Bàn giải pháp vực dậy nền kinh tế

08:00 | 30/04/2020 Góc nhìn chuyên gia
aa
Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng, làm đảo lộn các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm. Mặc dù hiện dịch bệnh đã được kiểm soát tốt và Việt Nam đang nỗ lực tái khởi động lại nền kinh tế. Tuy nhiên di chứng của đại dịch rất nặng nề và còn kéo dài. Vì vậy, theo các chuyên gia, bên cạnh nỗ lực kiểm soát, khống chế dịch bệnh, thì cần có những giải pháp để giúp nền kinh tế bật dậy mạnh mẽ sau đại dịch; trong đó giải ngân đầu tư công là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu.
ban giai phap vuc day nen kinh te Ngành Ngân hàng đồng hành với nền kinh tế
ban giai phap vuc day nen kinh te Đại dịch Covid-19 cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế đã gia tăng
ban giai phap vuc day nen kinh te Vừa thực hiện giãn cách xã hội, vừa tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh

TS.Nguyễn Đình Cung - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng:

Nền kinh tế đã chuyển sang một trạng thái rất khác

ban giai phap vuc day nen kinh te
TS.Nguyễn Đình Cung

Đại dịch Covid-19 đã khiến đất nước đang ở giai đoạn rất khó khăn. Năm nay, dự báo tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Thu ngân sách sẽ giảm, chi ngân sách tăng, nhất là tăng chi cho phòng, chống dịch, chi an sinh xã hội, chi hỗ trợ DN, hộ kinh doanh... Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác như lạm phát, lao động và công ăn việc làm, cung tiền, tín dụng và lãi suất, tỷ giá, nợ xấu, cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối... sẽ thay đổi so với kế hoạch mà đầu năm dự kiến.

Dù hiện dịch bệnh trong nước đang được kiểm soát tốt, nhưng sang quý II, tác động của đại dịch với nền kinh tế nước ta sẽ còn nghiêm trọng hơn, các tác động về xã hội sẽ bộc lộ rõ ràng hơn. Phần lớn các DN, hộ kinh doanh thu hẹp sản xuất. Có thể có tới hàng trăm ngàn DN và hộ kinh doanh vẫn đóng cửa tạm thời hoặc sẽ giải thể. Hàng triệu người có thể mất việc hoặc không có đủ việc làm, thu nhập giảm đáng kể, đời sống trở nên khó khăn hơn. Một số người có thể rơi vào tình trạng tái nghèo…

Do dịch bệnh, phản ứng chính sách của Chính phủ cũng đã có những thay đổi căn bản và đã có chuyển hướng rõ nét. Chính phủ đã ưu tiên chống dịch, bảo vệ sinh mạng người dân đồng thời thực hiện các gói hỗ trợ sản xuất kinh doanh để tăng cường sức chống chịu của DN cùng với gói hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ, cứu trợ người lao động thất nghiệp và nhóm người thu nhập thấp, dễ bị tổn thương... Đồng thời tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, từ đó để ổn định tâm lý và thu phục niềm tin thị trường, người tiêu dùng.

Cộng đồng DN và người dân đã đánh giá cao các gói giải pháp đang thực hiện, các gói này khá toàn diện, kịp thời và hợp lý. Nhưng số lượng các giải pháp, quy mô các gói hỗ trợ về tiền tệ và tài khóa, thời hạn áp dụng các gói nói trên được xây dựng trên giả thiết là dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát ở trong nước, và từ quý II sẽ tuyên bố hết dịch. Nhưng đến nay đại dịch này kéo dài đến bao lâu chưa biết. Vì vậy, để sớm phục hồi nền kinh tế, để củng cố sức lực cho DN, để chuẩn bị cho cơ hội bật dậy của nền kinh tế trên toàn cầu sau đại dịch, thì Miễn và Giảm là 2 từ cần dùng nhiều hơn vào lúc này.

Theo đó, chúng ta có thể chủ động chia thành 3 giai đoạn để có giải pháp ứng phó tương ứng. Giai đoạn 1 cho đến hết quý II là giai đoạn kiềm chế, kiểm soát và chống dịch bệnh như hiện nay. Giai đoạn 2 là thời gian hết dịch bệnh ở trong nước, nhưng trên thế giới vẫn còn và chưa có vaccine chống, nguy cơ xâm nhập virus từ bên ngoài vẫn còn. Giai đoạn 3 là thời kỳ hết dịch bệnh trên toàn thế giới.

Nếu Việt Nam tuyên bố hết dịch từ đầu quý III, thì cần gia hạn thực hiện các gói hỗ trợ thêm một thời gian phù hợp có thể là 6 tháng, là kéo dài sang năm 2021 để gia tăng sức lực của DN, để phục hồi sản xuất, trước hết phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu tối đa có thể.

Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài hơn dự tính, thì vừa kéo dài gói hỗ trợ vừa cần tăng thêm số lượng, quy mô các gói hỗ trợ để giúp phần lớn DN chống chọi, vượt qua được đại dịch và góp phần phục hồi và tái thiết nhanh nền kinh tế sau đại dịch. Không chỉ là giãn thời gian mà miễn, giảm các khoản phải nộp của DN với thời gian đủ dài để DN có tích lũy.

Lúc này cầu trong nước còn yếu, nhất là cầu từ khu vực DN, thì cần áp dụng tình huống đặc biệt hay cấp bách thực hiện chương trình đầu tư công với quy mô hợp lý. Đồng thời cần hành động ngay để không bỏ lỡ cơ hội mới từ các chuyển dịch của kinh tế thế giới sau đại dịch. Nên sớm đánh giá và hoàn thiện các chương trình cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế phù hợp với yêu cầu và điều kiện mới sau đại dịch. Nên xây dựng kế hoạch phục hồi, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong điều kiện mới sau đại dịch Covid-19.

TS.Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng:

Đây là lúc ngân sách nhà nước phải chi để “nuôi” nền kinh tế

ban giai phap vuc day nen kinh te
TS.Trần Đình Thiên

Chúng ta chủ động chống dịch triệt để, nên các chuỗi sản xuất, cung - cầu trong nước bị ảnh hưởng, tích hợp với chuỗi cung - cầu thế giới bị chia cắt khiến nền kinh tế đã gần như ngưng lại. Tuy nhiên để phục hồi nền kinh tế, để sản xuất kinh doanh đứng dậy, thì phải đánh giá cho đúng sức chống chịu của nền kinh tế, sức chống chịu của ngân sách, sức chống chịu của DN và cả của người dân để có những phương án, kịch bản phù hợp. Chúng ta đã chống dịch tốt. Nhưng thử thách chính yếu dường như vẫn đang ở phía trước trong khi sức lực đã có phần hao tổn.

Hiện tại, DN gặp khó vì đứt gãy cả cung và cầu, giải pháp tiền tệ chỉ giải quyết tình thế bức bách, chứ không giải quyết các vấn đề về sản xuất, kinh doanh của DN. Câu hỏi phải trả lời là nếu DN không hoạt động, thì sức chống chịu được bao lâu, 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm, để từ đó có sự hỗ trợ. Nhưng chính lúc này cũng phải xem đến sức chống chịu của ngân sách. Ngân sách cho hoãn được đến bao lâu, có thể cho miễn được không? Nếu miễn thì sẽ có cách nào để bù lại, vì còn có những khoản cần chi tiêu khác.

Đây là lúc ngân sách nhà nước phải chi để “nuôi” cả nền kinh tế. Nhưng ngân sách đang rất yếu. Trước khi dịch bệnh bùng lên thì cũng đã “chịu đau” để bảo vệ xã hội khi cả nước thực hiện lệnh cấm uống rượu khi lái xe khiến nguồn thu từ sản xuất, tiêu thụ rượu bia giảm nhiều. Hiện ngân sách cũng đang và sẽ phải chi những khoản mang tính “quyết tử” như các khoản chi chống dịch… Trong bối cảnh nguồn thu giảm mạnh do DN khó khăn, Chính phủ lại đang thực hiện các giải pháp giãn thuế nên chưa có nguồn thu vào, nhưng các khoản chi chống dịch thì không thể dừng lại được. Chưa kể ngân sách cũng còn phải chi để chống hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long… Như vậy ngân sách sẽ còn khó khăn ít nhất là cho đến cuối năm khi các khoản giãn thuế được nộp trở lại.

Trong khi đó, có những tình thế không thể kiểm soát được, khó đoán và bất định như chưa biết bao giờ thế giới hết dịch. Trước những khó khăn đó, phải lường tính mọi việc, tìm ra giải pháp đúng. Các chính sách lúc này phải nương theo xu hướng thế giới, khu vực và cả trong nước để tính toán từng bước... Chính phủ đang hành động theo cách đó, đang chứng minh khá thuyết phục năng lực điều hành vĩ mô trong trận chiến chống Covid-19.

Nói về tái thiết nền kinh tế, phục hồi tăng trưởng sau đại dịch, tôi muốn nhắc đến lý thuyết chi tiêu nghịch chu kỳ: Khi nền kinh tế tốt, chi tiêu công ít, dành đất cho khu vực tư nhân. Khi nền kinh tế yếu, khu vực tư nhân khó khăn, thì ngân sách phải chi ra, đầu tư công phải trở thành động lực. 700.000 tỷ đồng tiền ngân sách dành cho đầu tư công năm nay sẽ “nuôi” cả nền kinh tế. Dòng tiền này bơm ra từ đầu tư công sẽ tạo nguồn cung - cầu cho hoạt động của các DN, trong đó có khu vực DN tư nhân.

Nhưng vấn đề là đầu tư công đang rất trì trệ và khả năng sẽ còn trì trệ nếu không vượt qua những quy định đang cài răng lược, cản trở nhau hiện nay. Không phải vì có Covid-19, chúng ta mới nói đến yêu cầu này, mà vì nó, chúng ta càng thấy rõ nếu không thay đổi, thì cách làm cũ đang giết chết nền kinh tế.

Lúc này cả nền kinh tế đang ở tình trạng không bình thường thì cũng cần đến những biện pháp không bình thường để thúc đầu tư công. Theo đó phải có những giải pháp theo kiểu cắt bỏ quá khứ, bỏ các quy định hành chính để các dự án hạ tầng, kết nối đã có vốn, chỉ đợi thủ tục là có thể triển khai được ngay. Tất nhiên, bỏ qua những quy trình, nguyên tắc cũ không có nghĩa là vô nguyên tắc, mà phải đưa quy trình, thủ tục khác để phê duyệt, phải đơn giản, rõ ràng và tính chịu trách nhiệm cao hơn. Đầu tư công cũng cần mở cửa cho khu vực tư nhân tham gia.

Thủ tướng Chính phủ đã nói, đây là cơ hội để đẩy mạnh cải cách. Tôi tin đây là thông điệp quan trọng. Những điều đã nói trên chính là cải cách đấy.

ban giai phap vuc day nen kinh te
Duy trì sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp trụ được để nền kinh tế có thể vượt qua đại dịch

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Chuyên gia kinh tế:

Sự hồi phục của nền kinh tế và mô hình chữ V

ban giai phap vuc day nen kinh te
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh

Dựa trên 2 biến số cơ bản là diễn biến dịch bệnh và năng lực ứng phó, hồi phục hậu Corona của kinh tế Việt Nam có thể theo hình chữ V, U, L hoặc W (theo biểu đồ trang bên). Khi kết hợp với các phân tích lịch sử (các đợt khủng hoảng 2008-2009; 2011-2012 và 1 đợt suy thoái nhẹ 2016-2017), xác suất xảy ra cao nhất cho kinh tế Việt Nam là mô hình hồi phục hình chữ V với các điều kiện xảy ra như sau: Dịch sẽ kết thúc trong quý II; Các biện pháp kích thích kinh tế mang lại hiệu quả tốt; Cải cách thể chế diễn ra mạnh mẽ trong năm 2020; Kinh tế thế giới hồi phục nhanh sau dịch.

Lý do để nhận định như vậy vì một mặt, xác suất dịch bệnh kết thúc trong mùa hè là tương đối cao. Trên thực tế, các dịch cúm trước đây cũng thường kết thúc vào mùa hè. Mặt khác, Chính phủ đang cho thấy quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng với các giải pháp hợp lý (thúc đẩy đầu tư công; hỗ trợ DN, người lao động; hỗ trợ người yếu thế…). Ngoài ra từ phía khách quan, năng lực kích thích kinh tế mạnh mẽ của Mỹ, các nước Tây Âu và Trung Quốc sẽ giúp kinh tế thế giới hồi phục nhanh sau dịch.

Dù xác suất mô hình chữ V là cao nhất nhưng không hẳn nổi trội so với các mô hình khác, có thể đặt xác suất theo thứ tự là 35-25-25-15 cho mô hình V, U, L và W. Sự hồi phục thậm chí cũng không hoàn toàn giống bất cứ mô hình nào trong 4 mô hình này do dịch bệnh rất khó nói trước và sức khỏe hệ thống ngân hàng thế giới cũng chưa được đánh giá cụ thể. Và ngay cả khi dịch kết thúc đúng dự báo thì những nhân tố khác như bầu cử, tranh chấp thương mại, thay đổi chiến lược đầu tư FDI… cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.

Theo mô hình chữ V, kinh tế Việt Nam và thế giới sẽ xuống đáy trong quý II với mức suy giảm cực lớn vì độ cộng hưởng toàn cầu. Nhưng khi dịch bệnh được kiểm soát trong mùa hè và các biện pháp kích thích kinh tế mang lại hiệu quả, tăng trưởng sẽ hồi phục trong quý III và nhanh hơn trong quý IV. Sang nửa đầu năm 2021, tăng trưởng sẽ rất cao do nền thấp cùng kỳ 2020. Từ nửa cuối 2021, tăng trưởng sẽ trở lại quỹ đạo ổn định.

