Cơ hội lớn cho bất động sản bán lẻ
Đánh thuế bất động sản có làm thị trường hạ nhiệt? Loạt chỉ dấu khẳng định thời cơ vàng của thị trường bất động sản đã điểm |
Điều này chứng tỏ mô hình trung tâm thương mại quy mô lớn vẫn đang giữ sức hút. Bởi bất chấp nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn được hỗ trợ bởi lãi suất thấp, tăng trưởng kinh tế cải thiện, thuế VAT được giảm... Bà Từ Thị Hồng An, Giám đốc cấp cao Bộ phận cho thuê thương mại Savills chia sẻ, trong bức tranh tổng thể chung, nhiều đơn vị bày tỏ lạc quan với nền kinh tế trong năm 2025: “Chúng tôi dự báo, thị trường tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tăng 8,4% vào năm sau. Do đó, ngành bán lẻ sẽ có nhiều cơ hội phục hồi, phát triển và mặt bằng bán lẻ tiếp tục được mở rộng”.
Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ trong lĩnh vực mặt bằng bán lẻ. Các tập đoàn lớn trong và ngoài nước đổ vốn vào các dự án trung tâm thương mại, khu phức hợp có mặt bằng bán lẻ.
Nhiều tập đoàn bán lẻ liên tục mở rộng mặt bằng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh |
Hiện giá thuê mặt bằng bán lẻ ở những vị trí đắc địa cũng đạt đến mức cao kỷ lục. Các vị trí trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh có giá thuê lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng cho một không gian nhỏ. Mặc dù chi phí cao, nhưng các tập đoàn vẫn sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để có được những mặt bằng ở vị trí chiến lược nhằm thu hút khách hàng và gia tăng giá trị thương hiệu.
Trong khi đó, tại Việt Nam, thương mại điện tử cũng đã bùng nổ trong vài năm qua, với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng như Shopee, Lazada, Tiki và nhiều thương hiệu khác. Sự gia tăng sử dụng internet và smartphone, cùng với xu hướng mua sắm trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch, đã thúc đẩy ngành thương mại điện tử tăng trưởng nhanh chóng. Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng việc mua sắm online nhờ sự tiện lợi, đa dạng sản phẩm và giá cả cạnh tranh.
Điều này đặt ra câu hỏi, liệu sự phát triển của bất động sản bán lẻ có mâu thuẫn với xu hướng này không, đặc biệt khi người tiêu dùng đang chuyển dần sang mua sắm trực tuyến.
Thực tế cho thấy, 2 lĩnh vực này không mâu thuẫn, mà còn có thể bổ trợ lẫn nhau. Nhiều thương hiệu lớn hiện nay đã áp dụng mô hình kinh doanh đa kênh (omni-channel), kết hợp giữa kênh bán hàng trực tuyến và bán lẻ truyền thống để có thể tiếp cận khách hàng tốt nhất. Cửa hàng vật lý giờ đây không chỉ đơn thuần là nơi bán sản phẩm, mà còn là nơi để khách hàng trải nghiệm trực tiếp sản phẩm trước khi mua sắm trực tuyến. Nhiều khách hàng có thói quen tới cửa hàng xem và thử sản phẩm, nhưng sau đó sẽ đặt hàng trực tuyến để nhận các ưu đãi về giá cả hoặc giao hàng tận nơi. Những giao dịch này giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, đồng thời tận dụng hiệu quả từ cả 2 kênh bán hàng.
Bà Nguyễn Cao Ngọc Dung - Quản lý cao cấp phụ trách phát triển thị trường cho dịch vụ về đo lường bán lẻ tại NielsenIQ Việt Nam nhận định, thương mại điện tử tập trung vào sự tiện lợi và giá cả cạnh tranh; trong khi các cửa hàng vật lý cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tiếp, từ đó tạo ra sự khác biệt.
Mặt bằng bán lẻ với thiết kế hiện đại, trải nghiệm mua sắm tích hợp và các dịch vụ giá trị gia tăng như bảo hành, chăm sóc khách hàng đang trở thành xu hướng mới giúp doanh nghiệp cạnh tranh trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, sự mở rộng của bất động sản bán lẻ còn tác động gián tiếp đến việc phát triển hạ tầng logistics, vốn là xương sống của thương mại điện tử. Các trung tâm bán lẻ lớn thường đồng thời phát triển các kho hàng và hệ thống phân phối gần kề để hỗ trợ hoạt động giao hàng nhanh chóng. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thương mại điện tử mở rộng phạm vi hoạt động, mà còn giúp cải thiện thời gian giao hàng, từ đó nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.
Với sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, mô hình kinh doanh đa kênh sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các kênh bán hàng trực tuyến và truyền thống. Trong tương lai, bất động sản bán lẻ và thương mại điện tử sẽ tiếp tục cùng tồn tại và phát triển, tạo nên sự cân bằng và đa dạng trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng.