Bỏ phong toả đặt cọc nguy cơ doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích tăng, đẩy rủi ro cho ngân hàng

19:57 | 29/11/2023 Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
aa
Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng, đã là các khoản “đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh” cho bất kỳ nghĩa vụ nợ nào, về nguyên tắc đều phải “phong tỏa”, để tránh trường hợp dùng số tiền đó sử dụng sai mục đích, dẫn tới vi phạm pháp luật.
Gỡ vướng pháp lý để thị trường bất động sản sớm hồi phục Lãi suất có giảm thêm bất động sản cũng khó thoát hàng Ngân hàng nỗ lực kích cầu tín dụng, nhưng không thể hạ chuẩn

Thông tư số 06/2023/TT-NHNN (Thông tư 06) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (Thông tư 39) ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Dưới góc nhìn của Hiệp hội Ngân hàng, ông đánh giá như thế nào về những tác động của Thông tư đối với nền kinh tế nói chung, doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng nói riêng?

Tôi muốn nhắc lại, quan điểm của NHNN khi ban hành Thông tư 06 là một quan điểm mở, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn thuận lợi và xác định rõ mục đích, đối tượng đủ điều kiện cho vay đồng thời hạn chế rủi ro cho từng TCTD cũng như toàn hệ thống. Như vậy, Thông tư 06 ban hành tạo điều kiện cho mọi đối tượng có thể tiếp cận được vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, Thông tư 06 cũng giao cho các TCTD quyền ban hành các quy định nội bộ, trong đó có một số nội dung mà trước đây chưa quy định nay được bổ sung để các TCTD có thể tự quyết định trong thẩm quyền của mình như cho vay để trả nợ TCTD khác, cho vay theo phương thức điện tử hoặc cho vay để thanh toán nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ…

Bỏ phong toả đặt cọc nguy cơ doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích tăng, đẩy rủi ro cho ngân hàng
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng các quy định tại Thông tư 06 nhằm đảm bảo tính minh bạch và kiểm soát chặt chẽ dòng tiền đầu tư

Một trong những nội dung được dư luận rất quan tâm và phản ứng quyết liệt, đặc biệt là Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, là quy định về một số trường hợp không được cho vay để “góp vốn” nêu tại khoản 8, 9, 10 điều 8 của Thông tư 39 (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 06) dẫn đến NHNN tạm hoãn thi hành những nội dung này. Nhân đây tôi muốn giải thích thêm để dư luận hiểu và chia sẻ với ngành Ngân hàng. Thứ nhất, pháp luật không cấm cá nhân và tổ chức góp vốn vào các hoạt động kinh doanh của các cá nhân và tổ chức khác, mua cổ phần, cổ phiếu... Nếu là vốn tự có của cá nhân thì góp vốn bao nhiêu, đầu tư vào đâu, mua cổ phiếu gì, của doanh nghiệp nào cũng được, song nếu dùng vốn vay ngân hàng để góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu... thì phải tuân thủ theo quy định pháp Luật TCTD và nội bộ của ngân hàng.

Thứ hai, một trong những nguyên tắc cho vay của TCTD là khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích và vốn vay phải chịu sự kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay của TCTD (kể cả có tài sản bảo đảm là tài sản độc lập, chưa nói đến tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay) cũng phải tuân thủ nguyên tắc này, không phải cứ có tài sản là cho vay bằng mọi giá. Khi TCTD cho khách hàng vay với mục đích góp vốn vào bên thứ thứ ba để kinh doanh thì phải kiểm soát được vốn vay, song trong trường hợp này do bên thứ ba không vay trực tiếp ngân hàng nên không thể đến kiểm tra vốn vay (trừ trường hợp có thỏa thuận 3 bên cho phép ngân hàng kiểm tra sổ sách chứng từ liên quan đến vốn góp).

Thứ ba, việc cho vay góp vốn kinh doanh hoặc đầu tư cổ phiếu vào các đơn vị chưa niêm yết, tình hình tài chính không minh bạch, chưa được kiểm toán đầy đủ… là vô cùng rủi ro, nhất là các TCTD lại dùng chính những khoản vay đó làm tài sản bảo đảm và gọi là tài sản hình thành từ vốn vay (trong tương lai) thì lại càng rủi ro hơn, chưa kể đó còn là kẽ hở dễ bị lợi dụng. Vậy liệu có yên tâm khi cho vay không và ngân hàng có an toàn không?

Thứ tư, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, rất “ưa chuộng” loại cho vay này vì vừa được vay nhiều để thực hiện những dự án “khủng” nhưng thủ tục pháp lý chưa hoàn thiện, vừa tránh được việc kiểm soát dòng tiền.., tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản mua đất đầu cơ cho dù chưa đủ thủ tục pháp lý, thậm chí còn đầu tư vào cả đất nông nghiệp? Vậy, trong trường hợp này, ngân hàng có nên cho vay không? Liệu có mét vuông đất nào dành cho nhà ở xã hội không?

Thứ năm, doanh nghiệp đầu tư dự án lớn cần có vốn lớn để đầu tư, mong muốn các cá nhân, tổ chức góp vốn thực hiện dự án, kể cả vay vốn ngân hàng để góp vốn? Vậy tại sao không kêu gọi vốn từ các TCTD bằng hình thức đồng tài trợ để các ngân hàng cùng thẩm định, cùng giải ngân, cùng kiểm soát vốn vay. Nếu làm được như vậy dự án sẽ không bao giờ thiếu vốn và triển khai rất nhanh gọn, nhưng vì sao các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bất động sản, không thích? Phải chăng họ muốn sử dụng vốn nhưng lại không muốn chịu sự kiểm soát của TCTD? Đó là câu hỏi tôi không thể giải đáp nổi.

Với những lý do đó, cho dù tạm thời chưa thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư 39 (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 06) nhưng không có nghĩa các TCTD cho vay các đối tượng này bằng mọi giá. Trường hợp phát hiện ra sai phạm, tuỳ theo mức độ, tôi đề nghị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Vừa qua, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đã gửi kiến nghị NHNN xem xét sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 22 và khoản 5 Điều 26 Thông tư 39 (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư 06) theo hướng “bỏ” quy định TCTD “phải có biện pháp phong tỏa số tiền giải ngân vốn cho vay tại TCTD cho vay” đối với “trường hợp cho vay để thanh toán tiền nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, trong đó có khoản vay để “đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh”… Hiệp hội này cho rằng, nếu quy định như hiện nay sẽ chỉ “làm lợi” cho ngân hàng. Theo ông, cần hiểu đúng quy định này như thế nào?

Các quy định tại Thông tư 06 là nhằm đảm bảo tính minh bạch và kiểm soát chặt chẽ dòng tiền đầu tư. Đơn vị sử dụng vốn phải chấp nhận để ngân hàng kiểm soát, nếu sử dụng vốn không đúng mục đích thì ngân hàng có thể thu hồi nợ trước hạn. Với quy định này, các TCTD cũng phải rà soát lại quy trình cho vay, phải kiểm tra được dòng tiền trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo an toàn hệ thống. Thông tư 06 đã thể hiện quan điểm của NHNN một cách rất rõ ràng. Với lĩnh vực bất động sản, cũng tương tự như vậy. Doanh nghiệp vay vốn để phát triển dự án thì TCTD phải kiểm soát để dòng vốn tín dụng được sử dụng đúng mục đích, đúng dự án đã được phê duyệt cho vay, tránh trường hợp chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích, chẳng hạn như mang tiền đi mua đất chưa hoàn thiện giấy tờ pháp lý...

Về quy định liên quan đến điểm b khoản 2 Điều 22 và khoản 5 Điều 26 Thông tư 39 (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư 06), tôi cho rằng, đây là nội dung mới, bổ sung quyền cho các TCTD, tạo điều kiện nhiều hơn cho doanh nghiệp, trong đó, có thêm nội dung cho vay để trả nợ của TCTD khác. Đây cũng là điều kiện mở, giao cho TCTD toàn quyền quyết định. Bởi với khoản vay để “đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh”, thậm chí, vay để trả nợ TCTD khác thì số tiền đó cần phải được phong tỏa tại ngân hàng cho đến khi thực hiện hết nghĩa vụ. Quy định như vậy là đang tạo điều kiện cho doanh nghiệp hơn trước vì chỉ cần khoản đặt cọc, thế chấp, khách hàng đã có thể lấy được 100% hàng hóa. Khi bán hàng và thực hiện xong nghĩa vụ thì số tiền vay mới được giải chấp. Một ví dụ khác để thấy rõ hơn về đối tượng được hưởng lợi từ quy định này. Ngân hàng A cho vay để trả nợ ngân hàng B, khoản vay đó được phong tỏa cho đến khi hoàn thành giải chấp tài sản, bàn giao cho ngân hàng A. Lúc này, số tiền vay mới được giải chấp để trả hết nợ cho ngân hàng B. Như vậy, sao lại cho rằng quy định này chỉ “làm lợi” cho ngân hàng? Đã là đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh cho bất kỳ nghĩa vụ nợ nào, về nguyên tắc đều phải phong tỏa, tránh trường hợp dùng số tiền đó để sử dụng sai mục đích, dẫn tới vi phạm pháp luật.

Ngoài kiến nghị trên, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cũng có một số kiến nghị đáng chú ý như “nới một chút” các “điều kiện vay vốn” để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại, người mua nhà, nhà đầu tư được tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn trong tình hình thị trường bất động sản vẫn còn đang rất khó khăn hiện nay. Quan điểm của ông với kiến nghị này ra sao?

Cần có sự sòng phẳng với nhau ở điểm này. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng giống như những doanh nghiệp kinh doanh ở nhiều các ngành, lĩnh vực khác.

Thông tư 06 của NHNN là chính sách mang tính quy định tổng thể chung cho toàn nền kinh tế, từ những doanh nghiệp là tập đoàn kinh tế lớn, cho đến những người có thu nhập thấp. Đó là chính sách mang tính mở rộng, không phải dành riêng cho một lĩnh vực nào, càng không phải cho lĩnh vực bất động sản.

Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp bất động sản cần những chia sẻ, hỗ trợ để tháo gỡ và cùng vượt qua khó khăn nhưng không có nghĩa là tạo ra một chính sách đặc thù riêng hay quyền lợi riêng cho lĩnh vực kinh doanh này, mà trong lĩnh vực đặc thù đó lại không có người nghèo, người thu nhập thấp nào được hưởng lợi. Việc đòi quyền lợi riêng cho bất động sản là không hợp lý.

Hơn nữa, tín dụng vào bất động sản là lĩnh vực có rủi ro cao, nên cần phải kiểm soát chặt chẽ, vậy nên, câu hỏi đặt ra ở đây là lý do gì lại phải hạ chuẩn cho vay trong lúc kinh tế còn nhiều khó khăn, rất cần dành nguồn vốn đầu tư cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực ưu tiên khác như: xuất nhập khẩu, nuôi trồng thủy sản… hay một số lĩnh vực ưu tiên như tăng trưởng xanh,...

Việc đầu tư vào bất động sản tràn lan như thời gian qua đã và đang cho thấy sự bất hợp lý. Ngân hàng không thể đi theo dòng tiền đó được. Do vậy, không có chuyện nới lỏng cho một lĩnh vực nào đó đặc thù. Mọi điều kiện, nguyên tắc cần phải được đảm bảo.

Ngành Ngân hàng và các TCTD rất trân trọng những ý kiến tham gia đóng góp mang tính xây dựng và mang tính tổng thể. Với các kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, tôi cho rằng, có những ý kiến cũng đáng ghi nhận nhưng cũng rất nhiều ý kiến cần xem xét lại. Liệu các kiến nghị đó có phải là tốt cho xã hội, hay cuối cùng chỉ là bằng mọi cách để cứu bất động sản thương mại. Khi được cứu rồi thì trong tương lai có đảm bảo được có nhà ở cho người thu nhập thấp không?. Hay lại giống cách đây 10 năm, nhận gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng nhưng đến bây giờ nhà ở xã hội vẫn còn rất thiếu cho người có thu nhập thấp.

Dù thị trường bất động sản đã có tín hiệu phục hồi, những các doanh nghiệp vẫn phản ánh còn nhiều khó khăn. Vậy, khó khăn đối với các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đến từ đâu? Theo ông, giải pháp cho những khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay là gì?

Không chỉ doanh nghiệp bất động sản khó khăn, mà thực tế cho thấy, hiện nay tình hình doanh nghiệp nói chung vẫn đang rất khó khăn, rất nhiều đơn hàng của doanh nghiệp sụt giảm, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, thu hẹp sản xuất, người lao động thiếu việc làm… Dù đang rất khó khăn nhưng các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đều đang rất nỗ lực tìm cách vượt qua.

Đối với lĩnh vực bất động sản, theo tôi, để xảy ra những khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành trước hết cần tự xem xét lại những quyết định của mình khi bỏ tiền đầu tư vào đất nông nghiệp hoặc khu vực đất đai chưa được phê duyệt, chưa được quy hoạch. Rõ ràng là không thể đấy hết trách nhiệm cho chính quyền, bắt ngân hàng phải gánh trách nhiệm chung.

Hiện nay, dòng tiền “đọng” lại rất nhiều ở đất đai không đủ thủ tục pháp lý và theo phản ảnh của chính các doanh nghiệp bất động sản thì có tới hơn 70% là những khó khăn liên quan đến các vấn đề pháp lý. Thủ tục pháp lý không đầy đủ, dự án không hoàn thiện được, thậm chí nhà xây rồi nhưng giấy tờ pháp lý chưa đủ thì cũng không đủ điều kiện, người dân cũng không mua. Với những dự án như vậy, ngân hàng có bơm vốn vào thì cũng không hiệu quả. Thực tế cho thấy, có những ngân hàng sẵn sàng cho vay dự án bất động sản với lãi suất thấp hơn gói 120.000 tỷ đồng nhưng không cho vay được vì thủ tục pháp lý của dự án chưa đầy đủ. Ngân hàng sẵn sàng dành vốn cho những dự án thực, nhu cầu thực, có đầy đủ pháp lý, có hiệu quả cho xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay, để vượt qua khó khăn, chủ đầu tư cần phải chấp nhận rủi ro, thậm chí là phá sản. Bởi, nếu lúc nào cũng đặt ra vấn đề “gỡ”, “giải cứu” doanh nghiệp bất động sản, thì trong tương lai giá nhà còn lên đến đâu khi mọi chi phí lãi vay trong hàng chục năm lại được các doanh nghiệp cộng vào giá thành sản phẩm. Thậm chí, dù ngân hàng có điều chỉnh giảm lãi vay nhưng chưa chắc chủ đầu tư đã giảm giá bán nhà cho người dân.

Để tiếp tục hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bất động sản nói riêng vượt qua khó khăn, ông có những kiến nghị như thế nào?.

Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bất động sản nói riêng vượt qua khó khăn, ngoài các giải pháp mà Chính phủ cùng các bộ, ngành đã và đang triển khai tích cực thời gian qua. Tôi cho rằng, thời gian tới cần nâng cao vai trò, chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Ví như với thị trường bất động sản là: Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, lĩnh vực nông nghiệp là bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lĩnh vực đầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính…

Đồng thời, để đáp ứng được quy luật cung cầu thị trường thì các doanh nghiệp luôn phải tự chủ trong kinh doanh, lường trước mọi rủi ro có thể xảy đến.

Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề để khi gặp khó khăn các tổ chức này sẽ thay mặt các doanh nghiệp làm việc với nhau để tìm cách tháo gỡ, tìm tiếng nói chung, đề xuất các giải pháp và kiến nghị lên các cơ quan quản lý. Trường hợp không thể tháo gỡ được hoặc vượt thẩm quyền thì mới báo cáo Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, không thể cứ gặp khó khăn là “kêu” lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Nếu thực hiện được như trên sẽ phát huy được vai trò các hiệp hội ngành nghề, các tư lệnh ngành cùng vào cuộc và đưa ra quyết định trong thẩm quyền. Chính phủ cũng được “giảm tải” trước khối lượng công việc quá nhiều như hiện nay và các giải pháp đưa ra cũng sẽ sát thực tế.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nhóm phóng viên
Nguồn:

Các tin khác

Vì sao chưa thể chấm dứt hoàn toàn biện pháp giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Vì sao chưa thể chấm dứt hoàn toàn biện pháp giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Đối với nhiệm vụ nghiên cứu hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD, NHNN đánh giá, hiện vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn biện pháp giao chỉ tiêu TTTD. Vì trong bối cảnh gánh nặng cung ứng vốn cho nền kinh tế qua kênh tín dụng ngân hàng vẫn rất lớn nên nếu để TCTD tăng trưởng tín dụng mà không có biện pháp kiểm soát thì hệ lụy như giai đoạn trước năm 2011 có khả năng lặp lại, gây bất ổn vĩ mô, rủi ro lạm phát gia tăng, đồng thời rủi ro nợ xấu tăng cao, đe dọa an toàn hệ thống ngân hàng.
Quy mô chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội đã tăng lên 145 nghìn tỷ đồng

Quy mô chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội đã tăng lên 145 nghìn tỷ đồng

Theo thông tin mới nhất từ NHNN, hiện đã có thêm 1 ngân hàng đăng ký tham gia chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội nâng tổng số tiền đăng ký là 145.000 tỷ đồng.
NHNN chỉ đạo triển khai đồng bộ, nghiêm túc các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

NHNN chỉ đạo triển khai đồng bộ, nghiêm túc các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

NHNN Việt Nam vừa ban hành văn bản 8444/NHNN-VP triển khai Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường trong nước.
Ngành Ngân hàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia Chương trình cho vay liên kết lúa gạo chất lượng cao vùng ĐBSCL

Ngành Ngân hàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia Chương trình cho vay liên kết lúa gạo chất lượng cao vùng ĐBSCL

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có các văn bản số 8363/NHNN-TD gửi UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL; văn bản số 8364/NHNN-TD gửi các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL hướng dẫn một số nội dung để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL theo Quyết định 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Agribank tăng quy mô tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản lên 13.000 tỷ đồng

Agribank tăng quy mô tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản lên 13.000 tỷ đồng

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Agribank tiếp tục triển khai chương trình tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô lên đến 13.000 tỷ đồng.
Đề xuất xem xét điều chỉnh lãi suất, tăng mức cho vay các đối tượng chính sách

Đề xuất xem xét điều chỉnh lãi suất, tăng mức cho vay các đối tượng chính sách

NHNN vừa trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Lạng Sơn về việc xem xét có cơ chế về hỗ trợ lãi suất hoặc giảm lãi suất, tăng mức cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách.
Agribank dành thêm 5.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 3,6%/năm cho vay khách hàng bị thiệt hại do bão số 3

Agribank dành thêm 5.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 3,6%/năm cho vay khách hàng bị thiệt hại do bão số 3

Với mong muốn tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phục hồi, tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 5.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão với lãi suất chỉ từ 3,6%/năm.
Tăng cường bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV để khơi thông dòng vốn tín dụng

Tăng cường bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV để khơi thông dòng vốn tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến ngày 30/9, tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023 và tăng 16% so với cùng kỳ. Có 30/45 các tổ chức tín dụng đăng ký các gói tín dụng mới với tổng giá trị các gói là 405.000 tỷ đồng, lãi suất giảm từ 0,5-2%/năm.
Các gói tín dụng hỗ trợ người dân, DN bị tác động do bão số 3 của ngành Ngân hàng lên tới 405 nghìn tỷ đồng

Các gói tín dụng hỗ trợ người dân, DN bị tác động do bão số 3 của ngành Ngân hàng lên tới 405 nghìn tỷ đồng

Ngày 28/9 đã diễn ra Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã thông tin về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 của ngành Ngân hàng.
NHNN tăng mạnh cho vay OMO, lãi suất liên ngân hàng quay đầu giảm

NHNN tăng mạnh cho vay OMO, lãi suất liên ngân hàng quay đầu giảm

Diễn biến đáng chú ý trên thị trường mở trong phiên ngày 25/9, qua kênh cầm cố, NHNN chào thầu 15.000 tỷ đồng, kỳ hạn 07 ngày, lãi suất giữ ở mức 4,0%. Sau khi NHNN tăng mạnh cho vay trên OMO, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt.
Gỡ cơ chế để tăng nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi

Gỡ cơ chế để tăng nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi

Theo đánh giá của các ngân hàng, việc giảm lãi suất cho vay trong thời điểm này là rất cần thiết song sẽ là chưa đủ để giúp khách hàng sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này mà cần có cơ chế mạnh hơn.
LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

Bám sát và thực thi tích cực các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, LPBank ghi nhận tăng trưởng tín dụng tới thời điểm hiện tại đạt 43,998 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng trưởng tín dụng toàn hàng là 15,97%. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ thấp, chỉ 1,7% - nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống.
Ngành Ngân hàng quyết liệt triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng do bão

Ngành Ngân hàng quyết liệt triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng do bão

Sáng ngày 18/9, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã chủ trì buổi làm việc để trao đổi, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra.
Bảo hiểm Agribank và Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn ký kết hợp tác chiến lược

Bảo hiểm Agribank và Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn ký kết hợp tác chiến lược

Ngày 16/9, tại Hà Nội, Công ty Bảo hiểm Agribank và Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong việc thúc đẩy các chương trình bảo hiểm nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững tại Việt Nam.
NHNN chủ động tăng "room" tín dụng cho các ngân hàng đạt 80% chỉ tiêu được giao

NHNN chủ động tăng "room" tín dụng cho các ngân hàng đạt 80% chỉ tiêu được giao

Ngày 28/8/2024, NHNN đã có văn bản gửi các TCTD thông báo mức tăng trưởng tín dụng tăng thêm cho các TCTD theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch. Theo đó, kể từ ngày 28/8/2024, TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt từ 80% chỉ tiêu NHNN đã thông báo đầu năm 2024 sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng của TCTD.
Xem thêm
[Infographic] Tổng vốn FDI 10 tháng đạt 27,26 tỷ USD

[Infographic] Tổng vốn FDI 10 tháng đạt 27,26 tỷ USD

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/10/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.
Phát huy hiệu quả vốn ngân sách và đầu tư công

Phát huy hiệu quả vốn ngân sách và đầu tư công

Trong phiên thảo luận ngày 5/11 về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch ngân sách trung ương năm 2025, các đại biểu Quốc hội đã phân tích nhiều vấn đề cốt lõi và đề xuất giải pháp nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng ngân sách và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các ý kiến tập trung vào việc quản lý và giải ngân vốn đầu tư công, cải thiện chi tiêu công và nâng cao hiệu quả trong việc hỗ trợ hạ tầng và doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Quốc hội: Các đại biểu cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu năm 2025

Phó Chủ tịch Quốc hội: Các đại biểu cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu năm 2025

Đại biểu đề nghị cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Để nhà băng tự tin tiến tới ngân hàng mở

Để nhà băng tự tin tiến tới ngân hàng mở

Các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam đang trải qua cuộc chuyển đổi sâu rộng dựa trên ứng dụng công nghệ số, tận dụng dữ liệu và triển khai mô hình kinh doanh đổi mới.
huong toi chuan muc kiem toan noi bo quoc te

Hướng tới chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên Mạng lưới các nhà lãnh đạo kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương các nước Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 9 năm 2024.
ban tin tai chinh ngan hang tuan tu 2810 03112024

Bản tin Tài chính – Ngân hàng tuần từ 28/10 – 03/11/2024

Trong tuần qua, đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy cơ quan NHTW chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 18 (mở rộng), nhiệm kỳ 2020-2025; Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú có buổi tiếp xã giao bà Michaela Baur – Giám đốc Quốc gia Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam; NHNN, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp các bên tổ chức Hội thảo và Triển lãm Smart Banking 2024 với chủ đề: “Định hình tương lai số cho ngành Ngân hàng: Chiến lược vận hành an toàn và bền vững”…
tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te tin dung coi mo hon dam bao von ho tro nen kinh te

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng cởi mở hơn, đảm bảo vốn hỗ trợ nền kinh tế

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.
cong bo chuyen giao bat buoc ngan hang cb cho vietcombank va oceanbank cho mb

Công bố chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB

Ngày 17/10/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
nguoi dan phai tra them bao nhieu tien khi gia dien tang 48

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền khi giá điện tăng 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với việc tăng giá điện từ ngày 11/10 sẽ khiến các hộ kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp phải trả thêm bình quân từ 91.000-499.000 đồng/tháng; riêng hộ nghèo được hỗ trợ 30 kWh/tháng, tăng từ 59.000 đồng lên 62.500 đồng/tháng...
ngan hang dong hanh cung doanh nghiep tai thiet sau bao

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
tang von dieu le cho ngan hang vcb la can thiet

Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng VCB là cần thiết

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
nganh ngan hang no luc hoan thanh muc tieu de ra cua nam 2024

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2024

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
thuc day thuc hanh esg trong nganh ngan hang

Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng” với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành; các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng...
thong doc nhnn tiep chu tich ngan hang aiib

Thống đốc NHNN tiếp Chủ tịch ngân hàng AIIB

Chiều 15/7/2024, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã có cuộc gặp mặt và làm việc với Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch AIIB tại Việt Nam từ ngày 15- 19/7.
no luc ho tro khach hang xac thuc sinh trac hoc

Nỗ lực hỗ trợ khách hàng xác thực sinh trắc học

Từ ngày 1/7/2024, theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, người dân muốn thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng đều bắt buộc phải xác thực sinh trắc học khuôn mặt. Nhiều ngân hàng đã thông báo làm việc xuyên thứ Bảy, Chủ nhật để thu thập sinh trắc học tại quầy giao dịch, nỗ lực hỗ trợ khách hàng.
Bảo hiểm Agribank chi nhánh Đắk Lắk: “Lá chắn” vững chắc  cho nông dân và doanh nghiệp

Bảo hiểm Agribank chi nhánh Đắk Lắk: “Lá chắn” vững chắc cho nông dân và doanh nghiệp

Trong suốt 16 năm qua, Bảo hiểm Agribank chi nhánh Đắk Lắk (ABIC Đắk Lắk) đã trở thành người bạn đáng tin cậy của nông dân và doanh nghiệp tại Tây Nguyên. Không chỉ cung cấp bảo hiểm thiết yếu, ABIC Đắk Lắk còn chứng minh giá trị của mình qua việc hỗ trợ kịp thời, giúp người dân vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống.
Vĩnh Phúc: Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn

Vĩnh Phúc: Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn

Ngày 3/11/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Vĩnh Phúc và chi nhánh Phúc Yên tổ chức Hội nghị Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp trên địa bàn.
NHNN chi nhánh tỉnh Phú Yên diễn tập chống đột nhập

NHNN chi nhánh tỉnh Phú Yên diễn tập chống đột nhập

Qua buổi diễn tập tình huống chống đột nhập, cướp tiền tại ngân hàng, cán bộ công chức và bảo vệ ngân hàng đã được nâng cao ý thức cảnh giác phòng, chống tội phạm và khả năng xử lý tình huống khi có tội phạm đột nhập cướp tiền…
Chạy đua hưởng ưu đãi “kịch trần” khi mua căn hộ giá chỉ từ 24-25 triệu đồng/m2 của Sun Group tại Hà Nam

Chạy đua hưởng ưu đãi “kịch trần” khi mua căn hộ giá chỉ từ 24-25 triệu đồng/m2 của Sun Group tại Hà Nam

Giá chỉ từ 24-25 triệu đồng/m2, chiết khấu lên tới 18% và nhận nhà sau 8 tháng. Chính sách ưu đãi khi mua căn hộ tại Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam chỉ kéo dài tới 24/11 khiến cuộc đua sở hữu bất động sản tại đây đang nóng hơn bao giờ hết.
Bí mật đằng sau sự thành công của Peninsula Đà Nẵng: Yếu tố nào thu hút người mua?

Bí mật đằng sau sự thành công của Peninsula Đà Nẵng: Yếu tố nào thu hút người mua?

Peninsula Đà Nẵng - Viên ngọc quý bên bờ sông Hàn vừa tạo nên sức “nóng” trên thị trường bất động sản Đà Nẵng. Chỉ trong vòng ba tháng ngắn ngủi, dự án này đã thu hút một lượng khách hàng kỷ lục, với số lượng đặt chỗ và giao dịch tăng vọt chóng mặt. Vậy điều gì đã khiến Peninsula Đà Nẵng trở thành tâm điểm của giới đầu tư và những người đang tìm kiếm không gian sống đẳng cấp?
Thiết bị vệ sinh Tuslo liên tục tạo sức hút trên thị trường

Thiết bị vệ sinh Tuslo liên tục tạo sức hút trên thị trường

Chỉ hơn 6 tháng ra mắt, thiết bị vệ sinh Tuslo đã nhanh chóng chinh phục lòng tin và sự yêu mến của người tiêu dùng nhờ vào thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng cao, mức giá hợp lý,... trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình Việt.
Quần thể du lịch Furama - Ariyana Đà Nẵng “thắng lớn” tại World Luxury Awards 2024

Quần thể du lịch Furama - Ariyana Đà Nẵng “thắng lớn” tại World Luxury Awards 2024

Giải thưởng cao quý của ngành du lịch “World Luxury Awards 2024” vừa trao 7 giải thưởng cho bốn thương hiệu nổi tiếng của quần thể du lịch Furama - Ariyana Đà Nẵng trong các hạng mục danh giá khác nhau.
Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Từ ngày 01/11/2024 tới 28/02/2025, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp cùng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai chương trình ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn trên toàn hệ thống BC Card tại Hàn Quốc. Vi vu xứ Kim Chi, tiết kiệm hơn, an toàn hơn cùng NAPAS.
Giữ vững vị thế ngân hàng bán lẻ

Giữ vững vị thế ngân hàng bán lẻ

Thời gian qua, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh, với các chỉ số tài chính duy trì tốt, giúp ngân hàng khẳng định vị thế là một trong các NHTMCP hoạt động hiệu quả trên thị trường.
HSBC Việt Nam gia tăng đặc quyền cho khách hàng Premier

HSBC Việt Nam gia tăng đặc quyền cho khách hàng Premier

Ngân hàng HSBC Việt Nam gia tăng đặc quyền cho khách hàng Premier, nâng tầm trải nghiệm cuộc sống và dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cao cấp.
Mastercard đẩy nhanh thanh toán số tại Việt Nam với Ngày Thẻ Việt Nam 2024

Mastercard đẩy nhanh thanh toán số tại Việt Nam với Ngày Thẻ Việt Nam 2024

Trong bối cảnh thanh toán số tiếp tục cách mạng hóa nền kinh tế toàn cầu, Mastercard tái khẳng định vị thế tiên phong với nhiều đổi mới không ngừng, hướng tới định hình tương lai thanh toán tại thị trường Việt Nam.
Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán của khách hàng nhận chi trả an sinh xã hội trên ứng dụng VNeID.
ABBANK: Doanh nghiệp giao dịch qua ngân hàng số tăng 248%

ABBANK: Doanh nghiệp giao dịch qua ngân hàng số tăng 248%

Quý II/2024 Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận sự bứt phá về số lượng giao dịch trên kênh ngân hàng số và tăng trưởng về dư nợ. ABBANK cũng tích cực chung tay trong công tác hỗ trợ khắc phục sau bão Yagi và đồng hành cùng khách hàng phát triển kinh doanh.
VietinBank 9 năm liên tiếp được vinh danh “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”

VietinBank 9 năm liên tiếp được vinh danh “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) nhận giải “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2024” từ Tạp chí uy tín của Anh - Global Banking and Finance Review. Đây là năm thứ 9 liên tiếp VietinBank được vinh danh ở hạng mục này.
Ngân hàng Hong Leong Việt Nam kỷ niệm 15 năm hoạt động tại Việt Nam

Ngân hàng Hong Leong Việt Nam kỷ niệm 15 năm hoạt động tại Việt Nam

Vừa qua, Ngân hàng Hong Leong Việt Nam (Hong Leong Việt Nam) vừa tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập với buổi tiệc tri ân, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và thành công tại Việt Nam, đồng thời khẳng định cam kết vững chắc đối với thị trường Việt Nam.
Phiên bản di động