Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Bộ Công an thông tin về kết quả xử lý các vụ việc sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Phan Hà
Phan Hà  - 
Thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc liên quan đến sản xuất, buôn bán sữa giả, thuốc giả và thực phẩm chức năng giả đã bị lực lượng công an triệt phá, khiến dư luận xã hội không khỏi hoang mang và phẫn nộ.
aa
Các loại sữa giả được bán và quảng cáo công khai trên thị trường
Các loại sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả được bán và quảng cáo công khai trên thị trường

Ngày 6/5, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an, đã công bố nhiều thông tin đáng chú ý liên quan đến tiến độ điều tra các vụ án lớn về hàng giả, đặc biệt là vụ sữa bột giả gây rúng động dư luận.

Theo đó, trong vụ án sữa giả, đến ngày 29/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 15 đối tượng về các tội danh: sản xuất, buôn bán hàng giả; vi phạm quy định kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đưa và môi giới hối lộ. Đường dây này hoạt động tinh vi, lập 9 công ty “vỏ bọc”, lợi dụng quảng cáo của người nổi tiếng để tung sản phẩm ra thị trường. Cơ quan chức năng đã thu giữ hơn 26.000 hộp sữa, 84 loại sản phẩm sữa bột, nhiều trong số đó được tiêu thụ qua các kênh thương mại điện tử khiến việc phát hiện, ngăn chặn gặp nhiều khó khăn.

Cũng trong tháng 4, lực lượng công an tại Thanh Hóa đã triệt phá một đường dây sản xuất thuốc giả hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Đến ngày 29/4, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố 14 bị can về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh. Qua khám xét 6 địa điểm, cơ quan chức năng thu giữ gần 10 tấn thuốc giả gồm 21 loại, chủ yếu là thuốc tân dược và điều trị xương khớp.

Đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc liên quan đến Công ty TNHH Công nghệ Herbitech bị phát hiện sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả như sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2, vốn được quảng cáo là hàng nhập khẩu, dành cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Ngày 28/4, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can gồm Giám đốc Phạm Vũ Khiêm và các cán bộ kế toán công ty. Nhóm này bị cáo buộc lập hai hệ thống sổ sách kế toán nhằm trốn thuế, che giấu doanh thu thật và đã để ngoài sổ sách hơn 121 tỷ đồng, gây thất thu ngân sách trên 10 tỷ đồng.

Rà soát, quản lý, kiểm tra, hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất, phân phối, kinh doanh sữa chế biến
Kiểm tra, hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất, phân phối, kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng

Theo Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, việc phát hiện các vụ việc nói trên là kết quả của các biện pháp nghiệp vụ được triển khai kỹ lưỡng. Những vụ án này phơi bày lỗ hổng trong công tác quản lý, đặc biệt là cơ chế tự công bố sản phẩm đang tồn tại nhiều bất cập.

Trước thực trạng đáng báo động này, Chính phủ đã có những chỉ đạo rất quyết liệt. Trong vòng chưa đầy một tháng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hai lần ký công điện chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng sản xuất, buôn bán sữa, thuốc và thực phẩm chức năng giả (Công điện 40/CĐ-TTg ngày 17/4 và Công điện 55/CĐ-TTg ngày 2/5). Các công điện nhấn mạnh yêu cầu các bộ, ngành, địa phương vào cuộc mạnh mẽ, xử lý dứt điểm các đường dây tội phạm liên quan.

Không chỉ dừng lại ở khâu điều tra và xử lý hình sự, các cơ quan chức năng còn được yêu cầu tăng cường hậu kiểm, kiểm tra định kỳ và đột xuất với các cơ sở kinh doanh. Việc kiểm tra không chỉ dựa trên giấy tờ mà còn cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật, lấy mẫu, giám định bằng thiết bị chuyên dụng để xác minh chất lượng hàng hóa.

Những vụ việc được công bố cho thấy mức độ tinh vi, quy mô lớn và hậu quả nặng nề của việc sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng. Đây là hành vi không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn trực tiếp đe dọa sức khỏe cộng đồng và làm tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin vào hệ thống y tế, kinh tế.

Trong thời gian tới, công tác đấu tranh với các hành vi làm hàng giả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục được Bộ Công an và các ngành chức năng đẩy mạnh. Đồng thời, cần sớm rà soát, hoàn thiện cơ chế giám sát, cấp phép sản phẩm y tế và thực phẩm để bịt kín các lỗ hổng pháp lý, ngăn chặn vi phạm ngay từ gốc.

