Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Bảo hiểm nông nghiệp áp dụng công nghệ chuỗi khối

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Áp dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) vào hầu hết các khâu đoạn của sản xuất, tiêu thụ nông sản sẽ giúp tiết giảm chi phí đầu vào và tăng mạnh cả năng suất và sản lượng.
aa

Thí điểm ở bảo hiểm và truy xuất nguồn gốc

Tổng công ty Bảo hiểm PVI, Công ty công nghệ bảo hiểm Igloo Việt Nam và Tổng cục Khí tượng Thủy văn vừa hợp tác triển khai giải pháp bảo hiểm Chỉ số thời tiết dựa trên công nghệ blockchain, có khả năng tự động hóa việc giải quyết yêu cầu bảo hiểm của người nông dân trồng lúa.

Theo bảo hiểm Igloo, với giải pháp này, hệ thống phân tích của phần mềm bảo hiểm sẽ căn cứ vào dữ liệu lượng mưa thu thập được từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Trong trường hợp xảy ra tổn thất do thời tiết hoặc thiên tai, người nông dân trồng lúa sẽ được bảo hiểm chỉ số thời tiết tự động tính toán, thanh toán các khoản bồi thường mà không cần phải lập hồ sơ yêu cầu bồi thường và không cần chứng minh thiệt hại.

bao hiem nong nghiep ap dung cong nghe chuoi khoi
Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng blockchain ngày càng phổ biến

Ông Nguyễn Hữu Tự Trí - Giám đốc Igloo Việt Nam cho biết, trước mắt giải pháp bảo hiểm chỉ số thời tiết sẽ được PVI triển khai trên 6.000 ha lúa của nông dân tại 8 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Mức phí bảo hiểm từ 220.000 đồng/ha và diện tích bảo vệ tối thiểu là 0,1 ha. Với mức phí này, tùy theo mức độ thiệt hại, người dân mua bảo hiểm có thể được bồi thường tự động đến 4 triệu đồng/ha - tùy theo các chỉ số dữ liệu thời tiết hệ thống đo đếm được.

Theo đại diện của PVI, trên cơ sở làm việc với các địa phương khu vực ĐBSCL, tới đây đơn vị này có thể sẽ mở rộng giải pháp bảo hiểm chỉ số thời tiết song song với việc triển khai các loại hình bảo hiểm nông nghiệp khác. Mục tiêu trong vài năm tới, sản phẩm bảo hiểm này có thể “phủ sóng” 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL với quy mô diện tích được bảo hiểm đạt khoảng 50.000 ha.

Trước khi lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp chính thức áp dụng giải pháp công nghệ blockchain, một khâu khác trong sản xuất nông nghiệp cũng đã áp dụng thành công giải pháp này là truy xuất nguồn gốc nông sản.

Theo đó, Infinity Blockchain Labs (một fintech công nghệ tại TP.HCM) đã tài trợ công nghệ cho Hợp tác xã Xoài Mỹ Xương tại tỉnh Đồng Tháp thử nghiệm thành công mô hình trồng xoài, truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ chuỗi khối. Nhờ áp dụng công nghệ này, hơn 60 ha xoài đặc sản của HTX Mỹ Xương đã được bảo hộ thương hiệu bằng mã QR Code độc quyền.

Hệ thống kiểm soát quá trình chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển và tiêu thụ cho phép người tiêu dùng cuối cùng truy xuất được địa điểm từng trái xoài, thời gian phân phối đến tay người dùng cách sử dụng của sản phẩm. “Thậm chí quả xoài đang chua ngọt thế nào, khi nào ăn thì vừa vị cũng có thể biết được” – ông Võ Việt Hưng, Giám đốc HTX Xoài Mỹ Xương chia sẻ.

Sẽ lan tỏa mạnh ở nhiều khâu đoạn

Theo bà Hà Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, mặc dù việc áp dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở phạm vi thí điểm trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, tốc độ lan tỏa của giải pháp công nghệ này đang khá mạnh mẽ và thu hút nhiều địa phương triển khai.

Bà Hạnh cho biết, thời gian qua Viện An toàn Thực phẩm và Dinh dưỡng - thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã hoàn thành xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm VFSC dựa trên công nghệ blockchain. Hiện tại ứng dụng này đã bắt đầu thí điểm triển khai tại các trang trại chăn nuôi lớn trên địa bàn cả nước.

“Song song đó, bắt đầu mở rộng áp dụng ở 4 nhóm ngành khác là trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, cây cảnh và dược liệu. Phạm vi áp dụng hiện đã mở rộng ra 26 tỉnh thành, từ Bắc chí Nam”, bà Hạnh thông tin.

Không chỉ ứng dụng cho các lĩnh vực như truy xuất nguồn gốc, bảo hiểm nông nghiệp, theo các chuyên gia, trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang tập trung mạnh cho tái cấu trúc và thúc đẩy xuất khẩu, thương mại điện tử thì công nghệ blockchain các năm tới sẽ là động lực để bứt phá mạnh.

TS. Chris Berg - Thành viên nghiên cứu của Trung tâm Đổi mới sáng tạo blockchain thuộc Đại học RMIT cho rằng, công nghệ này sẽ đóng vai trò nền tảng hạ tầng số, tạo ra chuỗi cung ứng thông tin. Khi việc ứng dụng blockchain phổ biến rộng rãi, nó sẽ giống như một công nghệ tài chính cung cấp cho nông dân phương tiện để hợp đồng với người bán, thanh toán toàn bộ hoặc một phần một cách tự động theo phương thức ngang hàng (peer-to-peer) tránh phụ thuộc vào các khâu phân phối trung gian.

Ngoài ra, ứng dụng blockchain cũng sẽ đơn giản hóa việc giao hàng với các tích hợp thanh toán điện tử, tài chính nhúng từ các nhà bán lẻ và logistics. Chưa kể nếu áp dụng triệt để công nghệ chuỗi khối, các khâu đoạn tài chính trang trại, tài chính nhà vườn cũng sẽ được quản lý chặt chẽ. Chẳng hạn việc bảo trì máy móc, thiết bị nông nghiệp sẽ được kiểm soát bằng hệ thống phần mềm giúp chủ trang trại, chủ doanh nghiệp tính toán chi phí giá vốn, thời điểm phù hợp để đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp” – ông Chris Berg phân tích.

Triển khai blockchain cho sản phẩm OCOP

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay ngành Nông nghiệp đang triển khai chương trình hỗ trợ chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong đó sẽ trích một phần kinh phí hỗ trợ các mô hình OCOP áp dụng công nghệ blockchain trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Mỗi mô hình sẽ được cấp tài khoản blockchain. Thông tin sản phẩm tham gia OCOP sẽ được kết nối với những cổng thương mại và xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế. Kinh phí cho hoạt động này được trích một phần từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của mỗi tỉnh thành. Ngoài ra, các mô hình OCOP sẽ được tư vấn tham gia những gói đầu tư tài chính, hỗ trợ phát triển như gói ngân sách hỗ trợ DNNVV, chương trình hỗ trợ phát triển theo Nghị định số 98/NĐ-CP của Chính phủ, Quỹ Đầu tư iTrust, Ngân hàng Thế giới…

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Vải thiều sẵn sàng cho xuất khẩu mùa vụ 2025

Vải thiều sẵn sàng cho xuất khẩu mùa vụ 2025

Năm 2025, sản lượng vải thiều dự kiến sẽ đạt khoảng 303.000 tấn, tăng mạnh 30% so với năm trước. Trước tín hiệu tích cực này, ngành nông nghiệp đã khẩn trương triển khai các phương án thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sớm, tạo nền tảng vững chắc cho một mùa vải thắng lợi.
Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất tạo động lực cho phát triển nông nghiệp bền vững

Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất tạo động lực cho phát triển nông nghiệp bền vững

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ và Ủy ban Kinh tế và Tài chính (UBKTTC) đã trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Nghị quyết kéo dài chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) đến năm 2030. Với mục tiêu thể chế hóa chủ trương của Đảng, hỗ trợ nông dân, khuyến khích tích tụ đất đai, và nâng cao sức cạnh tranh nông sản, dự thảo nghị quyết không chỉ củng cố chính sách ưu đãi mà còn đặt ra yêu cầu đánh giá tổng thể để đảm bảo hiệu quả sử dụng đất, góp phần xây dựng nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Để sản phẩm OCOP phát triển và vươn xa

Để sản phẩm OCOP phát triển và vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai từ năm 2019 là 1 trong 6 chương trình chuyên đề trọng tâm để TP. Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu thực hiện hiệu quả và thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, chính quyền thành phố luôn tìm kiếm và đưa ra hàng loạt giải pháp để sản phẩm OCOP phát triển vươn xa…
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025: Bức tranh toàn cảnh cho phát triển bền vững

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025: Bức tranh toàn cảnh cho phát triển bền vững

Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, xanh, sinh thái và bền vững, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (TĐTNN 2025) được kỳ vọng sẽ là cuộc “tổng rà soát” toàn diện, làm rõ thực trạng và định hình các chính sách phát triển mới phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu thực tiễn. Đây là lần thứ sáu cuộc tổng điều tra quy mô lớn này được thực hiện trên phạm vi cả nước theo chu kỳ 10 năm/lần, mang ý nghĩa chiến lược trong hoạch định và điều hành phát triển khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Nghị quyết 57: "Luồng gió mới" cho nông nghiệp

Nghị quyết 57: "Luồng gió mới" cho nông nghiệp

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu và ngành nông nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức cấp bách, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị được xem là "kim chỉ nam" để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực then chốt cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực này.
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Bảo hiểm Agribank: Trách nhiệm và sẻ chia trong hành trình hội nhập quốc gia

Bảo hiểm Agribank: Trách nhiệm và sẻ chia trong hành trình hội nhập quốc gia

Bảo hiểm Agribank – công ty con của Agribank – đã và đang thể hiện rõ vai trò tiên phong trong sứ mệnh đồng hành cùng Agribank và người dân chung sức vì sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng

4 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cán mốc 21,15 tỷ USD, tăng trưởng 10,7% so với cùng kỳ năm 2024, cho thấy sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
Gỡ "nút thắt" khoa học công nghệ cho nông nghiệp và môi trường

Gỡ "nút thắt" khoa học công nghệ cho nông nghiệp và môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kế hoạch hành động mang tính đột phá về khoa học công nghệ, hiện thực hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Đây là bước đi chiến lược nhằm "cởi trói" tiềm năng, giải quyết những "điểm nghẽn" kéo dài và kiến tạo một nền nông nghiệp, môi trường phát triển bền vững, hiệu quả.
Phát triển nông nghiệp xanh và chuỗi liên kết: Hướng đi tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Phát triển nông nghiệp xanh và chuỗi liên kết: Hướng đi tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Phát triển nông nghiệp hiện đại không chỉ dừng lại ở việc tăng năng suất mà còn phải tạo ra giá trị gia tăng cao, gắn với đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường và đáp ứng xu thế tiêu dùng trong nước và quốc tế. Tỉnh Thanh Hóa đang đi đầu trong chiến lược này thông qua việc nâng tầm các sản phẩm nông nghiệp chủ lực bằng hàng loạt giải pháp từ chuyển đổi số, liên kết vùng đến phát triển theo hướng nông nghiệp xanh.