Điểm lại thông tin kinh tế ngày 24/3
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 23/3 | |
Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 16-20/3 |
Tin trong nước
Thị trường ngoại tệ phiên 24/3, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.260 VND/USD, tăng nhẹ 1 đồng so với phiên đầu tuần. Tỷ giá bán được niêm yết ở mức 23.650 VND/USD, thấp hơn 308 đồng so với trần tỷ giá, hạ 257 đồng so với phiên trước đó. Tỷ giá mua giao ngay vẫn được niêm yết ở mức 23.175 VND/USD.
Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá chốt phiên ở mức 23.580 VND/USD, giảm trở lại 70 đồng so với phiên 23/3. Tỷ giá trên thị trường tự do giảm 20 đồng ở chiều mua vào trong khi tăng 50 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.750 - 23.900 VND/USD.
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng phiên 24/3, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND giữ nguyên ở các kỳ hạn ngắn trong khi giảm 0,02 - 0,03 điểm phần trăm ở các kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng so với phiên đầu tuần, cụ thể: qua đêm 1,98%; 1 tuần 2,20%; 2 tuần 2,36% và 1 tháng 2,62%.
Lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD giảm 0,01 - 0,06 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống; giao dịch tại: qua đêm 1,23%; 1 tuần 1,31%; 2 tuần 1,40%, 1 tháng 1,51%.
Lợi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp giảm các kỳ hạn 5 năm và 7 năm trong khi tăng ở các kỳ hạn còn lại, cụ thể: 3 năm 2,10%; 5 năm 2,17%; 7 năm 2,54%; 10 năm 3,11; 15 năm 3,20%.
Nghiệp vụ thị trường mở phiên hôm qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục không chào thầu tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường giữ ở mức gần 147.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước vẫn chào thầu 1.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất ở mức 3,5%, không có khối lượng trúng thầu, số lượng lưu hành trên kênh này là 1 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán phiên hôm qua, sự bán tháo diễn ra trên thị trường tiếp tục khiến cho nhiều cổ phiếu lớn lao dốc. Chốt phiên, VN-Index giảm 7,38 điểm (-1,11%) xuống mức 659,21 điểm; HNX-Index tăng 0,49 điểm (+0,51%) lên 96,95 điểm; UPCOM-Index tăng 0,95 điểm (+1,98%) lên 48,51 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức dưới trung bình với tổng giá trị giao dịch đạt gần 4.800 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng mạnh trên 700 tỷ đồng trên cả ba sàn trong phiên hôm qua.
VN-Index trong vòng 3 tháng gần đây - Nguồn: VNDIRECT |
Tin quốc tế
Chỉ số PMI sơ bộ lĩnh vực sản xuất của Mỹ ở mức 49,2 điểm trong tháng 3, giảm nhẹ so với mức 50,7 điểm của tháng 2 và tích cực hơn dự báo ở mức 45,1 điểm. Đây là mức điểm PMI sản xuất thấp nhất của Mỹ trong khoảng thời gian 127 tháng.
Ở lĩnh vực dịch vụ, PMI sơ bộ tháng 3 chỉ đạt 39,1 điểm, thấp hơn 49,4 điểm của tháng 2 và dự báo ở mức 44,1 điểm.
Nhu cầu của thị trường thu hẹp mạnh trong tháng này và các công ty đóng cửa dài hạn đang là những vấn đề rất khó giải quyết đối với kinh tế Mỹ, các nhà đầu tư hy vọng hoạt động kinh doanh có thể ấm lên trong thời gian tới.
Trước khi có báo cáo của Markit, gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 1.000 tỷ USD của Thượng nghị sỹ Mitch McConnell không được Thượng viện thống qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đang xem xét sẽ mở cửa nền kinh tế trở lại như thế nào, khi thời gian đóng cửa sẽ kết thúc vào tuần tới. Ông Trump hứa sẽ không để tình hình hiện tại trở thành một vấn đề tài chính trong dài hạn.
Markit cho biết chỉ số PMI sơ bộ lĩnh vực sản xuất của Eurozone ở mức 44,8 điểm trong tháng 3, thấp hơn 49,2 điểm của tháng 2. Mặc dù cao hơn mức 40,0 điểm theo dự báo nhưng tháng 3 vẫn đánh dấu là tháng tồi tệ nhất trong 13 tháng liên tiếp thu hẹp gần đây.
Bên cạnh đó, PMI sơ bộ lĩnh vực dịch vụ chỉ ở mức 28,4 điểm trong tháng này, rơi mạnh từ mức 52,6 điểm của tháng trước và sâu hơn nhiều so với dự báo ở mức 40,0 điểm.
Đó là tình hình chung tại nhiều nước thuộc khu vực Eurozone, đặc biệt là Pháp và Đức. Báo cáo của Markit cũng dự báo tình hình trong tương lai sẽ tiếp tục xấu đi và niềm tin cho cả hai lĩnh vực có thể rơi xuống mức thấp nhất mọi thời đại.