Dành nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản phẩm du lịch nông thôn
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam khẳng định tại diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với nông đặc sản và sản phẩm OCOP” tổ chức ngày 22/9.
Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch nông thôn
|
![]() |
Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam sẽ dành một nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản phẩm du lịch OCOP. |
Du lịch nông thôn là xu hướng của thế giới
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhìn nhận, du lịch nông thôn đang là xu hướng của thế giới và đây là lợi thế của Việt Nam. Bộ NN-PTNT muốn khai thác lĩnh vực này thành ngành kinh tế du lịch nông thôn và trở thành thương hiệu của Việt Nam, với sự hỗ trợ từ các sản phẩm OCOP.
Khi triển khai, Bộ NN-PTNT nhận ra 3 vấn đề từ các mô hình: câu chuyện nếp sống của mỗi hộ gia đình tại địa phương, sản phẩm đặc trưng và câu chuyện văn hóa văn nghệ bảo tồn nét truyền thống. Cả 3 yếu tố này cần gắn với nhau.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng lưu ý, cần xác định đất nông nghiệp trồng cây gì, nuôi con gì chứ không phải để chuyển hết làm homestay. Cần tạo ra cảnh quan nông thôn để giữ khách du lịch, đây mới là mô hình du lịch cộng đồng nông thôn homestay.
Để phát triển du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP, ông Nam giao cho Văn phòng điều phối nông thôn mới làm việc với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM thành lập trung tâm tập huấn các lớp phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn.
Ông Nam cho biết, Việt Nam hiện có hơn 10.000 sản phẩm OCOP, các trung tâm OCOP đang hình thành, nhiều doanh nghiệp chú trọng liên kết với các địa phương trong tiêu thụ OCOP, đây là những tín hiệu đáng mừng. Bộ NN-PTNT đang định hướng đưa sản phẩm OCOP ra nước ngoài, kết nối thông qua các đại sứ quán, tổ chức hội chợ OCOP tại châu Âu.
Ông Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết, phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”. Bởi, sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn. Bên cạnh đó, sản phẩm OCOP cũng góp phần truyền tải các câu chuyện và giá trị văn hóa về du lịch nông thôn. Ở chiều ngược lại, du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP.
Từ góc nhìn của mình, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam – bà Hồ Kim Liên nhìn nhận, để phát triển bền vững cần sự chung tay của doanh nghiệp, chính quyền, nông dân nhằm kết nối hệ thống du lịch toàn diện. Bà đề nghị Nhà nước quan tâm phát triển mạng lưới sản phẩm OCOP, kết nối các thương hiệu với nhà tổ chức du lịch lữ hành, từ đó thiết lập mạng lưới du lịch nông nghiệp kết hợp tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Theo bà Liên, không gian tập trung ‘làng OCOP’ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương. Đây không chỉ là không gian tích hợp để quảng bá tới khách du lịch, mà còn giúp các doanh nghiệp OCOP học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Nhấn mạnh phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đang là yêu cầu của nhiều địa phương, ông Phạm Quốc Liêm Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) cũng nhận định về lâu dài, phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP và nông đặc sản sẽ là “miền đất hứa” cho lực lượng lao động trẻ. Với tư duy mới, hiện đại, đây sẽ là nguồn nhân lực phù hợp, bổ khuyết cho các mô hình hiện tại.
![]() |
Dành một nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản phẩm du lịch OCOP
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, khi triển khai, Bộ NN&PTNT nhận ra 3 vấn đề từ các mô hình: câu chuyện nếp sống của mỗi hộ gia đình tại địa phương, sản phẩm đặc trưng và câu chuyện văn hóa văn nghệ bảo tồn nét truyền thống. Cả 3 yếu tố này cần gắn với nhau.
Để phát triển du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP, Thứ trưởng Trần Thanh Nam giao cho Văn phòng điều phối nông thôn mới làm việc với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh thành lập trung tâm tập huấn các lớp phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn.
Từ chia sẻ Việt Nam chưa có mô hình du lịch OCOP 5 sao, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT mong muốn có thể hình thành được một bộ hồ sơ đạt chuẩn 5 sao. Ông cho hay sẽ sớm có một bộ tài liệu tập huấn cho các địa phương về phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP.
Việt Nam hiện có hơn 10.000 sản phẩm OCOP, các trung tâm OCOP đang hình thành, nhiều doanh nghiệp chú trọng liên kết với các địa phương trong tiêu thụ OCOP, đây là những tín hiệu đáng mừng. Bộ NN-PTNT đang định hướng đưa sản phẩm OCOP ra nước ngoài, kết nối thông qua các đại sứ quán, tổ chức hội chợ OCOP tại châu Âu.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNN đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành xây dựng các sản phẩm du lịch có bán sản phẩm OCOP, từ đó thu hút nhiều địa phương tham gia.
“Trước mắt, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam sẽ dành một nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản phẩm du lịch OCOP. Chúng tôi đã ký với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam và triển khai văn bản đến các địa phương để đưa ra cơ chế hỗ trợ...”- Thứ trưởng Trần Thành Nam thông tin.
Các tin khác

Quyết liệt đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Đầu tư cho nông nghiệp, hướng đi mang lại hiệu quả

Kon Tum: Thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách

"8WONDER" đưa maroon 5 đến Phú Quốc United Center

Ngân hàng “kim, chỉ”…

Khánh Hòa: Tín dụng chính sách thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo bền vững

Agribank Quảng Trị đồng hành cùng địa phương trong xây dựng nông thôn mới

Ngân hàng lưu động tiếp thêm động lực cho người dân miền núi thoát nghèo

Thúc đẩy các gói tín dụng và bảo hiểm gắn với nông nghiệp - nông thôn

Nguồn vốn làm lại cuộc đời

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp

Agribank sát cánh cùng sự lớn mạnh của doanh nghiệp, doanh nhân

Cơ hội thoát nghèo cho đồng bào miền núi Phú Yên

Tín dụng và bảo hiểm hậu thuẫn vùng nguyên liệu

Đồng hành cùng nông dân nuôi cá sấu

Việt Nam - Campuchia: Công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR code

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển
NHNN Quảng Trị huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: Phó Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với cán bộ, đảng viên và người lao động ngành Ngân hàng

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake
