Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Cần “cầu nối” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hội nhập quốc tế

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Việc phát huy vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được xem là một giải pháp hiệu quả, thiết thực nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong nước vượt qua khó khăn, mở rộng thị trường và khẳng định thương hiệu Việt trên toàn cầu.
aa

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là một xu hướng tất yếu mà còn là yếu tố thiết yếu để thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện của quốc gia. Tuy nhiên, các DNNVV Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn, từ hạn chế về nguồn vốn, nhân lực cho đến kinh nghiệm tiếp cận thị trường quốc tế.

Trong khi đó, các DNNVV trên cả nước nói chung và khu vực miền Trung nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy, đây chính là thời điểm các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cần phát huy vai trò đồng hành, hỗ trợ và bảo vệ các doanh nghiệp này. Những hoạt động như tổ chức giao lưu, hội chợ triển lãm hay chương trình xúc tiến thương mại… sẽ giúp DNNVV tìm kiếm cơ hội hợp tác và tiếp cận đối tác nước ngoài hiệu quả hơn.

doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập quốc tế.
Các DNNVV trong nước đang gặp khó khăn khi hội nhập quốc tế.

Tại Đà Nẵng, với gần 37.000 doanh nghiệp, trong đó hơn 90% là DNNVV, các khó khăn về vốn, nhân lực và kinh nghiệm phát triển thị trường càng trở nên rõ nét... Bởi vậy, theo nhiều người sự hỗ trợ từ các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được xem là rất cần thiết. Mạng lưới các cơ quan đại diện toàn cầu sẽ đóng vai trò quan trọng, “bệ phóng” trong việc kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy môi trường kinh doanh toàn cầu.

Ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp SME Việt Nam tại Đà Nẵng, Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp SME Việt Nam khu vực miền Trung, nhận định: “Các DNNVV Việt Nam giữ vai trò không thể thay thế trong việc tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần vào sự nghiệp phát triển xã hội. Do đó, đây là thời điểm quan trọng để các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phát huy vai trò đồng hành, hỗ trợ và bảo vệ các doanh nghiệp này”.

Việc đồng hành và hỗ trợ DNNVV không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của các cơ quan đại diện ngoại giao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. “Chúng ta cần hợp tác để phát triển một hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ, giúp doanh nghiệp SME Việt Nam tự tin bước ra ‘biển lớn’, tạo ra những bứt phá mới, đẩy mạnh kinh tế Việt Nam phát triển và khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu”, ông Phạm Bắc Bình nhấn mạnh.

Các DNNVV Việt Nam giữ vai trò không thể thay thế trong việc tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần vào sự nghiệp phát triển
DNNVV đang giữ vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các địa phương.

Mới đây tại Đà Nẵng, Bộ Ngoại giao đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Phát huy vai trò các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hội nhập kinh tế quốc tế”. Tại đây, các doanh nghiệp khu vực miền Trung đã trực tiếp và trực tuyến trao đổi với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về thực trạng, khó khăn cũng như nhu cầu hỗ trợ trong quá trình tiếp cận thị trường quốc tế. Những cơ hội hợp tác quốc tế được nêu ra đã mở ra nhiều triển vọng cho các DNNVV bước ra thị trường toàn cầu.

Ở chiều ngược lại, bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Giám đốc Ban Quản lý dự án, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao cho biết: “Qua những trao đổi, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ hiểu rõ hơn tình hình thực tế và nhu cầu của các hiệp hội, doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng các chính sách và giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, mở rộng thị trường”.

Cần Phát huy vai trò các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hội nhập kinh tế quốc tế.
Cần phát huy vai trò các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hội nhập kinh tế quốc tế.

Bà Trần Bình Minh, Phó trưởng ban Ban Nghiên cứu Kinh tế ngành và Lĩnh vực thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khuyến nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần thúc đẩy kết nối doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, cải thiện hệ thống thông tin và tư vấn. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định pháp lý, thuế và thủ tục tại các thị trường nước ngoài…

Trên thực tế, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đang đóng vai trò như những “cầu nối” quan trọng, cung cấp thông tin về thị trường, văn hóa, ngôn ngữ và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường lớn, đầy tiềm năng. Cách thức phối hợp giữa cơ quan đại diện với doanh nghiệp và các hiệp hội trong nước chính là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, giúp DNNVV Việt Nam vững bước trên con đường phát triển toàn cầu.

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh tổ chức tuần lễ nông nghiệp công nghệ cao hướng tới hội nhập ASEAN

TP. Hồ Chí Minh tổ chức tuần lễ nông nghiệp công nghệ cao hướng tới hội nhập ASEAN

Từ ngày 19-22/6, TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Tuần lễ giống, nông nghiệp công nghệ cao và sinh vật cảnh năm 2025 với chủ đề “Nông nghiệp thành phố gắn với hội nhập ASEAN”. Sự kiện này nhằm giới thiệu những thành tựu nổi bật trong nông nghiệp công nghệ cao của thành phố và tăng cường kết nối với các nước trong khu vực.
HSG vượt kế hoạch lợi nhuận, không bị ảnh hưởng bởi thuế quan Mỹ

HSG vượt kế hoạch lợi nhuận, không bị ảnh hưởng bởi thuế quan Mỹ

Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố kết quả kinh doanh tích cực trong 8 tháng đầu niên độ tài chính (NĐTC) 2024-2025, với lợi nhuận sau thuế đạt 567 tỷ đồng, vượt 13% so với kế hoạch năm theo phương án cao nhất. Điều đáng chú ý là Tập đoàn khẳng định chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.
Hướng đi nào cho sầu riêng Đắk Lắk?

Hướng đi nào cho sầu riêng Đắk Lắk?

Trong chưa đầy một thập kỷ, cây sầu riêng đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành “ngôi sao mới” của ngành nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang xuất khẩu tỷ đô, ngành hàng này - đặc biệt là tại thủ phủ sầu riêng Đắk Lắk - đang đối mặt nhiều thách thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược để phát triển bền vững.
TP. Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn kinh tế 2025 quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư vào kỷ nguyên AI

TP. Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn kinh tế 2025 quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư vào kỷ nguyên AI

Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh vừa công bố kế hoạch tổ chức Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 6/2025 (HEF 2025) với chủ đề "Trí tuệ nhân tạo - Từ công nghệ đến thực tiễn" ("Artificial Intelligence - From Technologies to Applications"). Diễn đàn dự kiến diễn ra từ ngày 24 đến ngày 30/11/2025, nhằm quảng bá tiềm năng hợp tác, phát triển kinh tế, du lịch và cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn của thành phố trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
VinUni đặt mục tiêu vào Top 100 đại học hàng đầu thế giới - mời tuyển 500 nhà khoa học toàn cầu

VinUni đặt mục tiêu vào Top 100 đại học hàng đầu thế giới - mời tuyển 500 nhà khoa học toàn cầu

Trường Đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển Giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
MB hợp tác chiến lược cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ kết nối doanh nghiệp kiều bào EU

MB hợp tác chiến lược cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ kết nối doanh nghiệp kiều bào EU

Từ ngày 6 đến 8/6//2025, tại Thủ đô Brussels - Vương quốc Bỉ, MB phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ tổ chức chuỗi sự kiện thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU.
Mở "cánh cửa" mới cho nông sản Việt Nam tới Ohio, Hoa Kỳ

Mở "cánh cửa" mới cho nông sản Việt Nam tới Ohio, Hoa Kỳ

Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Ohio (Hoa Kỳ) vừa đạt được những bước tiến đột phá, hứa hẹn tạo ra "cú hích" lớn cho ngành nông nghiệp hai nước. Với Biên bản ghi nhớ trị giá hơn 600 triệu USD, các bên đã thống nhất cùng nhau xây dựng mối quan hệ thương mại không cạnh tranh, mà bổ trợ cho nhau.
[Infographic] Tháng 5/2025: Thặng dư thương mại 0,55 tỷ USD

[Infographic] Tháng 5/2025: Thặng dư thương mại 0,55 tỷ USD

Trong tháng 5/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 78,64 tỷ USD, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục giữ vai trò chủ lực với kim ngạch xuất khẩu tăng 27,7% và nhập khẩu tăng 30,4%, góp phần quan trọng vào đà tăng thương mại quốc tế của Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI cần chuẩn bị gì cho Luật Dữ liệu mới tại Việt Nam?

Doanh nghiệp FDI cần chuẩn bị gì cho Luật Dữ liệu mới tại Việt Nam?

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới về quản trị dữ liệu. Với sự ra đời của Luật Dữ liệu vào tháng 11/2024, cùng với Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã có hiệu lực, và Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dự kiến được thông qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cần nhanh chóng thích nghi để đảm bảo tuân thủ. Việc vi phạm các quy định này có thể dẫn đến mức phạt lên tới 5% doanh thu tại Việt Nam.
Ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu thu hút dòng vốn FDI

Ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu thu hút dòng vốn FDI

Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển mạnh sau đại dịch và ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị, Việt Nam nổi lên như điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Làm sao để tận dụng hiệu quả dòng vốn này, không chỉ dừng lại ở con số đầu tư, mà còn tạo giá trị lan tỏa cho khu vực kinh tế trong nước?