Từ số liệu đóng góp và tăng trưởng của các ngành trong quý I có thể thấy, 6 ngành lớn nhất trong GDP (chiếm 57% GDP, bao gồm: công nghiệp chế biến chế tạo; nông nghiệp; bán buôn bán lẻ; xây dựng; tài chính - ngân hàng, bảo hiểm; khai khoáng) sẽ giảm tốc mạnh hoặc tăng trưởng âm trong quý II/2020. Tuy nhiên, điểm tích cực là nếu so với giai đoạn khủng hoảng 2009 và 2012, Việt Nam đang có nhiều lợi thế hơn. Ba điểm thuận lợi nổi lên là: Dư địa tài khóa và tiền tệ tốt hơn (hay nói nôm na là chúng ta đang “rủng rỉnh tiền bạc” hơn và tăng trưởng kinh tế của thế giới cũng như Việt Nam đều đang trên đà tốt trước khi nổ ra dịch bệnh); lạm phát đang thấp và chắc chắn cả năm 2020 sẽ tăng thấp; động lực tăng trưởng đã chuyển sang khu vực FDI và tư nhân.

Thuận lợi lớn nhưng khó khăn cũng nhiều hơn so với trước đây. Trong đó, khó khăn lớn nhất là độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn, tức là những cú sốc từ bên ngoài sẽ có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với trước đây. Nói cách khác, việc ứng phó với dịch bệnh trong năm 2020 sẽ rất khác với đợt khủng hoảng 2008-2009 (sau đó hồi phục hình chữ V); khủng hoảng 2011-2012 (sau đó hồi phục hình chữ L) và 1 đợt suy thoái nhẹ 2016-2017 (sau đó hồi phục hình chữ W). Vì vậy, trong mô hình dự báo hậu Corona, những nguyên nhân/điều kiện khách quan và chủ quan đều phải được tính đến.

Câu hỏi là làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng khi dịch bệnh tiếp tục hoành hành, nền kinh tế phải chấp nhận “sống chung với dịch bệnh”?. Trong quý II năm nay, dù có làm gì cũng không thể kéo được tăng trưởng. Nhưng những gì làm được trong quý II sẽ giúp hồi phục nhanh hơn trong nửa cuối năm và tăng tốc những năm tiếp theo.

Những việc có thể làm và cần làm: Thúc đẩy đầu tư công, tập trung vào các dự án hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa cao, nhất là trong khu vực phía Nam; Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý các ngân hàng yếu kém để chặn đua lãi suất, đây là tiền đề cho giảm lãi suất một cách lâu dài; Phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ các tập đoàn tư nhân có sức cạnh tranh mạnh, tạo dựng 30 “con sếu lớn” làm đầu tàu kéo tăng trưởng; Sửa đổi Luật Đất đai, dỡ bỏ hạn điền, giải phóng hoàn toàn ngành nông nghiệp; Bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong nước, trong khi có các giải pháp giảm nhập siêu…

ban giai phap vuc day nen kinh te

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký VASEP:

Để doanh nghiệp hồi phục nhanh từ trong dịch bệnh

ban giai phap vuc day nen kinh te
Ông Nguyễn Hoài Nam

Diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên thế giới còn đang rất phức tạp và di chứng của đại dịch là nặng nề và lâu dài. Dự báo trong vài tháng tới, xuất khẩu chắc chắn tiếp tục bị tác động giảm. DN chưa thể thoát khỏi tình trạng bị sụt giảm, hoãn/hủy đơn hàng, vận tải hàng hóa khó khăn, việc thanh toán cũng không thuận lợi. Sẽ có không ít DN nhất là những DN nhỏ khó trụ vững.

Đến nay, tỷ lệ các đơn hàng của các DN chế biến xuất khẩu thủy sản vẫn được giao theo hợp đồng đã ký chỉ chiếm 30-50%. Tỷ lệ đơn hàng bị hoãn, dừng hoặc hủy khá cao, lên tới 20%, 30% thậm chí tới 40%, Việc ký kết các đơn hàng mới cũng rất khó khăn, nhiều DN gần như không có các đơn hàng mới trong quý II, III/2020.

Dù ngay từ tháng 3 Chính phủ đã khẩn trương đưa ra giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh và những gói hỗ trợ chưa có trong tiền lệ. Nhưng đến nay, có những chính sách DN chưa “hưởng” được, có những chính sách được thực hiện không đồng đều.

Theo phản ánh, rất nhiều DN không “hưởng được” chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất vì không thể đạt được tiêu chí 50% số lao động nghỉ việc. Cũng không có tiêu chí rõ ràng để xác định thiệt hại 50% tổng số giá trị tài sản do dịch bệnh. Hơn nữa, nếu 50% lao động nghỉ việc hoặc thiệt hại 50% tổng số giá trị tài sản thì DN đã “chết lâm sàng”, đã cận kề phá sản. Với chính sách gia hạn thời gian nộp thuế thì nhiều DN hoặc đã nộp thuế trước khi chính sách được ban hành hoặc một số DN không phát sinh nộp thuế trong giai đoạn này...

Bởi vậy để phục hồi được sản xuất và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phục hồi nhanh, DN kiến nghị được miễn nộp kinh phí công đoàn năm 2020, dừng việc đóng BHXH đến cuối năm 2020 và không tính lãi chậm nộp; dùng tiền kết dư của Quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động, 50% còn lại DN tự lo, dùng quỹ này cho DN vay không lấy lãi để chi trả các chi phí cho người lao động. DN cũng mong Chính phủ đề nghị Quốc hội thông qua việc giảm tỷ lệ đóng của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp 1% xuống 0,5% và tạm dừng đóng quỹ hưu trí tử tuất theo số nhân viên bị ngừng việc thực tế.

Về lương của người lao động, đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép các DN được lựa chọn 1 trong 2 giải pháp: người lao động chấp nhận mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do hai bên thỏa thuận; hoặc áp dụng ngay Điều 99 của Bộ luật Lao động 2019: Trong trường hợp ngừng việc do dịch bệnh, thì 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, từ ngày 15 trở đi theo mức lương do 2 bên thỏa thuận.

Với chính sách tiền tệ, hiện kho lạnh trữ hàng là một mắt xích quan trọng và có tính chiến lược đối với các chuỗi sản xuất tiêu thụ nông - thuỷ sản. Tuy nhiên đang thiếu trầm trọng kho lạnh khiến các DN không thể thu mua được hơn nguồn nguyên liệu tôm, cá mà bà con nông - ngư dân sản xuất ra, cũng như khó có thể tạo ra được nguồn hàng lớn chủ động khi thế giới có nhu cầu lớn trở lại. Vì vậy đề nghị ngành Ngân hàng cho vay hỗ trợ lãi suất 0% trong 2 năm đầu và giảm lãi suất 50% trong 4 năm tiếp theo đối với các khoản cho vay dài hạn để đầu tư xây dựng kho lạnh trữ hàng lớn với các kho lạnh có công suất tối thiểu là 5.000 pallet trở lên.

Ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham):

Sẵn sàng để khai thác tốt các lợi ích từ EVFTA

ban giai phap vuc day nen kinh te
Ông Nguyễn Hải Minh

Khi EVFTA và EVIPA có hiệu lực chắc chắn đầu tư và thương mại giữa EU và Việt Nam sau sẽ tăng lên. Không chỉ kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tăng, mà đầu tư nước ngoài từ châu Âu và đầu tư từ các nước thứ ba vào Việt Nam để tận dụng lợi thế về thuế suất cũng sẽ tăng lên. Đặc biệt, dịch Covid-19 hiện nay cũng góp phần đẩy nhanh mức độ dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Một trong những ý nghĩa quan trọng là EVFTA giúp cho các DN Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị do các DN châu Âu đang dẫn dắt. Về mặt logic là như vậy. Nhưng để tham gia vào chuỗi thì không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai có thể diễn ra ngay được mà sẽ diễn ra dần dần. Tức là sẽ phải mất một thời gian nữa để thúc đẩy. Còn việc đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch Covid-19 gây ra hiện nay, theo tôi, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ rất nhanh chóng được khôi phục trong thời gian tới khi các thị trường sớm mở cửa trở lại. Nên đây sẽ không phải là vấn đề lớn, dù sức cầu giảm có thể sẽ kéo dài hơn.

Nhìn vào báo cáo Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) quý I/2020 của EuroCham công bố gần đây, mức 26 điểm mà báo cáo ghi nhận là mức thấp nhất từ trước đến nay và phản ánh mức độ khá tiêu cực. Thế nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do quan ngại vì đại dịch Covid-19. Còn khi nhìn sâu vào các vấn đề và câu hỏi khảo sát cụ thể, các DN châu Âu cho biết họ vẫn cố gắng trụ vững được, cả về mặt dòng tiền, thanh khoản hay nỗ lực giữ được người lao động.

Điều đó cho thấy, mặc dù các DN chắc chắn chịu nhiều áp lực về mặt kinh doanh, bị thiệt hại và ảnh hưởng lớn liên quan đến thị trường do tác động của Covid-19 thế nhưng họ vẫn kỳ vọng triển vọng kinh doanh sẽ tích cực trong thời gian tới. Do đó, nếu các cải cách hành chính tiếp tục được thúc đẩy tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, linh hoạt và cởi mở hơn thì Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục thu hút được đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các DN châu Âu, tiếp tục giúp tạo ra sức bật và đột phá trong mở rộng đầu tư hay đầu tư mới.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang còn rất nhiều vấn đề khiến chi phí logistics rất cao. Đây là yếu tố mà Việt Nam cần tập trung cải thiện. Quy hoạch và triển khai quy hoạch về giao thông, về hạ tầng kho bãi… vì vậy cần được thúc đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thời gian tới.

Ngoài ra, một vấn đề mà EuroCham chúng tôi cho rằng đóng vai trò quan trọng không kém là khả năng đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi cần hình dung trong thời gian tới, khi các DN châu Âu đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam nhiều hơn và họ sản xuất dựa rất nhiều vào các dây chuyền công nghệ cao nên sẽ rất cần nguồn lao động có kỹ năng cao và lành nghề. Chính vì vậy mà EuroCham đề xuất cần tăng cao hợp tác công tư trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề; cần có cơ chế ưu đãi hơn cho các DN để họ đầu tư tham gia cùng Nhà nước trong các hoạt động đào tạo nghề này.

PV
Nguồn:

Các tin khác

Cẩn trọng trước áp lực lạm phát gia tăng

Cẩn trọng trước áp lực lạm phát gia tăng

Nhu cầu tiêu dùng tăng dịp cuối năm, thị trường xăng dầu còn nhiều bất định vì phụ thuộc diễn biến kinh tế - chính trị trên thế giới, giá điện bình quân vừa tăng thêm 4,5%... là những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng cuối năm. Theo các chuyên gia, tuy lạm phát năm nay vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng các yếu tố trên có thể làm gia tăng áp lực lạm phát trong năm tới.
Chính sách tiền tệ đã quá sức, cần tập trung đẩy mạnh chính sách tài khóa

Chính sách tiền tệ đã quá sức, cần tập trung đẩy mạnh chính sách tài khóa

Lúc này đáng lẽ cần nhấn mạnh hơn chính sách tài khoá nhưng lại đang tập trung quá nhiều đến chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ đã quá sức rồi.
Đưa Quỹ Phát triển DNNVV thành “bà đỡ” của doanh nghiệp

Đưa Quỹ Phát triển DNNVV thành “bà đỡ” của doanh nghiệp

Nhờ nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ DNNVV, nhiều dự án, phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV được cấp vốn, góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp.
Phục hồi tổng cầu: Đầu tư công sẽ là điểm nhấn

Phục hồi tổng cầu: Đầu tư công sẽ là điểm nhấn

Đầu tư công sẽ là điểm nhấn cần tập trung nâng cao chất lượng và quy mô, nhưng với nguyên tắc là không dàn trải mà phải tập trung vào khu vực có tính lan tỏa lớn như cơ sở hạ tầng, giáo dục, khoa học, công nghệ
Đẩy mạnh cho vay tín chấp, nhưng không chủ quan

Đẩy mạnh cho vay tín chấp, nhưng không chủ quan

Việc ngân hàng cấp hạn mức cho vay tín chấp đang phụ thuộc vào khả năng giám sát dòng tiền của từng doanh nghiệp, uy tín, thương hiệu, thông tin về lịch sử trả nợ, phương án kinh doanh… của doanh nghiệp.
NHNN ba lần giảm lãi suất: "Chủ động trong thận trọng"

NHNN ba lần giảm lãi suất: "Chủ động trong thận trọng"

Khi tín hiệu của NHNN phát đi, các NHTM sẽ giảm lãi suất huy động, qua đó hạ lãi suất cho vay trong nền kinh tế
Biến thách thức thành cơ hội

Biến thách thức thành cơ hội

Trong trung hạn, cơ chế xử lý ngân hàng yếu kém cần được tăng cường để giúp củng cố sự ổn định tài chính.
Hành động mạnh mẽ và quyết đoán hơn nữa

Hành động mạnh mẽ và quyết đoán hơn nữa

NHNN cho đến nay đã điều hành linh hoạt các CSTT và tỷ giá để vượt qua các cơn gió ngược bên ngoài và trong nước
Tín dụng: Tăng trưởng song hành cùng chất lượng

Tín dụng: Tăng trưởng song hành cùng chất lượng

Việc NHNN kiên định với mục tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh áp lực lạm phát đang rất lớn
Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Duy trì hoạt động hệ thống ATM, các ngân hàng phải chịu rất nhiều chi phí
Hiện thực hóa quyết tâm để kinh tế phục hồi

Hiện thực hóa quyết tâm để kinh tế phục hồi

Chương trình phục hồi cần triển khai nhanh hơn.
Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Việc triển khai ứng dụng công nghệ AI đang được xem là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm phát hiện và giải quyết các gian lận
Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Điều hành chính sách tiền tệ là một trong những điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế năm 2021
Nới room ngoại: Cân nhắc tính hiệu quả và an toàn

