Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số
Trong năm 2024, công tác chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 đã đạt được một số kết quả tích cực như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ trung ương đến cơ sở; tích cực hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tạo khuôn khổ pháp lý và điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực; hạ tầng số và các nền tảng số được quan tâm đầu tư; cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu có bước phát triển tốt; cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện; Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế.
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, vẫn còn những hạn chế như: Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách còn nhiều bất cập; nhiều nhiệm vụ theo Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 chưa hoàn thành; kinh tế số, hạ tầng số phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng kinh tế; công tác an ninh mạng, an toàn thông tin nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính còn chậm; chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao; nhân lực cho chuyển đổi số, Đề án 06 còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, phân bổ chưa đồng đều.
Tinh thần triển khai gắn với 5 "tăng tốc, bứt phá"
Thông báo kết luận nêu rõ quan điểm chỉ đạo là bám Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một yêu cầu khách quan, là lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình, đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng và nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Tinh thần triển khai gắn với 5 "tăng tốc, bứt phá":
a) Thứ nhất là tăng tốc, bứt phá trong chuyển đổi số, đưa công nghệ số lan tỏa đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 và ở mức hai con số trong những năm tiếp theo.
b) Thứ hai là tăng tốc, bứt phá trong số hóa các ngành kinh tế, tạo ra bước nhảy vọt về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
c) Thứ ba là tăng tốc, bứt phá trong phát triển hạ tầng số, xây dựng nền tảng vững chắc cho nền kinh tế số, phải ưu tiên và xác định có trọng tâm, trọng điểm.
d) Thứ tư là tăng tốc, bứt phá trong phát triển nhân lực số, trang bị kiến thức, kỹ năng cho thế hệ tương lai, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội trong kỷ nguyên số.
đ) Thứ năm là tăng tốc, bứt phá trong phát triển Chính phủ số, xã hội số, công dân số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Lãnh đạo từ trên xuống, nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên
Chủ đề chuyển đổi số năm 2025 là: "Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số", trong đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu gương đi đầu, tiên phong trong nhận thức, đổi mới tư duy, phương pháp luận về chuyển đổi số; chỉ đạo quyết liệt những nhiệm vụ chậm tiến độ, tháo gỡ những khó khăn, điểm nghẽn theo nguyên tắc "lãnh đạo từ trên xuống, nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên". Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về chuyển đổi số và Đề án 06 bằng nhiều hình thức.
Đồng thời, khẩn trương ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị trong tháng 2/2025, đảm bảo "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm" để đánh giá, đo lường, kiểm tra, giám sát; Hoàn thành xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nhất là cơ sở dữ liệu về đất đai; nghiên cứu, xây dựng đề án ứng dụng internet vạn vật (IoT) trong một số ngành, lĩnh vực, như: sản xuất, thương mại, năng lượng, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, y tế thông minh; rà soát, đánh giá, nghiên cứu phương án triển khai trung tâm giám sát, điều hành thông minh dựa trên dữ liệu, kết nối với Trung tâm điều hành của Chính phủ bảo đảm thiết thực, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật.
Chuyển trạng thái cung cấp dịch vụ công từ "xin - cho" sang trạng thái "chủ động - phục vụ"; đẩy mạnh xóa bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình hướng tới dịch vụ số cá nhân hóa, không phụ thuộc địa giới hành chính. Phấn đấu đến hết năm 2025, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng
Hết tháng 6/2025, 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân.
Đến ngày 30/6/2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện phân cấp, ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính, áp dụng chính sách thu phí không đồng để thu hút người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến như mô hình thành phố Hà Nội đã triển khai; phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an số hóa dữ liệu hộ tịch và đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch, phục vụ cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hoàn thành trước ngày 31/3/2025; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường số hóa dữ liệu đất đai trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Phát động phong trào thi đua toàn quốc về phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Bộ Nội vụ nghiên cứu, tham mưu phát động phong trào thi đua toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo khí thế, hiệu ứng lan tỏa đến từng người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ công vụ.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Luật Công nghiệp công nghệ số để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 năm 2025; kịp thời trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn sau khi luật được ban hành. Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử năm 2023 về cơ sở dữ liệu dùng chung.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025; kịp thời trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn sau luật được ban hành để triển khai thực hiện. Sớm hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dữ liệu.
Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác triển khai chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 năm 2024 tại phiên họp tháng 3/2025, đồng thời tổ chức khen thưởng theo thẩm quyền được giao và quy định của pháp luật.
Các tin khác

Quyết tâm về đích kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Ngân hàng Số Vikki và Đà Nẵng hợp tác phát triển nhân lực ngành bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Tăng trưởng kinh tế cần tiêu dùng nội địa bứt phá

Việt Nam - Brazil: Quyết tâm đưa thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2030

Khó khăn “cản bước” giải ngân vốn đầu tư công

Cơ hội mới cho doanh nghiệp đầu tư vào Khánh Hòa

Kinh tế tư nhân - Hướng đi nào cho sự bứt phá?

Lạm phát đang hối thúc NHTW Nhật tăng tiếp lãi suất

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 27/3

Dữ liệu - “nguồn tài nguyên mới” để Việt Nam vươn lên

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

Quảng Ngãi: Cần khoảng 10.830 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển

Năm 2025 sẽ bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin tài chính ngân hàng tuần 24 - 30/3
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng
