Các CEO cần sẵn sàng cho những biến động
PwC Việt Nam công bố báo cáo mới “Khảo sát CEO toàn cầu thường niên lần thứ 26 - Những vấn đề trọng yếu các CEO ở Việt Nam cần quan tâm”. Báo cáo dựa trên “Khảo sát CEO toàn cầu thường niên - Châu Á Thái Bình Dương: Dẫn đầu trong Thực tại mới”, với hai kết quả nghiên cứu quan trọng cho thấy những thách thức mà 1.634 CEO trong khu vực đang phải đối mặt và tác động đến Việt Nam.
69% CEO Châu Á Thái Bình Dương tin rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm trong 12 tháng tới, trong khi năm ngoái 76% các CEO cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện. Mặc dù triển vọng kinh tế có phần ảm đạm, Việt Nam vẫn được kỳ vọng cao vào tăng trưởng trong năm 2023.
53% CEO Châu Á Thái Bình Dương cho rằng các mô hình kinh doanh hiện tại của họ sẽ không còn tồn tại trong thập kỷ tới (nhiều hơn 14% so với kết quả khảo sát toàn cầu). Do đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải chuyển đổi hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển.
Khi kinh tế vĩ mô đang trên đà đi xuống, đứng trước sự bấp bênh và lạm phát tăng cao ở mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, các CEO Châu Á Thái Bình Dương đang phải đối diện với nhiệm vụ kép: vượt qua trở ngại ngắn hạn bên ngoài để thúc đẩy lợi nhuận và tồn tại, đồng thời tái thiết lập doanh nghiệp cho tương lai.
Ông Mai Viết Hùng Trân, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Kiểm toán, PwC Việt Nam nhận định: “Bất chấp những biến động kinh tế và chính trị toàn cầu, Châu Á Thái Bình Dương vẫn là khu vực quan trọng trong các hoạt động giao thương kinh tế, trong đó Việt Nam là một điểm sáng tăng trưởng. Giống như các CEO khác trong khu vực, CEO Việt Nam đang đối mặt với những áp lực xã hội ngày càng tăng.
Để lãnh đạo hiệu quả trong môi trường đầy thách thức này, họ cần hiểu biết toàn diện về cả những thách thức và cơ hội trước mắt. Điều này mang đến một cơ hội cho các CEO thiết lập nên một doanh nghiệp đáng tin cậy, linh hoạt và có lợi nhuận bền vững thông qua khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa.”
Bất ổn kinh tế vĩ mô và xung đột địa chính trị là mối quan tâm hàng đầu
Trong khi y tế, sức khỏe và an toàn thông tin là mối quan tâm hàng đầu của năm ngoái, các CEO năm nay đặc biệt chú trọng đến tác động của suy thoái kinh tế. Lạm phát (41%) và biến động kinh tế vĩ mô (30%) được ghi nhận là rủi ro lớn nhất cho các CEO trong khoảng thời gian ngắn hạn (12 tháng tới) và trung hạn (5 năm tới).
Xung đột địa chính trị (30%) cũng là một trong những rủi ro hàng đầu. Chiến tranh ở Ukraine và mối lo ngại ngày càng tăng về các điểm nóng địa chính trị trên toàn thế giới khiến cho các CEO Châu Á Thái Bình Dương phải định hình lại mô hình kinh doanh của họ.
Mặc dù kỳ vọng của các CEO về nền kinh tế toàn cầu đang giảm sút, các CEO ở Châu Á Thái Bình Dương nói riêng có phần lạc quan hơn so với các đồng nghiệp trên toàn cầu. Đặc biệt, CEO ở các quốc gia lớn ở Châu Á Thái Bình Dương được báo cáo có mức độ lạc quan cao nhất đối với tăng trưởng trong nước: Trung Quốc (64%), Ấn Độ (57%) và Indonesia (50%) (so với toàn cầu là 29%). Việc chú trọng đến lợi ích quốc gia hơn là lợi ích toàn cầu thể hiện đà phát triển của các xu hướng đang diễn ra. Tuy nhiên, các thành tố kinh tế cơ bản của khu vực tiếp tục được củng cố nhờ tự do hóa thương mại và các thị trường chào đón làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài.
![]() |
Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư của các CEO tại Châu Á Thái Bình Dương trong 12 tháng tới |
Kinh tế Việt Nam có nhiều triển vọng, nhưng các CEO cần sẵn sàng cho những biến động
Các CEO tại Việt Nam đang phải đối mặt với một loạt các thử thách tương tự như các CEO ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Họ vừa phải dẫn dắt doanh nghiệp theo hướng phù hợp với bối cảnh kinh tế thực tại, vừa phải chuẩn bị tiềm lực cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Cân bằng được hai ưu tiên này, hay còn gọi là "nhiệm vụ kép" là điều cốt yếu cho sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày nay. Từ kinh nghiệm các CEO trong khu vực, các nhà lãnh đạo tại Việt Nam có thể lưu ý 5 vấn đề sau đây, từ đó hành động để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của công ty.
Niềm tin vào triển vọng của thị trường Việt Nam: Mặc dù CEO tại Châu Á Thái Bình Dương kém lạc quan về tình hình kinh tế thế giới như trước đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ vượt trội so với các nước trong khu vực và trung bình toàn cầu. Bất chấp triển vọng kinh tế toàn cầu khá ảm đạm, Việt Nam tiếp tục thể hiện sức mạnh và khả năng phục hồi lớn với kết quả là GDP của Việt Nam năm 2022 ở mức 8,02%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình toàn cầu (3.2%) và châu Á Thái Bình Dương (4%). Tăng trưởng GDP năm 2023 được dự báo có thể lên tới mức 7.2%
Trở nên kiên cường trước những biến động: Hơn 50% nhà lãnh đạo tại Châu Á Thái Bình Dương định cắt giảm chi phí vận hành, đa dạng hóa sản phẩm và tăng giá, và điều chỉnh chuỗi cung ứng. CEO tại Việt Nam nên tập trung vào hiệu quả để đảm bảo tính liên tục và khả năng cạnh tranh, bởi Việt Nam cũng phải đối mặt với những thay đổi và mối đe dọa đến từ tình hình kinh tế hiện tại.
Vượt qua sự phản kháng để thay đổi: 53% CEO Châu Á Thái Bình Dương cho rằng các mô hình kinh doanh hiện tại của họ sẽ không còn tồn tại trong thập kỷ tới (nhiều hơn 14% so với kết quả khảo sát toàn cầu). Do đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải chuyển đổi hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển. Đổi mới thật sự đang là mối quan tâm hàng đầu của các CEO Việt Nam.
Để đổi mới thành công, các CEO tại Việt Nam cần vượt qua sự kháng cự trong nội bộ doanh nghiệp để đón nhận sự thay đổi, giúp tận dụng lợi thế kỹ thuật số và công nghệ mang lại, cũng như lấp đầy khoảng cách từ cam kết đến thực hành ESG.
Tái thiết lập chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài: Kết quả khảo sát các CEO trong khu vực châu Á Thái Bình Dương cho thấy, chỉ 41% CEO cho biết các hành vi của nhân viên đồng nhất và hòa hợp với giá trị và định hướng của công ty. Khoảng một nửa CEO được khảo sát cho rằng ban lãnh đạo không khuyến khích các cuộc tranh luận hoặc phản biện ý kiến trong công việc, cũng như khó chấp nhận những sai sót nhỏ. Để thu hút và truyền cảm hứng cho nhân viên, CEO nên chú trọng hơn đến mục đích công việc và sự trao quyền trong doanh nghiệp.
Thắt chặt quan hệ đối tác để thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Việt Nam là một quốc gia điển hình trong việc khuyến khích hội nhập toàn cầu và quan hệ đối tác quốc tế, giúp vượt qua các thách thức ngày càng tăng từ suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu và sự phát triển của tự động hóa,... Đây là cơ hội vàng cho tăng trưởng xanh khi mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể áp dụng các hoạt động bền vững và thực hành ESG thông qua trao đổi và hợp tác chặt chẽ hơn với chính phủ và các đối tác.
Các tin khác

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

PwC Việt Nam tổ chức Hack A Day 2024 với chủ đề 'Bảo mật danh tính'

Người tiêu dùng Việt quan tâm hơn đến cách chi tiêu trong thời kỳ kinh tế biến động

MoMo ra mắt chương trình “Tài Chính Du Ký” vừa khám phá tính năng tài chính, vừa nhận quà

Hiệp Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam triển khai Chương trình đào tạo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS

Cải cách thuế, kiến tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ 6 - 13/4/2025

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
