Củng cố niềm tin, chủ động vượt khó

08:56 | 03/02/2023

Chính phủ nhận định kinh tế tháng 1/2023 đạt nhiều kết quả quan trọng, song còn không ít khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô chưa ổn định một cách bền vững.

cung co niem tin chu dong vuot kho Chính phủ ban hành Nghị quyết về nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
cung co niem tin chu dong vuot kho Kinh tế tháng 1: Hé lộ không chỉ những khó khăn
cung co niem tin chu dong vuot kho Vững tay chèo trước sóng cả

Ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, mặc dù số ngày làm việc chỉ bằng 2/3 tháng bình thường nhưng kinh tế - xã hội tháng 1/2023 tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Thị trường tiền tệ, ngân hàng ổn định, chủ động thích ứng với những biến động nhanh và mạnh của thị trường quốc tế; sức ép điều hành tỷ giá, lãi suất giảm dần.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cho rằng còn không ít khó khăn, thách thức. Trong đó nổi lên là: Kinh tế vĩ mô chưa ổn định một cách bền vững; Sức ép lạm phát còn cao; Lĩnh vực tiền tệ, tài chính tiềm ẩn rủi ro, nhất là trái phiếu doanh nghiệp (TPDN); Thị trường bất động sản (BĐS) còn vướng mắc, bất cập; Các thị trường lớn, thị trường truyền thống bị thu hẹp; Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 8% so cùng kỳ; Giải ngân đầu tư công, hợp tác công tư còn hạn chế; Thu hút đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn; Việc triển khai một số chính sách của 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn chậm.

cung co niem tin chu dong vuot kho
Xuất khẩu gặp khó do nhiều thị trường chủ lực kinh tế suy giảm

Thời gian tới, dự báo tình hình có nhiều khó khăn, thách thức và cơ hội, thuận lợi đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, bám sát các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 01 của Chính phủ và Chỉ thị 03 của Thủ tướng Chính phủ, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ được giao, chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, tập trung cho 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu.

Thủ tướng dành nhiều thời gian phân tích về các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục ưu tiên giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn. Theo đó, điều hành cân bằng, hợp lý, hiệu quả giữa tỷ giá với lãi suất; giữa kiểm soát lạm phát với tăng trưởng; chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; giữa trong nước và ngoài nước.

Về kiểm soát lạm phát, cần chú trọng kiểm soát giá các mặt hàng trong rổ hàng hóa có tác động lớn đến CPI như lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng; điều hành thận trọng giá các mặt hàng Nhà nước quản lý ngay trong những tháng đầu năm; bảo đảm nguồn cung, lưu thông thông suốt các hàng hóa khác, nhất là những mặt hàng thiết yếu; hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào.

Thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác. Bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tiền tệ; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phù hợp, hướng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Về bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng yêu cầu chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời theo quy định pháp luật. Khẩn trương hoàn thành kế hoạch và hướng dẫn sử dụng phần tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2022 (khoảng 400.000 tỷ đồng), trong đó ngoài phần dành cho tăng lương và các vấn đề đột xuất, cần tập trung cho hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa... Đồng thời triệt để tiết kiệm chi, chống lãng phí, kiên quyết cắt giảm các khoản chi thường xuyên không thực sự cần thiết; ưu tiên chi đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, chiến lược. Tiếp tục đề xuất các giải pháp miễn giảm thuế, phí, lệ phí phù hợp; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính...

Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công

Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, xác định đây là nút thắt cần giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực liên quan như TPDN. Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS ngay trong tháng 2/2023. Cùng với đó, khẩn trương hoàn thiện, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65 về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế.

Với tổng vốn đầu tư công lên tới 700.000 tỷ đồng trong năm nay, Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý chặt chẽ, thúc đẩy tiến độ dự án lớn, quan trọng, có tính lan tỏa cao, nhất là công trình giao thông trọng điểm. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân ngay từ đầu năm; khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2023 theo đúng nguyên tắc, tiêu chí quy định; làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, kiểm tra, rà soát từng dự án, bố trí kế hoạch vốn. Về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thành kế hoạch phân bổ vốn còn lại (14,1 nghìn tỷ đồng). Đánh giá khả năng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%; đề xuất phương án xử lý, điều chỉnh trước ngày 15/2.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu có các giải pháp đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp chế biến chế tạo ngay sau kỳ nghỉ Tết. Đồng thời, nắm tình hình lao động sau kỳ nghỉ Tết, nhất là tại các khu công nghiệp, địa bàn công nghiệp trọng điểm; có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu lao động cục bộ, không để đứt gãy cung ứng nguồn lao động.

Chú trọng phát triển và khai thác hiệu quả thị trường trong nước gắn với thực hiện tốt Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; khai thác hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới. Có giải pháp đồng bộ, hiệu quả tận dụng tối đa các cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế; phấn đấu năm 2023 đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Thúc đẩy chính phủ điện tử, chính phủ số, công dân số, kinh tế số; sớm hoàn thành xây dựng, kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia và báo cáo Chính phủ về chủ trương xây dựng Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia.

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều ngày 2/2, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Chi cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 về việc phát hành TPDN riêng lẻ, Bộ Tài chính đến hiện nay đang trong quá trình hoàn chỉnh bộ hồ sơ dự thảo Nghị định và dự kiến sẽ trình Chính phủ ngay trong đầu tuần tới. “Với tiến độ như vậy, chúng tôi kỳ vọng Chính phủ sẽ sớm thông qua những nội dung Nghị định mới để các quy định của chúng ta thích ứng với tình hình thực tế, từ đó củng cố niềm tin của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát hành. Đồng thời, chúng ta cũng bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư tham gia vào thị trường TPDN”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Chi nói.

Lê Đỗ

Nguồn:

Thông tin chứng khoán

Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,50
5,60
5,70
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,50
5,60
5,70
7,50
7,70
7,90
8,30
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,70
7,70
7,70
7,70
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,50
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
6,00
6,00
6,00
8,55
8,60
8,65
9,20
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.310 23.680 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.350 23.650 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.305 23.665 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.300 23.660 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.270 23.650 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.800 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.315 23.700 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.325 23.675 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.390 24.010 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.360 23.680 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)

Giá vàng Xem chi tiết

Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
66.550
67.270
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
66.550
67.250
Vàng SJC 5c
66.550
67.270
Vàng nhẫn 9999
54.900
55.900
Vàng nữ trang 9999
54.750
55.500