Doanh nghiệp dệt may kết nối để tối đa hoá lợi ích từ FTA
Doanh nghiệp dệt may: Đẩy mạnh thị trường nội địa Kinh nghiệm về quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp dệt may trên thế giới và bài học cho Việt Nam |
Chưa tận dụng hết cơ hội từ FTA
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang phục hồi sau những biến động lớn, các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) được xem là chìa khóa giúp ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị trường, giảm phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống.
Hiện, dệt may đang là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, dệt may giữ vị trí thứ tư trong nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước, kim ngạch đạt 30,572 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa tận dụng triệt để những ưu đãi mà các FTA mang lại. Tại TP. Đà Nẵng, ngành dệt may đang chiếm khoảng 26% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của địa phương, với 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Trong đó, chỉ khoảng 10 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu ổn định. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Đà Nẵng đạt 484 triệu USD, giảm 10,3% so với năm trước đó. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm 2024, con số này đã tăng lên 426 triệu USD, chiếm 26,7% kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
![]() |
Ngành dệt may trong nước vẫn chưa tận dụng hết các lợi ích từ FTA mang lại. |
Điểm sáng của ngành dệt may Đà Nẵng là mạng lưới xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với các đối tác chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Tuy nhiên, thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt chính là việc đáp ứng quy tắc xuất xứ nguyên phụ liệu, một yêu cầu quan trọng để được hưởng ưu đãi thuế quan từ các FTA thế hệ mới như EVFTA, UKVFTA hay CPTPP. Phần lớn nguyên phụ liệu dệt may hiện nay vẫn phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Hàn Quốc… dẫn đến khó khăn trong việc đạt tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ.
Tại Đà Nẵng các cơ quan chức năng địa phương cũng đã phối hợp với Bộ Công Thương để làm việc với doanh nghiệp về tận dụng các FTA thế hệ mới, lắng nghe khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp dệt may. Theo bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, dù gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp dệt may tại đây vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền và các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đã được triển khai như hội chợ, triển lãm, chương trình kết nối giao thương nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp. Dẫu vậy, để phát triển bền vững, ngành dệt may vẫn cần một chiến lược dài hạn và một hệ sinh thái đủ mạnh để tận dụng tối đa các ưu đãi FTA.
Xây dựng hệ sinh thái để tận dụng FTA
Theo nhiều chuyên gia, một trong những giải pháp chiến lược cho ngành dệt may Việt Nam là hình thành hệ sinh thái tận dụng FTA, kết nối các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu với doanh nghiệp dệt may…
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, khi hệ sinh thái này hoạt động hiệu quả, không chỉ giúp giải quyết bài toán nguyên phụ liệu mà còn thúc đẩy khắc phục những hạn chế cố hữu của ngành. Theo ông Khanh, nguyên phụ liệu dệt may hiện tại của Việt Nam đối mặt với nhiều hạn chế về giá cả và chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có những doanh nghiệp nội địa đáp ứng tốt các tiêu chí cần thiết, nhưng vấn đề lại nằm ở sự thiếu kết nối. “Hệ sinh thái tận dụng FTA sẽ đóng vai trò như một cầu nối không chỉ giữa các doanh nghiệp mà còn với các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này giúp ngành dệt may giải quyết triệt để những rào cản hiện tại, như giá thành cao hay chất lượng không đồng đều của nguyên liệu”, ông Khanh nhấn mạnh.
![]() |
Cần hình thành hệ sinh thái tận dụng FTA, kết nối các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu với doanh nghiệp dệt may. |
Trên thực tế, hiện nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. Đà Nẵng đều gặp khó khăn trong việc đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ nguyên phụ liệu. Trong khi đó, phần lớn nguyên phụ liệu dệt may phục vụ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hiện đều nhập khẩu từ nước ngoài… Đồng quan điểm, ông Huỳnh Ngọc Anh Khoa, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ (TP. Đà Nẵng) nhận định: Nguyên liệu đầu vào là thách thức lớn nhất. Nếu giải quyết được vấn đề này thông qua hệ sinh thái, doanh nghiệp sẵn sàng tham gia hợp tác, tận dụng hiệu quả các ưu đãi để phát triển. Bên cạnh đó, về phía cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần có những chính sách tạo điều kiện để các nhà cung cấp giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm. Từ đó, các doanh nghiệp may có thể tiếp cận được các nguồn nguyên phụ liệu trong nước, đáp ứng được các tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ trong các FTA.
Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị, doanh nghiệp dệt may cần định vị lại thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược xuất khẩu gắn với FTA. Để đạt được điều này, việc nghiên cứu chính sách, tối ưu hóa chi phí và nâng cao năng lực sản xuất thông qua liên kết doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp cũng nên chuyển đổi từ gia công sang mô hình OEM (sản xuất theo đơn đặt hàng), ODM (thiết kế và sản xuất), thậm chí là OBM (xây dựng thương hiệu riêng), từ đó nâng tầm giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường.
Trong hành trình hướng tới một ngành công nghiệp dệt may phát triển bền vững, sự đồng hành giữa chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan sẽ là nhân tố quyết định. Chỉ khi các bên cùng hợp lực, những rào cản hiện tại mới có thể được tháo gỡ, giúp ngành dệt may Việt Nam thực sự tận dụng cơ hội từ các FTA và vươn xa trên bản đồ thương mại toàn cầu.
Các tin khác
![[Infographic] Thị trường khởi sắc, doanh nghiệp thành lập mới tăng](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/320250406232842.png?rt=20250406232845?250406115602)
[Infographic] Thị trường khởi sắc, doanh nghiệp thành lập mới tăng

Tận dụng khủng hoảng để cải cách nội tại và thay đổi tư duy xuất khẩu

VCCI và AmCham đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam

Tôn mạ Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%

Các bước đi khẩn trương trong ứng phó với chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ

An ninh mạng thách thức doanh nghiệp Việt

Ngành gỗ Việt Nam trước thách thức thuế quan mới của Mỹ

Thích ứng và hợp tác để vượt qua cơn bão thuế quan

Để doanh nghiệp Việt làm chủ công nghiệp đường sắt

Bộ Công Thương: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Mỹ về vấn đề thuế quan

UOB Việt Nam cấp tín dụng xanh cho thủy sản Nam Việt thúc đẩy nuôi trồng bền vững

Hoãn nộp các khoản thuế và tiền thuê đất đến hết năm 2025

Smart Train và CFA Institute hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao về đầu tư tài chính

Ngành xi măng Việt Nam: Lời giải nào cho bài toán cung vượt cầu?

Ngành điện kỳ vọng khởi sắc trong năm 2025 sau một năm phân hóa lợi nhuận
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày từ 31/3 – 6/4/2025

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
