Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ: Hướng tới các sản phẩm cao cấp
Gỗ và các sản phẩm gỗ đang là mặt hàng đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm gần đây. Trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, mặc dù đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cùng những diễn biến khó lường của các cuộc cạnh tranh thương mại giữa các nền kinh tế nhưng cộng đồng doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản đã nỗ lực vượt bậc, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, duy trì ổn định sản xuất, khẳng định vị thế của ngành trên trường quốc tế.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 3/2021 đạt 1,43 tỷ USD. Tính chung quý I/2021, giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả này phải kể đến sự nỗ lực của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đã có những thay đổi nhanh chóng phù hợp với thực tiễn đặt ra.
![]() |
Ngành gỗ cần áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa để giảm chi phí lao động |
Theo đại diện Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn thách thức để đạt được giá trị xuất khẩu cao. Đó là ảnh hưởng của dịch bệnh toàn cầu, rồi giá cước container tăng đã ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí.
Đơn cử tại thị trường Mỹ, dự kiến trong năm 2021 xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường này sẽ đạt trên 7,8 - 8 tỷ USD, ước cần khoảng 500 nghìn container, nhưng giá cước xuất khẩu sang thị trường này đang biến động mạnh. Trước tháng 9/2020 mức giá một container sang thị trường Mỹ ở mức 4.000 - 5.000 USD/container, trong quý I/2021, mức cước giao động từ 8.000 - 9.000 USD/container (cá biệt có thời điểm, doanh nghiệp phải trả giá cước ở mức 11.200 USD/container). Trong khi đó tại thị trường châu Âu, giá cước đường biển tăng từ 400-500 USD/container ở chiều nhập khẩu, mức cước trung bình thời điểm tháng 11/2020 ở mức 1.100 USD/container 40feet, thì tới tháng 3/2021 tăng lên 1.500 USD/container 40feet.
Ông Trịnh Xuân Dương, Chi hội phó chi hội Gỗ dán cho biết, khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra lần 2, chi phí container tăng cao, khiến sản phẩm của một số nhà máy không xuất khẩu được. Tuy nhiên, trong cái khó thì các doanh nghiệp vẫn nỗ lực tìm ra các giải pháp phù hợp để xử lý. Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng tại hầu hết các thị trường, ngoại trừ Đài Loan (giảm 34,3%) và Anh (giảm 11%). Trong đó, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam và chiếm 85,5% tổng giá trị xuất khẩu của ngành hàng này, và đều có xu hướng tăng, nhất là tại thị trường Mỹ. Việc Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam được đánh giá là tín hiệu tích cực, bởi đây là thị trường rất rộng lớn và còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng tốt nhất cơ hội từ thị trường này cũng như vượt qua được những rủi ro là bài toán khó đang được đặt ra.
Có thể thấy, trong những năm gần đây, năng lực chế biến gỗ, lâm sản của Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh về quy mô, số lượng, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu hút ngày càng nhiều đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân.
Đến thời điểm hiện nay, cả nước đã có gần 6.000 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó có khoảng 1.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 6,5 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua có sự đóng góp rất lớn từ sự thông thoáng của hệ thống pháp luật trong nước cùng với các FTA thế hệ mới được Việt Nam ký kết như CPTPP, EVFTA và Hiệp định RCEP. Các FTA thế hệ mới giúp doanh nghiệp gỗ Việt có thể tham gia các chuỗi giá trị sản phẩm gỗ hiện có với khách hàng toàn cầu, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các người mua hàng tiềm năng, thúc đẩy tăng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và nhiều khu vực, nhiều quốc gia.
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản, trong thời gian tới, ngành gỗ và các doanh nghiệp chế biến gỗ còn phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Trong đó phải kể đến những khó khăn lớn như ảnh hưởng của dịch Covid vẫn tác động mạnh trên toàn thế giới; chiến tranh thương mại giữa các cường quốc và chủ nghĩa bảo hộ mang đến những nguy cơ, tác động tiêu cực đối với xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng; nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi việc kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu hợp pháp chưa được chặt chẽ; tính liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành chưa cao, tạo áp lực cạnh tranh trong nội bộ và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của toàn ngành... Do đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ cần phải nỗ lực hơn nữa để đạt được những kế hoạch đề ra trong năm 2021.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu phải xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam, đưa giá trị sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu đạt tăng cao hơn, từ 18 đến 20 tỷ USD vào năm 2025 và 23-25 tỷ USD vào năm 2030.
Ông cũng nhấn mạnh, cộng đồng các doanh nghiệp ngành gỗ cần tiếp tục đầu tư các nhà máy chế biến gỗ có công nghệ tiên tiến với công suất phù hợp với từng vùng nguyên liệu rừng trồng; áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa để giảm chi phí lao động, tiết kiệm và tận dụng nguyên liệu đưa vào chế biến, đồng thời tạo ra độ đồng đều và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nên đầu tư vào các dự án sử dụng phế phụ phẩm từ chế biến gỗ, sản xuất keo dán gỗ và phụ kiện cho công nghiệp chế biến gỗ. Cùng với đó, cần phát triển triển công nghiệp chế tạo máy, thiết bị lâm nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu phụ trợ cho ngành chế biến gỗ. Đối với nguồn nguyên liệu, ưu tiên thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm từ gỗ rừng trồng trong nước sản xuất bởi các doanh nghiệp nội địa là cách thức hiệu quả về kinh tế. Qua đó thúc đẩy hoạt động trồng rừng, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều nhóm dân cư sống phụ thuộc vào trồng rừng, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngành chế biến gỗ, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp chế biến gỗ nội địa phát triển, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập của người lao động trong ngành.
Các tin khác

Lãnh đạo cấp cao Cộng hòa Czech chúc mừng kỷ niệm 15 năm thành lập Home Credit tại Việt Nam

Vietjet tiếp tục mở đường bay đến “xứ sở vạn đảo” Indonesia

TP. HCM: Nỗ lực tăng “chất” dòng vốn FDI

Bất cập chính sách đè nặng doanh nghiệp, cơ quan quản lý

Thép dây không gỉ dạng tròn của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Doanh nghiệp thực phẩm phải nắm bắt được xu hướng và công nghệ mới

Vietnam Airlines với hành trình 30 năm vươn tầm khu vực và thế giới

Doanh nghiệp đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn

PRecious Communications chính thức gia nhập thị trường Việt Nam

Bộ Xây dựng đề xuất gỡ khó cho doanh nghiệp, dự án lớn

Chuyên gia kinh tế: Bắc Giang là một cạnh quan trọng trong "tam giác FDI" mới phía Bắc

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

Chuyển đổi số tạo ra những giá trị thiết thực cho phát triển kinh tế-xã hội

Để phát huy vai trò của trọng tài thương mại

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