Nới room ngoại: Cân nhắc tính hiệu quả và an toàn

Việc nghiên cứu nới room ngoại cần rất thận trọng
Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Năm 2022 dường như mọi điều khó khăn nhất đã qua đi đối với nền kinh tế nói chung, ngành Ngân hàng nói riêng
Xem thêm
Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/7/2024.
Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo thông báo của Ban tổ chức Lễ tang, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày 25/7/2024 sẽ đến 22h. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người thành kính, trật tự xếp hàng dài hàng tới cả cây số, chờ đợi đến lượt vào viếng Tổng Bí thư.
Xúc động những dòng sổ tang của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân

Xúc động những dòng sổ tang của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân

Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), cùng thời gian này tại Hội trường Thống nhất (TP Hồ Chí Minh) và quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.
Ngành Ngân hàng đã tiên phong triển khai tốt Đề án 06

Ngành Ngân hàng đã tiên phong triển khai tốt Đề án 06

Sáng 23/7, tại Hà Nội, NHNN tổ chức Hội nghị sơ kết triển khai Đề án số 06/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNNVN giữa Bộ Công an và NHNN Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN và đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
thuc day thuc hanh esg trong nganh ngan hang

Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng” với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành; các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng...
nganh ngan hang no luc hoan thanh muc tieu de ra cua nam 2024

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2024

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
thong doc nhnn tiep chu tich ngan hang aiib

Thống đốc NHNN tiếp Chủ tịch ngân hàng AIIB

Chiều 15/7/2024, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã có cuộc gặp mặt và làm việc với Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch AIIB tại Việt Nam từ ngày 15- 19/7.
no luc ho tro khach hang xac thuc sinh trac hoc

Nỗ lực hỗ trợ khách hàng xác thực sinh trắc học

Từ ngày 1/7/2024, theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, người dân muốn thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng đều bắt buộc phải xác thực sinh trắc học khuôn mặt. Nhiều ngân hàng đã thông báo làm việc xuyên thứ Bảy, Chủ nhật để thu thập sinh trắc học tại quầy giao dịch, nỗ lực hỗ trợ khách hàng.
xac thuc sinh trac hoc giup bao dam an toan giao dich ngan chan lua dao

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo
xac thuc sinh trac hoc sau 17 co gi khac

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?
dam bao an toan ve thanh toan khong dung tien mat

Đảm bảo an toàn về thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 21/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội nghị.
huong toi nen kinh te xanh

Hướng tới nền kinh tế xanh

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là hướng đi tất yếu của các quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Ngành ngân hàng, doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh.
than trong khi tham gia giao dich vang

Thận trọng khi tham gia giao dịch vàng

Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và chỉ đạo điều hành quản lý, giám sát thị trường vàng trong thời gian tới, NHNN khuyến cáo người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.
chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024 mo rong ket noi va phat trien he sinh thai so

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Ngày 8/5/2024, tại Hà Nội, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”. Tham dự sự kiện có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
thong doc nhnn viet nam nguyen thi hong phat bieu tai su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/5/2024, tại Hà Nội diễn ra sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đã phát biểu khai mạc.
“Kim chỉ nam” cho tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

“Kim chỉ nam” cho tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ở Quảng Ngãi đã tích cực vào cuộc, phát huy tốt vai trò trách nhiệm, quan tâm chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện các chính sách tín dụng xã hội, hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn vốn nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội ở quê hương núi Ấn, sông Trà...
Nghệ An nâng cao chất lượng quỹ tín dụng nhân dân

Nghệ An nâng cao chất lượng quỹ tín dụng nhân dân

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân ở Nghệ An vẫn tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của kênh dẫn vốn “gần dân, sát dân”, tương trợ trong cộng đồng thành viên, hỗ trợ vốn kịp thời cho các thành viên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tạo việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương...
Quảng Nam phát huy nguồn lực tín dụng chính sách

Quảng Nam phát huy nguồn lực tín dụng chính sách

Thời gian gần đây, nguồn lực từ tín dụng chính sách ở Quảng Nam đã và đang giúp người dân địa phương vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống…
VPBank ký kết hợp tác chiến lược với hãng xe điện BYD

VPBank ký kết hợp tác chiến lược với hãng xe điện BYD

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa chính thức ký kết hợp tác cùng hãng xe điện BYD nhằm cung cấp giải pháp tài chính ưu việt cho khách hàng mua xe điện BYD trên toàn quốc.
Điểm danh loạt quyền lợi miễn chê dành cho chủ xe VF 8 Lux đặt cọc sớm

Điểm danh loạt quyền lợi miễn chê dành cho chủ xe VF 8 Lux đặt cọc sớm

Nhiều khách hàng của VinFast đã không ngần ngại xuống tiền đặt cọc VF 8 Lux để vừa sớm được tận hưởng những trải nghiệm thăng hạng đẳng cấp, vừa nhận ưu đãi lên tới cả trăm triệu đồng và cơ hội rinh về biệt thự trị giá hơn chục tỷ đồng.
Đích đến an cư lý tưởng cho gia đình đa thế hệ tại trung tâm TP. Đông Hà

Đích đến an cư lý tưởng cho gia đình đa thế hệ tại trung tâm TP. Đông Hà

Cư dân Vincom Shophouse Royal Park (TP. Đông Hà) được sở hữu chất sống kép, vừa thư thái, an yên đúng chuẩn resort, lại vừa sôi động, tiện nghi nhờ loạt tiện ích đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Quảng Trị.
Siêu phẩm Hoàng Gia trên đảo Vũ Yên chính thức ra mắt

Siêu phẩm Hoàng Gia trên đảo Vũ Yên chính thức ra mắt

Ngay sau khi ra mắt, 315 căn biệt thự, dinh thự tại phân khu Hoàng Gia (Vinhomes Royal Island) trên đảo Vũ Yên, Hải Phòng đã nhanh chóng tìm thấy chủ. Sở hữu những lợi thế độc tôn: đắc địa trong vị trí, khoáng đạt trong cảnh quan, sang trọng trong kiến trúc, phân khu Hoàng Gia không chỉ là tài sản mang tiềm năng tăng giá bền vững mà còn là niềm kiêu hãnh của các chủ nhân danh giá.
VPBank mở rộng chấp nhận thanh toán thẻ UnionPay trên cổng thanh toán EcomPay

VPBank mở rộng chấp nhận thanh toán thẻ UnionPay trên cổng thanh toán EcomPay

Từ tháng 7 năm nay, khách hàng sở hữu thẻ UnionPay đã có thể thanh toán dễ dàng tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng cổng thanh toán EcomPay của VPBank tại thị trường Việt Nam. UnionPay là tổ chức phát hành thẻ lớn nhất tại đất nước 1,4 tỷ dân - Trung Quốc.
Thận trọng phòng tránh rủi ro lừa đảo khi thanh toán

Thận trọng phòng tránh rủi ro lừa đảo khi thanh toán

Bằng việc tận dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI) và nhiều công nghệ mới nổi khác, các hành vi lừa đảo đang trở nên cực kỳ tinh vi.
Gửi tiết kiệm trên Sacombank Pay được tặng lãi suất lên đến 0,7%/năm

Gửi tiết kiệm trên Sacombank Pay được tặng lãi suất lên đến 0,7%/năm

Sacombank lại tiếp tục tặng thêm lãi suất cho khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn trực tuyến. Theo đó, khách hàng cá nhân khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên Sacombank Pay sẽ được hưởng lãi suất cao hơn tại quầy từ 0,2 – 0,7%/năm. Trước đó, mức tặng mà Sacombank áp dụng là 0,2% - 0,4%/năm.
BAOVIET Bank giữ vững tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh hợp lực trong hệ sinh thái Bảo Việt

BAOVIET Bank giữ vững tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh hợp lực trong hệ sinh thái Bảo Việt

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tích cực, trong đó tổng tài sản và quy mô tín dụng tăng, chất lượng tín dụng liên tục được cải thiện.
Nhận diện và phòng chống lừa đảo trên không gian mạng

Nhận diện và phòng chống lừa đảo trên không gian mạng

Thời gian gần đây liên tục xuất hiện những thủ đoạn lừa đảo, mạo danh nhân viên, thương hiệu các tổ chức tín dụng uy tín ở Việt Nam nhằm đánh cắp thông tin người dùng, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao. Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội.
Ngân hàng Daegu - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thay đổi tên gọi

Ngân hàng Daegu - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thay đổi tên gọi

Ngân hàng số Cake nhận giải thưởng Ngân hàng AI tốt nhất của The Asian Banker

Ngân hàng số Cake nhận giải thưởng Ngân hàng AI tốt nhất của The Asian Banker

Ngân hàng số Cake by VPBank vừa được The Asian Banker trao tặng giải thưởng Best AI Technology Implementation (tạm dịch: Ngân hàng AI tốt nhất) trong hệ thống giải thưởng uy tín của tổ chức này, hôm 18/7 tại Hà Nội.
OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải giữ chức vụ Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải giữ chức vụ Tổng Giám đốc

Tập trung chiến lược ngân hàng “xanh” vừa giúp tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và cũng đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Phiên bản di động