Dịch Covid-19: Phép thử trên con đường phát triển
Xây dựng kịch bản theo tình hình dịch để chủ động ứng phó | |
3 kịch bản tăng trưởng với Covid-19: GDP có thể giảm từ 0,32 đến 2,71 điểm phần trăm |
Ảnh minh họa |
Nhưng không chỉ dừng lại ở những ách tắc trong những vấn đề rất cụ thể và ngắn hạn như vậy, cả thế giới còn đang có mối quan ngại lớn và ngày càng rõ ràng hơn về tương lai ảm đạm của thương mại toàn cầu trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Khi chưa biết thời điểm nào mới là đỉnh dịch, khi chưa biết tác động tiếp tục sẽ tới đâu cũng có nghĩa tâm lý lo ngại chưa lắng xuống, kéo theo nhu cầu giảm, sản xuất giảm, xuất - nhập khẩu giảm, chuỗi cung ứng bị gián đoạn…
Hàng loạt hệ lụy đang thực sự diễn ra bởi dịch bệnh này - những yếu tố vốn đã bị đe dọa và chịu ảnh hưởng tiêu cực từ trước đó bởi những căng thẳng gia tăng trong các điểm nóng địa chính trị toàn cầu và hàng loạt căng thẳng thương mại, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Trong ngắn hạn, công tác đối phó, phòng chống và kiểm soát dịch đang là ưu tiên lớn nhất lúc này. Tinh thần “chống dịch như chống giặc” cần được quán triệt, triển khai thực hiện một cách quyết liệt và nghiêm túc nhất. Bên cạnh đó, việc bám sát diễn biến dịch, có các dự báo kịp thời và tính toán tới các phương án hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình, người dân chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh cũng cần được tính tới. Vẫn biết dịch bệnh rồi sẽ qua đi nhưng việc chủ động đối phó, hạn chế ở mức tối thiểu các khó khăn, thiệt hại do dịch bệnh trực tiếp và gián tiếp gây ra cũng là cách để không làm mất đi hay thu hẹp không gian chính sách, nguồn lực và động lực cho tăng trưởng.
Và ngay cả khi không có những dịch bệnh lớn như hiện nay thì câu chuyện về thị trường, như vấn đề quá phụ thuộc vào một thị trường lớn, hay các hiện tượng cụ thể như “được mùa rớt giá” và loay hoay với các phương án “giải cứu” vẫn thường xảy ra mỗi năm. Điều đó cho thấy, dịch Covid-19 hay bất kỳ một dịch bệnh nào khác nếu có xảy ra chỉ càng làm rõ ràng hơn những bất cập này, đồng thời đặt ra một cách cấp thiết hơn cho việc cần quan tâm xác định và giải quyết những vấn đề then chốt với tầm nhìn chiến lược hơn.
Điều đó hàm nghĩa cần nhanh chóng hơn trong xây dựng các chính sách, giải pháp trung - dài hạn, bởi chúng ta không thể mãi ứng phó theo kiểu “giải cứu” mà cần hướng đến bền vững hơn. Trong đó, xây dựng và triển khai chiến lược đa dạng hóa thị trường cần được xem là cấp bách; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế hiệu quả; nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế đối với các cú sốc từ bên ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ trong nước là những yếu tố vô cùng quan trọng.
Dịch Covid-19 đang và có thể còn gây ra những khó khăn, gián đoạn và thiệt hại tạm thời nhưng nhất định nó không thể cản bước hay làm nản lòng ý chí và quyết tâm hành động để tiến lên phía trước của người dân Việt. Vì vậy, hãy chỉ coi dịch bệnh hiện tại là một phép thử, để từ đó Nhà nước, Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cùng chung sức, chung lòng, đoàn kết vì một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.