Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Nới room ngoại: Cân nhắc tính hiệu quả và an toàn

Minh Khuê thực hiện
Minh Khuê thực hiện  - 
Lĩnh vực tài chính - ngân hàng khá nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ thôi cũng có thể dẫn tới thay đổi rất lớn. Chính vì thế việc nghiên cứu nới room ngoại cần rất thận trọng.
aa
noi room ngoai can nhac tinh hieu qua va an toan Nới “room” ngoại: Cần thiết nhưng phải tính toán kỹ
noi room ngoai can nhac tinh hieu qua va an toan Đặt lại bài toán nới room ngoại tại ngân hàng thương mại
noi room ngoai can nhac tinh hieu qua va an toan Nới room ngoại cho ngân hàng: Cân đối thời điểm và liều lượng phù hợp
noi room ngoai can nhac tinh hieu qua va an toan
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

Câu chuyện room ngoại gần đây được đề cập nhiều hơn khi nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính - ngân hàng nói riêng hội nhập sâu rộng; yêu cầu nâng cao nguồn vốn, năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động hệ thống ngân hàng ngày càng được chú trọng. Thời báo Ngân hàng đã có trao đổi với PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia tài chính xung quanh vấn đề này.

Ông nhìn nhận thế nào về vai trò của vốn ngoại đối với ngân hàng hiện nay?

Rõ ràng nếu được nới room ngoại sẽ tạo ra sức hút cho các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào hệ thống ngân hàng Việt Nam, phần nào đó giúp gia tăng nội lực của các ngân hàng trong dài hạn, chia sẻ kinh nghiệm quản trị; tăng năng lực tài chính, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, nhất là dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch Covid-19.

Việc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, giúp ngân hàng đó có thể hồi phục, tái cấu trúc được cũng là chủ trương đặt ra của Chính phủ. Tại Quyết định 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng nhắc đến nội dung hoàn thiện quy định theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài với từng loại hình TCTD phù hợp với cam kết quốc tế đã ký.

Theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Việt Nam cũng có cam kết xem xét tạo thuận lợi, cho phép các nhà đầu tư ngoại nâng mức nắm giữ lên 49% vốn điều lệ trong hai NHTMCP, không phải chờ quyết định nới room chung, song cam kết này không áp dụng với 4 NHTM Nhà nước.

Như vậy, có thể nói việc nâng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài là câu chuyện sớm muộn, tất yếu sẽ diễn ra.

Ngoài vấn đề giới hạn room, theo ông ngân hàng còn gặp khó khăn gì khi tìm cổ đông chiến lược nước ngoài?

Tôi cho rằng Việt Nam là một thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa phát triển, song các nhà đầu tư nước ngoài luôn có sự thận trọng nhất định bởi phải thẳng thắn nhìn nhận là thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam vẫn cần nâng cao hơn nữa về tính minh bạch, chuẩn mực. Nếu ngân hàng không nỗ lực để cải thiện tự thân thì cũng rất khó để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, bởi kể cả có nâng tỷ lệ sở hữu mà ngân hàng không chứng minh được sự uy tín, năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị, công khai minh bạch… thì các đối tác ngoại cũng không mặn mà.

Thêm nữa, một trong những vấn đề chủ yếu các nhà đầu tư ngoại quan tâm là họ có được tham gia vào quá trình quản trị doanh nghiệp hay không. Có thể giới hạn sở hữu không quá lớn, nhưng được quyền tham gia quản trị thì khả năng cao là các ngân hàng nước ngoài đều rất muốn bước chân vào. Đây là vấn đề cần phải xem xét rất thấu đáo.

Nói như vậy thì cần cân nhắc nhiều yếu tố, thưa ông?

Lĩnh vực tài chính - ngân hàng khá nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ thôi cũng có thể dẫn tới thay đổi rất lớn. Chính vì thế việc nghiên cứu nới room ngoại cần rất thận trọng. Chúng ta đề ra ở mức độ bao nhiêu, liều lượng giới hạn sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài như thế nào cho hợp lý là cả vấn đề phải suy xét cụ thể. Nếu nới nhiều hoặc quá nhanh thì có thể dẫn tới nhiều rủi ro, tổn thương cho thị trường tài chính và bản thân các ngân hàng khi bị chi phối, phụ thuộc quá nhiều vào các nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, việc nới quá ít, quá chậm cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều tới tiến trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD, nâng cao hiệu quả quản trị cũng bị kìm chế…

Không chỉ riêng Việt Nam, mà ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống tài chính - ngân hàng là điều vô cùng quan trọng và được đặc biệt lưu tâm. Tại một số quốc gia, nhà đầu tư nước ngoài có thể không quá khó khi tham gia vào với các ngân hàng tầm trung, quy mô nhỏ, nhưng với các ngân hàng có thị phần lớn, có tầm ảnh hưởng tới kinh tế quốc dân thì không phải chuyện đơn giản. Xem xét, nghiên cứu để đưa ra một mức giới hạn tỷ lệ sở hữu phù hợp là chuyện cần thiết và phải có lộ trình, phụ thuộc vào thời gian cam kết của Việt Nam với quốc tế, khả năng cải thiện năng lực giám sát, minh bạch hoá thông tin… Khi nền kinh tế dần trở nên mạnh mẽ hơn, có thể độc lập tự chủ hơn thì hoàn toàn có thể cân nhắc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư ngoại tham gia vào các lĩnh vực trong nền kinh tế, ngoại trừ an ninh quốc phòng.

Xin cảm ơn ông!

Minh Khuê thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Đào tạo nhân lực ngành tài chính - ngân hàng theo hướng chuyển đổi số

Đào tạo nhân lực ngành tài chính - ngân hàng theo hướng chuyển đổi số

Tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực then chốt của quốc gia, tạo cơ sở “nền tảng” để đất nước vươn mình tiến vào kỷ nguyên công nghệ, chuyển đổi số. Trong đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu mới trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ luôn được Chính phủ quan tâm. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (HUB) về công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành tài chính - ngân hàng đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của đất nước.
Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Hiện nay trên thế giới, thị trường tài sản mã hóa đang phát triển mạnh, trong khi nhu cầu sở hữu tài sản mã hoá tại Việt Nam cũng rất lớn. Tuy nhiên, để thị trường phát triển lành mạnh và có thể trở thành kênh thu hút đầu tư cần có hành lang pháp lý minh bạch và tầm nhìn dài hạn. Xung quanh vấn đề này, Thời báo Ngân hàng đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Huy Vũ, CEO/Co-founder Kyber Network.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Việc Chính phủ trình Quốc hội thông qua Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới.
Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, đạt hơn 900 triệu USD/phiên trong tháng 4 và 5/2025, nhưng VN-Index chưa vượt mốc 1.300 điểm do bất định vĩ mô. Trong bối cảnh đó, ông Phạm Lê Duy Nhân, Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) đã phân tích cơ hội từ cổ phiếu chiết khấu sâu và đề xuất chiến lược đầu tư dài hạn, đa dạng hóa danh mục để vượt qua biến động.
Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, nhưng VN-Index vẫn giậm chân quanh mốc 1.300 điểm. Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho rằng thực trạng này có nguyên nhân từ bất định vĩ mô và tâm lý thận trọng, đồng thời đề xuất chiến lược đầu tư cần tập trung vào cổ phiếu lớn và kỳ vọng dài hạn từ nâng hạng thị trường.
Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội chiều nay (12/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày kế hoạch xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với lộ trình đột phá, mô hình này hứa hẹn nâng tầm vị thế kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức phức tạp về pháp lý, giám sát và rủi ro tài chính.
Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Hoàn thiện các chính sách thuế, phí, lệ phí theo hướng bảo đảm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, giảm thuế suất là một trong những nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Về vấn này, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã có những chia sẻ với báo chí.
Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Nghị quyết 68 có yêu cầu xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026; đồng thời, mở rộng cơ sở tính thuế, nhất là thu thuế điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Đây được xem là nhiệm vụ lớn, tác động đến hơn 30% nguồn đóng góp vào GDP. Về vấn đề này, ông Mai Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế đã có những thông tin chia sẻ với báo chí.
Chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Không biết các bạn có cảm giác giống tôi không, dường như những “sự kiện thiên nga đen” đang diễn ra thường xuyên hơn trên toàn cầu?
Khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt hóa “kỳ lân”

Khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt hóa “kỳ lân”

Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ đã nhanh chóng cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 03/NQ-CP với trọng tâm hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp, sáng tạo. Đây là một “trụ cột” để Việt Nam chuyển mình trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch kiêm đồng sáng lập Tập đoàn Công nghệ Tài chính MoMo về khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt phát triển vươn tầm thế giới.