ thể cho thấy, các chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng sẽ phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí thực hiện các chương trình truyền thông giáo dục tài chính có tính sáng tạo, dễ hiểu, dễ tiếp cận, có tính tương tác cao, ứng dụng sức mạnh công nghệ số. Đồng thời, phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp để triển khai các chương trình phù hợp cho từng nhóm đối tượng; phối hợp với các TCTD để truyền thông một cách trực quan, sinh động về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Các tin khác

Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của LPBank

Agribank trao giải Đặc biệt trị 1 tỷ đồng chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”

Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột nền kinh tế

Sáng 26/4: Tỷ giá trung tâm tăng phiên thứ tư liên tiếp

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ Ngân hàng

SeABank bầu bổ sung Thành viên độc lập hội đồng quản trị người nước ngoài

Ngân hàng đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp xuất khẩu

Mở rộng, khơi thông và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng xanh

Đặt mục tiêu tăng trưởng đến 15%, Sacombank lần đầu lên kế hoạch chia cổ tức sau 9 năm

Sáng 25/4: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng

Nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ hộ kinh doanh

Phát triển hệ thống thông tin tín dụng hiện đại, bền vững trong kỷ nguyên số

Hoàn thiện chính sách, giải quyết tồn tại để triển khai hiệu quả gói tín dụng 500.000 tỷ

Linh hoạt nắm bắt cơ hội kinh doanh, BVBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng mạnh
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