Bên cạnh nỗ lực của các cơ quan chức năng, vai trò của người tiêu dùng cũng rất quan trọng trong việc ngăn chặn hàng giả. Người dân cần trang bị kiến thức để nhận biết sản phẩm thật - giả, chỉ mua hàng tại địa chỉ uy tín, kiểm tra kỹ bao bì, tem chống hàng giả, hạn sử dụng và mã vạch sản phẩm.

Phan Hà

Tin liên quan

Tin khác

Tấn công mạng tự động leo thang kỷ lục nhờ AI

Tấn công mạng tự động leo thang kỷ lục nhờ AI

Báo cáo toàn cảnh các mối đe dọa an ninh mạng toàn cầu năm 2025 của FortiGuard Labs nhấn mạnh sự bùng nổ của tội phạm mạng dưới dạng dịch vụ trên darknet, khiến việc kinh doanh các thông tin xác thực, quyền khai thác và truy cập đang ngày càng phổ biến hơn.
Phát hiện 1.330 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 4

Phát hiện 1.330 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 4

Theo thông tin từ Cục Hải quan, trong tháng 4/2025, số vụ buôn lậu, gian lận thương mại bị phát hiện, bắt giữ và xử lý là 1.330 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính đạt 1.867 tỷ đồng; giảm 73 vụ (giảm 5,2%).
Cẩn trọng trước bẫy đơn hàng 0 đồng và chuyển khoản nhầm

Cẩn trọng trước bẫy đơn hàng 0 đồng và chuyển khoản nhầm

Dù đã có sự cảnh báo từ các cơ quan chức năng nhưng vẫn còn không ít người đã trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo. Đặc biệt, khi quy mô và kịch bản mà kẻ xấu dàn dựng rất bài bản và chi tiết khiến nạn nhân nhanh chóng mắc bẫy.
TP. Hồ Chí Minh tạm giữ trên 330.000 sản phẩm thực phẩm không rõ xuất xứ

TP. Hồ Chí Minh tạm giữ trên 330.000 sản phẩm thực phẩm không rõ xuất xứ

Ngày 24/4, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm 2024 và quý I/2025, Chi cục đã tiến hành kiểm tra, xử lý 590 vụ vi phạm liên quan đến thực phẩm, tạm giữ hơn 332.657 sản phẩm thực phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ với trị giá hơn 12,1 tỷ đồng, xử phạt trên 11,2 tỷ đồng.
Rủi ro khôn lường từ việc lộ lọt thông tin cá nhân

Rủi ro khôn lường từ việc lộ lọt thông tin cá nhân

Nhiều người chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả nghiêm trọng khi thông tin cá nhân bị lộ lọt. Đặc biệt, chỉ vì một chút sơ suất trong việc chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội đã tạo cơ hội cho tội phạm công nghệ cao lợi dụng để đánh cắp thông tin, thực hiện giao dịch bất hợp pháp hoặc vay nợ.
Đề xuất xử phạt bổ sung với hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm

Đề xuất xử phạt bổ sung với hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Nợ bảo hiểm xã hội vẫn "tràn lan"

Nợ bảo hiểm xã hội vẫn "tràn lan"

Cố tình chây ì nợ bảo hiểm xã hội không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn đánh mất niềm tin của người lao động. Hậu quả là không chỉ người lao động gánh chịu, mà chính doanh nghiệp cũng sẽ phải trả giá bằng sự quay lưng của xã hội.
Hiểm họa từ những cuộc gọi “kết nối kém”

Hiểm họa từ những cuộc gọi “kết nối kém”

Thời gian gần đây, Công an TP. Hà Nội đã cảnh báo về thủ đoạn sử dụng công nghệ deepfake để giả mạo video, hình ảnh và giọng nói người thân nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Dù đã được khuyến cáo, không ít người vẫn mất cảnh giác, có nạn nhân đã bị chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo trực tuyến

Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo trực tuyến

Thời gian gần đây, một phương thức lừa đảo trực tuyến tinh vi đang lan rộng, khiến nhiều người mất tiền hoặc bị đánh cắp thông tin cá nhân mà không hề hay biết. Kẻ gian lợi dụng cơ chế bảo mật của ngân hàng để khóa tài khoản của nạn nhân, sau đó giả danh nhân viên ngân hàng, dụ họ cung cấp thông tin hoặc cài đặt phần mềm độc hại.
Khởi tố Hằng "Du mục", Quang Linh Vlogs

Khởi tố Hằng "Du mục", Quang Linh Vlogs

Chiều 4/4, tại họp báo của Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an đã thông tin về việc khởi tố Hằng Du mục, Quang Linh Vlogs và các bị can liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera.