Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách
Số liệu thống kê và truyền thông chính sách Tạo chuyển biến về truyền thông chính sách bảo hiểm tiền gửi Báo chí - cánh tay nối dài của truyền thông chính sách |
Chính quyền và báo chí phải chủ động “gặp gỡ nhau”
Ngày 21/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về tăng cường công tác truyền thông chính sách, trong đó xác định đây là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh thông tin, là phương thức cơ bản, quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách.
![]() |
Báo chí là lực lượng chủ lực trong công tác truyền thông chính sách |
Theo ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, để có chính sách phù hợp với thực tiễn và khả thi thì quá trình xây dựng chính sách từ ý tưởng, hình thành chính sách, lấy ý kiến, ban hành chính sách và đánh giá hiệu quả chính sách đều rất cần sự vào cuộc của báo chí. Ý kiến của các tầng lớp nhân dân, của các chuyên gia, các nhà khoa học, thông qua diễn đàn báo chí là tiếng nói xây dựng, phản biện, giám sát, có vai trò quan trọng.
Qua tiếng nói của báo chí, các cơ quan xây dựng chính sách có được nhiều chiều thông tin hữu ích, cả trong khâu xây dựng, thực thi và hoàn thiện chính sách. Như vừa qua, đã có hàng ngàn ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được báo chí phản ánh; hay việc truyền thông ủng hộ lực lượng chức năng quyết liệt trong việc xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông uống bia, rượu…
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Báo chí cho rằng vẫn còn nhiều cơ quan, bộ, ngành, địa phương còn thiếu chủ động trong cung cấp thông tin nguồn cho báo chí; chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc chủ động cung cấp thông tin cho báo chí; chưa có nhân lực chuyên trách làm nhiệm vụ này.
Trước thực tế trên, theo ông Phúc, trước đây, truyền thông chính sách được coi là việc của báo chí, nhưng nay đó là việc của các cấp chính quyền. Sự thay đổi về nhận thức này được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Chính phủ nhận định rằng công tác truyền thông vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa có đội ngũ cán bộ làm truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp; chưa thấy được tầm quan trọng của việc phải bố trí nguồn lực phù hợp, cả nhân lực, điều kiện làm việc và kinh phí cho công tác truyền thông chính sách.
Việc thiếu kế hoạch, thiếu chủ động, thiếu chuyên nghiệp trong cung cấp thông tin và truyền thông đã để xảy ra những sự cố, khủng hoảng truyền thông trên một số lĩnh vực, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
![]() |
Thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc truyền thông các chính sách của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành tới xã hội |
Từ đó, Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương phải bố trí cán bộ phụ trách công tác truyền thông chính sách. Truyền thông chính sách thì nhiệm vụ chính là của chính quyền chứ không phải của báo chí. Cho nên, chính quyền phải bố trí nguồn lực về con người, tài chính cho hoạt động này và phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí; xây dựng bộ máy vận hành, định hướng thông tin, xử lý khủng hoảng truyền thông bài bản, chuyên nghiệp, lấy báo chí làm nòng cốt; sự phản biện của báo chí với chính sách của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương rất cần được tập hợp đầy đủ hơn, từ đó tiếp thu, chỉ đạo xử lý, thông tin lại để rộng đường dư luận.
Ông Lê Quang Minh - Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội, cũng nhận định báo chí khi tham gia vào quá trình truyền thông chính sách rất cần sự đầu tư về nguồn lực, nhất là các giải pháp về kinh tế và công nghệ. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ báo chí, song cơ chế đặt hàng, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá hiện hành thấp đang tạo rất nhiều áp lực cho các cơ quan báo chí trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Để duy trì hoạt động, nhiều hình thức tìm kiếm nguồn thu thông qua việc phản ánh các vấn đề chính sách bị biến tướng, gây bất bình đối với các cơ quan chức năng, người dân và doanh nghiệp, khiến uy tín của nhiều tờ báo bị giảm sút, tác động không nhỏ đến hình ảnh báo chí đối với xã hội.
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt về nguồn lực kinh tế cũng làm giảm đáng kể khả năng tiếp thu các công nghệ mới, giảm năng lực cạnh tranh của các cơ quan báo chí chính thống trong bối cảnh phát triển bùng nổ các loại hình truyền thông mạng xã hội.
Báo chí cần được “tiếp sức”
Theo ông Lê Quang Minh, phải khẳng định rằng báo chí chính thống là một trong những kênh chủ lực thực hiện công tác truyền thông chính sách. Tuy nhiên, để có thể phát huy tính chủ động của báo chí trong quá trình truyền thông chính sách, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.
Cụ thể, cần có cách tiếp cận đa dạng hơn về các sản phẩm của cơ quan báo chí trong quá trình tham gia truyền thông chính sách. Ngoài việc tạo ra các sản phẩm mang tính thông tin chính sách tới người dân và phản ánh thực tiễn xã hội tới các cơ quan hoạch định chính sách, với đặc thù bám sát công chúng, báo chí cần chủ động tham gia sâu hơn và tạo ra những sản phẩm mang tính dự báo và đo lường tác động truyền thông đến từ sự tương tác của dư luận, cử tri với chính sách. Nhà nước cần đầu tư cả về phương diện con người lẫn công nghệ để có thể nâng cao năng lực của các cơ quan báo chí trong việc nắm bắt dư luận xã hội.
![]() |
Các cơ quan báo chí rất cần sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để làm tốt công tác truyền thông chính sách |
Vì thế, bên cạnh việc điều chỉnh đơn giá đặt hàng các sản phẩm báo chí hiện nay phù hợp hơn với thực tiễn, Nhà nước có thể mở rộng đặt hàng các cơ quan báo chí thực hiện các sản phẩm mang tính dự báo, đánh giá dư luận, công chúng thông qua nhiều hình thức khác nhau như nghiên cứu, hội thảo, diễn đàn,...
Việc đa dạng hơn các sản phẩm do báo chí tạo ra trong quá trình truyền thông chính sách như vậy cũng tăng cường khả năng tiếp cận của báo chí với các nguồn lực khác nhau trong xã hội, từ đó hỗ trợ các cơ quan báo chí truyền thông từng bước giải quyết bài toán kinh tế báo chí, ông Minh nhận định.
Ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cũng cho rằng cần phải cải thiện mối quan hệ về cả cơ chế, chính sách và kinh tế giữa báo chí và cơ quan chủ quản. Theo Thứ trưởng Lâm, hầu hết cơ quan báo chí hiện tại không nhận được sự hỗ trợ về tài chính từ cơ quan chủ quản của mình.
“Hiện nay, rất nhiều cơ quan chủ quản đang hiểu sai về tự chủ của cơ quan báo chí và nghĩ tự chủ nghĩa là tự bơi”, ông Lâm đánh giá.
Đối với việc truyền thông chính sách trong lĩnh vực kinh tế, ông Lê Trọng Minh - Tổng Biên tập Báo Đầu tư, đề nghị các cơ quan ban hành chính sách cần mở rộng phạm vi đặt hàng tuyên truyền hơn so với hiện nay, ưu tiên các báo chuyên ngành kinh tế là những cơ quan báo chí có đúng đối tượng bạn đọc quan tâm.
Bên cạnh đó, đơn giá và thủ tục đặt hàng cần nghiên cứu theo hướng đơn giản, dễ nghiệm thu - quyết toán và đủ chi phí để các cơ quan báo chí tổ chức các nội dung tuyên truyền chất lượng, thay vì đủ số lượng tin/bài. Đơn giá phải có sự khác biệt giữa các tuyến bài về nội dung khó thực hiện như tác nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, các vấn đề mới, phức tạp cần có thời gian tìm tư liệu, nghiên cứu, phỏng vấn nhiều chiều.
Ngoài ra, cơ quan ban hành chính sách cần đa dạng hơn hình thức tổ chức truyền thông, ngoài các hình thức truyền thống như họp báo, hội thảo, tọa đàm, cần tổ chức nhiều hơn các chiến dịch truyền thông trọng điểm hàng năm như tổ chức các cuộc thi viết với giải thưởng và sự tôn vinh phù hợp, tổ chức các chương trình thực tế cho các phóng viên,... để có chất liệu và động lực cho các cơ quan báo chí cử nhân sự tham gia.
Cơ quan soạn thảo và ban hành chính sách kinh tế có cơ chế phản hồi thông tin báo chí nhanh hơn quy định và chất lượng giải trình phải đảm bảo có thể là tư liệu chất lượng cho báo chí khai thác; có cơ chế hợp tác, giao các cơ quan trực thuộc, cử lãnh đạo và chuyên viên phụ trách tham dự thường xuyên các hội thảo, tọa đàm, đối thoại,... do cơ quan báo chí tổ chức.
Ông Minh cũng đề xuất các cơ quan báo chí cần có cơ chế về tài chính đặc thù để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, xem xét có ưu đãi hoặc miễn thuế thu nhập với cơ quan báo chí để có nguồn lực tái đầu tư trang thiết bị, nhân sự, xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tổ chức các hội thảo, tọa đàm, xây dựng các nội dung đa dạng từ báo viết, báo điện tử tới các loại hình báo chí hiện đại đa nền tảng để nâng cao chất lượng tuyên truyền; Không hành chính hóa cơ cấu tổ chức tòa soạn, cơ chế tài chính trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm, chi trả nhuận bút, đầu tư cho phương tiện tác nghiệp...
Theo ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, công tác truyền thông chính sách còn đòi hỏi nhiều nỗ lực, cần có thêm sự chỉ đạo từ cấp độ Chính phủ.
“Truyền thông chính sách không chỉ là câu chuyện mong kiếm tìm những nguồn lực mà còn là câu chuyện hợp tác giữa cơ quan chức năng và cơ quan báo chí, câu chuyện tuyên truyền không chỉ một chiều mà còn phải đa chiều, phản biện để hoàn thiện chính sách”, ông Minh nhấn mạnh.
Các tin khác

Chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện

Kỳ họp Quốc hội thành công với sự tích cực, trí tuệ và cẩn trọng

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô

Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị COP 28, hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên 'Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới'

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước và Luật Nhà ở (sửa đổi)

Chủ tịch nước đến Tokyo, bắt đầu chương trình thăm chính thức Nhật Bản

Giải phóng mặt bằng luôn là nội dung rất phức tạp, là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện, chậm tiến độ, đội vốn đầu tư

Kiểm tra công tác đoàn và phong trào thanh niên Khối các cơ quan Trung ương năm 2023

Xem xét, thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng tại kỳ họp gần nhất

Đại biểu vẫn rất băn khoăn về quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Thống nhất chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi tại Kỳ họp thứ 6

Giới thiệu cuốn sách về công tác đối ngoại, ngoại giao Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực: Nhận diện đầy đủ để có giải pháp đột phá

Phòng, chống tham nhũng: Quyết liệt, liên tục và đồng bộ để đạt hiệu quả lâu dài

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: Phó Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với cán bộ, đảng viên và người lao động ngành Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng tiêu dùng giảm

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ
