Các nền kinh tế mới nổi đối mặt với khủng hoảng nợ
Các thị trường mới nổi thu hút sự quan tâm của nhà khai thác trung tâm dữ liệu ADB: Lãi suất cao hơn vẫn là nguy cơ đối với khách hàng vay ở Đông Á mới nổi |
Các nền kinh tế mới nổi đối mặt với việc cắt giảm ngân sách trong bối cảnh khủng hoảng nợ |
Báo cáo của Oxfam, được công bố khi bắt đầu cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Marrakech, Ma-rốc và dựa trên triển vọng của IMF, cũng cho biết với điều kiện hiện tại, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp phải đối mặt với gần nửa tỷ USD mỗi ngày tiền lãi và trả nợ cho đến năm 2029.
Trong khi đó, một số lượng kỷ lục các quốc gia đang phát triển đang lâm vào cảnh nợ nần khi lãi suất toàn cầu tăng cao, lạm phát tăng vọt và một loạt cú sốc kinh tế sau đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến tài chính của các quốc gia.
Cơ quan xếp hạng Fitch cho biết kể từ năm 2020 đến tháng Ba năm nay, đã có 14 sự kiện vỡ nợ riêng lẻ tại 9 nền kinh tế.
Oxfam kêu gọi IMF và WB nhân cuộc khủng hoảng để tạo ra một hệ thống công bằng hơn, thay vì tập trung vào cơ cấu lại nợ và cắt giảm chi tiêu.
Giám đốc điều hành tạm thời của Oxfam International, Amitabh Behar, cho biết trong một tuyên bố: “Câu trả lời của họ cho cuộc khủng hoảng nợ là thắt lưng buộc bụng hơn và câu trả lời của họ cho vấn đề tài chính là nhiều khoản vay hơn. Những lợi ích thực sự mà đôi bên cùng có lợi, chẳng hạn như đánh thuế công bằng vào người giàu, đang bị bỏ ra khỏi bàn đàm phán”.
Oxfam cùng các nhóm vận động và viện trợ khác trước đây đã kêu gọi các chủ nợ quốc tế xoá nợ cho các nước đang phát triển đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế.
Báo cáo cũng cho biết các khoản thanh toán trả nợ cho các quốc gia nghèo nhất đang vượt xa chi tiêu chăm sóc sức khỏe với tỷ lệ 4:1.
Việc xử lý nợ đối với một số quốc gia vỡ nợ, bao gồm Zambia và Ghana, dự kiến sẽ đạt được tiến bộ trong các cuộc họp trực tiếp ở Marrakech, trong khi IMF sẽ tiếp tục đàm phán với Tunisia, Pakistan, Ai Cập và các quốc gia khác về các điều khoản của các khoản vay cứu trợ.