Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Doanh nghiệp dệt may tìm phương án đối phó thuế quan từ Mỹ

Đức Hiền
Đức Hiền  - 
Từ tháng 4/2025, việc tất cả các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đều bị áp thêm 10% thuế đã và đang tạo ra sự mất cân bằng trong động lực thương mại của ngành dệt may Việt Nam, khi mức thuế trung bình đã tăng từ 5% lên 15%. Điều này đang khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành rơi vào thế khó.
aa

Trong khuôn khổ biện pháp phòng vệ thương mại mới được Tổng thống Mỹ ký ban hành, mức thuế mới cao gấp nhiều lần so với thuế MFN (tối huệ quốc) trước đó và dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may vốn có tới 44% thị phần tại Mỹ.

Doanh nghiệp đang phải tính toán lại đơn hàng, chi phí
Doanh nghiệp dệt may đang phải tính toán lại đơn hàng và chi phí

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, đây là một cú sốc lớn với ngành dệt may. Doanh nghiệp đang phải tính toán lại đơn hàng, chi phí, thậm chí là thị trường mục tiêu. Việc tăng giá đầu ra do thuế sẽ khiến hàng Việt khó cạnh tranh so với các đối thủ như Bangladesh, Ấn Độ hay Mexico.

Số liệu từ Cục Hải quan cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng này chủ yếu đến từ đơn hàng trước thời điểm áp thuế. Các đơn hàng mới cho quý III/2025 đang chững lại rõ rệt, đặc biệt từ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông Rajesh Khanna, Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Dệt may Ấn Độ (Texprocil) nhận định, Ấn Độ chịu mức thuế với hàng dệt may vào Mỹ thấp hơn 20 điểm phần trăm so với Việt Nam. Chúng tôi coi đây là cơ hội lịch sử để tăng thị phần tại Mỹ. Chính phủ Ấn Độ đang hỗ trợ doanh nghiệp cả về logistics lẫn tài chính để đẩy mạnh xuất khẩu.

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam lại chịu nhiều áp lực từ chi phí vận chuyển, tỷ giá, lãi suất và giờ là thuế quan. Một số thương hiệu lớn của Mỹ cũng đã bắt đầu tính đến việc chuyển bớt chuỗi cung ứng sang các quốc gia có mức thuế thấp hơn để tối ưu hóa chi phí.

Không bị động trước bối cảnh mới, nhiều doanh nghiệp dệt may lớn tại Việt Nam đã có những điều chỉnh chiến lược. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, chúng tôi đang tích cực làm việc với các cơ quan chức năng để đề xuất Chính phủ đối thoại với Mỹ, nhằm chi tiết hóa mức thuế cho từng nhóm sản phẩm, tránh đánh đồng toàn ngành.

nhiều doanh nghiệp dệt may lớn tại Việt Nam đã có những điều chỉnh chiến lược
Nhiều doanh nghiệp dệt may lớn tại Việt Nam đã có những điều chỉnh chiến lược

Về phía doanh nghiệp, Tổng công ty May Đức Giang đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2025 theo hướng thận trọng hơn, với mục tiêu doanh thu 2.700 tỷ đồng, xuất khẩu 85 triệu USD và lợi nhuận trước thuế 25 tỷ đồng (thấp hơn so với năm 2024). Đồng thời, công ty đang xúc tiến phát triển các thị trường thay thế như EU, Hàn Quốc và Trung Đông, nơi Việt Nam có lợi thế từ các FTA.

Một số doanh nghiệp khác như TNG, Vinatex cũng đẩy mạnh nội địa hóa nguyên phụ liệu và đầu tư vào sản phẩm thân thiện môi trường để đón đầu xu hướng tiêu dùng bền vững - yếu tố đang ngày càng được các nhãn hàng quốc tế coi trọng.

TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo Kinh tế ngành và Doanh nghiệp (NCIF) cho rằng, Việt Nam cần có chiến lược dài hơi để ứng phó với xu hướng bảo hộ thương mại đang quay trở lại. Ngoài đàm phán song phương, cần tận dụng các hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA để mở rộng thị trường. Đồng thời, cần có các chính sách hỗ trợ tài chính, thuế và cải cách thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp. Chuyển đổi xanh không chỉ là xu thế mà còn là lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. Mỹ và EU đều đang siết chặt các tiêu chuẩn ESG (môi trường - xã hội - quản trị), nếu doanh nghiệp không theo kịp sẽ càng bị gạt ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chuyển đổi xanh không chỉ là xu thế mà còn là lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.
Chuyển đổi xanh là lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.

Mặc dù gặp nhiều trở ngại, ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD trong năm 2025. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài sự chủ động từ doanh nghiệp, rất cần vai trò dẫn dắt, các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành.

Nếu nhìn xa hơn, thách thức này cũng là cơ hội để ngành dệt may Việt Nam nâng cấp chuỗi giá trị, bớt phụ thuộc vào gia công đơn thuần và thị trường truyền thống, ông Vũ Đức Giang nhận định.

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, việc giữ vững thị phần tại Mỹ dù với thuế cao vẫn sẽ là bài toán sống còn của ngành dệt may Việt Nam. Sự chủ động thích ứng, tăng tốc chuyển đổi và khéo léo về chính sách sẽ là những “sợi chỉ đỏ” giúp ngành vượt qua thử thách hiện nay.

Đức Hiền

Tin liên quan

Tin khác

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Dự kiến vào ngày 2/7 tới đây, tại Hà Nội, “Hội nghị Giao thương Việt Nam – Hàn Quốc ngành Giao thông và Đô thị 2025” sẽ diễn ra tại khách sạn Lotte, quy tụ nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghệ đô thị và xây dựng thông minh. Đây là sự kiện do Viện Phát triển Công nghệ Giao thông Hàn Quốc (KAIA) và Viện Nghiên cứu Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT) tổ chức, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy kết nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc với đối tác tiềm năng tại Việt Nam.
VPBankSME, Hilo, Vinatti: Hợp lực thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp

VPBankSME, Hilo, Vinatti: Hợp lực thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp

Tọa đàm “Giải pháp tài chính số cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp SME” giữa VPBankSME, Hilo và Vinatti mở ra giải pháp toàn diện cho hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp, góp phần hiện thực hóa chiến lược số hóa và mở rộng tài chính toàn diện cho khối SME.
Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam đang trải qua giai đoạn gian nan nhất trong vòng một thập kỷ qua. Giá đường lao dốc, tồn kho chạm đỉnh, trong khi áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu và hàng lậu ngày càng gay gắt. Trước những “cơn sóng dữ” này, chỉ những giải pháp ngắn hạn như hỗ trợ giá hay siết nhập khẩu là chưa đủ, ngành mía đường cần được tiếp sức bằng một chiến lược phát triển bền vững, dài hạn và toàn diện.
Sản xuất công nghiệp và thương mại dần vượt qua thách thức

Sản xuất công nghiệp và thương mại dần vượt qua thách thức

Chiều nay (19/6), Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về kết quả hoạt động quản lý ngành quý 2/2025. Lãnh đạo Bộ cho biết, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, ngành sản xuất công nghiệp và thương mại Việt Nam đã thể hiện sức bền đáng kể trong nửa đầu năm 2025, đạt được nhiều kết quả tăng trưởng nổi bật bất chấp căng thẳng địa chính trị, rào cản thương mại và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Công ty Xi măng Long Sơn: Từ lịch sử hướng tương lai

Công ty Xi măng Long Sơn: Từ lịch sử hướng tương lai

Doanh nghiệp công nghệ số cần chính sách thiết thực để bứt phá

Doanh nghiệp công nghệ số cần chính sách thiết thực để bứt phá

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngành công nghệ số Việt Nam đang được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh, hướng tới mục tiêu đạt 4,32 nghìn tỷ đồng (khoảng 170 tỷ USD) doanh thu vào năm 2025.
Bình Dương sẽ có khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí 12.800 tỷ đồng

Bình Dương sẽ có khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí 12.800 tỷ đồng

UBND tỉnh Bình Dương vừa trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí với diện tích 786 ha và tổng vốn đầu tư 12.800 tỷ đồng cho Tập đoàn THACO.
“Nút thắt” logistics khiến Việt Nam khó định giá hàng hóa xuất khẩu

“Nút thắt” logistics khiến Việt Nam khó định giá hàng hóa xuất khẩu

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, logistics là một yếu tố trong công đoạn “hậu cần” lại đang trở thành điểm nghẽn chiến lược khiến hàng hóa Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh. Việc thiếu và yếu về hạ tầng, dịch vụ logistics khiến các doanh nghiệp trong nước phải phụ thuộc vào các công ty đa quốc gia, từ đó không thể chủ động định giá hàng hóa xuất khẩu.
3 công ty thành viên của Viettel nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

3 công ty thành viên của Viettel nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

Tạp chí thế giới Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng (BXH) 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) có 3 công ty thành viên được xướng tên.
Vắc xin thú y Việt Nam chinh phục thị trường thế giới

Vắc xin thú y Việt Nam chinh phục thị trường thế giới

Lô hàng gồm 120.000 liều vaccine dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang Indonesia. Thành tựu này không chỉ thể hiện năng lực khoa học công nghệ tiên tiến của Việt Nam mà còn khẳng định vị thế của ngành vaccine thú y nước nhà trên bản đồ quốc tế.