Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đổi mới cơ chế bầu cử: Tạo nền tảng pháp lý đồng bộ

Dương Công Chiến
Dương Công Chiến  - 
Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã được Ủy ban Công tác đại biểu trình bày, cùng với Báo cáo thẩm tra từ Ủy ban Dân nguyện và Giám sát. Với mục tiêu thể chế hóa chủ trương tinh gọn bộ máy, thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp và rút ngắn quy trình bầu cử, dự thảo Luật hứa hẹn tạo nền tảng pháp lý đồng bộ, đảm bảo tính dân chủ, minh bạch, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
aa

Tinh gọn bộ máy và rút ngắn quy trình

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng, đặc biệt là Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/2/2025 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Trình bày Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc sửa đổi Luật để đáp ứng yêu cầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đảm bảo tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đồng thời đồng bộ với các sửa đổi của Hiến pháp và các luật liên quan. Cơ quan soạn thảo cho biết dự án Luật được xây dựng dựa trên cơ sở chính trị từ các văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết 27-NQ/TW, Nghị quyết 28-NQ/TW, và cơ sở pháp lý từ Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cùng thực tiễn tổng kết các cuộc bầu cử gần đây.

Một trong những nội dung trọng tâm của dự thảo là sửa đổi các quy định liên quan đến mô hình chính quyền địa phương hai cấp, lược bỏ toàn bộ quy định về Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, và các tổ chức phụ trách bầu cử cấp huyện. Để phù hợp, Ủy ban Công tác đại biểu đề xuất giao Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc xác định khu vực bỏ phiếu mà không cần phê chuẩn từ cấp trên, nhằm tăng quyền chủ động và giảm thủ tục hành chính, nhưng vẫn quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo kiểm soát. Dự thảo cũng điều chỉnh số lượng thành viên Ủy ban bầu cử cấp xã từ 9-11 lên 9-15, phù hợp với việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, và thay thế đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện bằng cấp xã trong các hội nghị hiệp thương.

Một điểm nổi bật khác là rút ngắn thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử. Ủy ban Công tác đại biểu cho biết dự thảo giảm thời gian từ ngày nộp hồ sơ ứng cử đến ngày bầu cử từ 70 ngày xuống còn 42 ngày, thông qua các điều chỉnh như giảm thời gian từ nộp hồ sơ đến Hội nghị hiệp thương lần thứ hai từ 5 ngày xuống 2 ngày, từ Hội nghị hiệp thương lần thứ hai đến lần thứ ba từ 30 ngày xuống 17 ngày, và từ công bố danh sách ứng cử viên đến ngày bầu cử từ 20 ngày xuống 16 ngày. Sau bầu cử, thời gian công bố kết quả giảm từ 20 ngày xuống 10 ngày, tiếp nhận khiếu nại giảm từ 5 ngày xuống 3 ngày, và giải quyết khiếu nại giảm từ 20-30 ngày xuống 7 ngày. Các điều chỉnh này nhằm rút ngắn khoảng 40 ngày từ hạn cuối nộp hồ sơ đến khai mạc Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XVI và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2026-2031.

Dự thảo cũng bổ sung các quy định để tăng tính linh hoạt, như bổ sung chức danh “Thư ký” cho Ủy ban bầu cử và Ban bầu cử, thêm đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội vào Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, và đa dạng hóa hình thức vận động bầu cử (trực tiếp, trực tuyến, hoặc kết hợp). Ủy ban Công tác đại biểu đề xuất cho phép Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn chuyển hồ sơ ứng cử trong trường hợp đặc biệt, như cán bộ được điều động công tác sau khi nộp hồ sơ, và điều chỉnh hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 để đồng bộ với sửa đổi Hiến pháp.

Đảm bảo tính khả thi và đồng bộ pháp luật

Thẩm tra của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát thể hiện sự đồng thuận với nhiều nội dung của dự thảo luật, đồng thời đưa ra các đề xuất để đảm bảo tính khả thi, thống nhất và phù hợp với thực tiễn. Ủy ban Dân nguyện và Giám sát tán thành tên gọi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, vì phạm vi sửa đổi không vượt quá một nửa tổng số điều của luật hiện hành. Cơ quan thẩm tra cũng ủng hộ việc ban hành luật theo trình tự, thủ tục rút gọn để kịp thời phục vụ cuộc bầu cử sớm đại biểu Quốc hội khóa XVI và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2026-2031, đồng thời khẳng định hồ sơ dự án luật đáp ứng yêu cầu về trình tự, thủ tục rút gọn.

Về quan điểm chỉ đạo, Ủy ban Dân nguyện và Giám sát cho rằng, việc sửa đổi luật cần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, chỉ sửa những vấn đề thực sự cần thiết, đảm bảo thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng, thống nhất với hệ thống pháp luật, và kế thừa các quy định đang thực hiện ổn định. Cơ quan thẩm tra tán thành việc sửa đổi liên quan đến mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bao gồm giao Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định xác định khu vực bỏ phiếu, nhưng đề nghị làm rõ trách nhiệm kiểm tra, giám sát của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngay trong điều luật. Một số ý kiến cho rằng, nên giữ quy định Ủy ban nhân dân cấp xã xác định khu vực bỏ phiếu nhưng cần được cấp tỉnh phê chuẩn, hoặc thống nhất với các đơn vị liên quan trước khi quyết định. Ủy ban cũng ủng hộ tăng số lượng thành viên Ủy ban bầu cử cấp xã từ 9-15, nhưng có ý kiến đề xuất nâng tối thiểu lên 11-19 thành viên để phù hợp với quy mô sáp nhập xã.

Về rút ngắn thời gian quy trình bầu cử xuống 42 ngày, Ủy ban Dân nguyện và Giám sát tán thành nhưng đề nghị cân nhắc tính khả thi của một số mốc thời gian, như giảm từ 5 ngày xuống 2 ngày từ nộp hồ sơ đến Hội nghị hiệp thương lần thứ hai, hoặc từ 5 ngày xuống 3 ngày cho tiếp nhận khiếu nại, để đảm bảo đủ thời gian thực hiện. Một số ý kiến đề xuất chỉ quy định nguyên tắc thời gian trong luật, giao Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn chi tiết. Cơ quan thẩm tra cũng ủng hộ bổ sung chức danh “Thư ký”, đa dạng hóa hình thức vận động bầu cử, và trao thẩm quyền cho Hội đồng bầu cử quốc gia để điều chỉnh thời gian khi cần, nhưng đề nghị bổ sung quy định gửi danh sách Ủy ban bầu cử cấp xã đến cấp tỉnh để tăng tính giám sát. Về chuyển hồ sơ ứng cử, Ủy ban tán thành nhưng lưu ý cần cân nhắc để đảm bảo nguyên tắc hiệp thương tại nơi ứng cử.

Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục bám sát tiến độ sửa đổi các luật liên quan, rà soát kỹ để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật, đặc biệt với các sửa đổi của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Dương Công Chiến

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Giải trình ý kiến đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận tại Quốc hội về kinh tế - xã hội chiều ngày 17/6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã làm rõ những vấn đề về sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp.
Quốc hội đặt kỳ vọng bứt phá kinh tế và cải cách thể chế năm 2025

Quốc hội đặt kỳ vọng bứt phá kinh tế và cải cách thể chế năm 2025

Ngày 17/6/2025, Quốc hội đã thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên. Các ý kiến tập trung đề xuất các giải pháp khai thông đầu tư công, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn định kinh tế vĩ mô để đưa Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp

Sáng nay (17/6/2025), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp với 455/457 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Luật Doanh nghiệp mang đến nhiều thay đổi quan trọng, tập trung vào việc hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường minh bạch và thúc đẩy chuyển đổi từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước.
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam

Trao đổi thông tin tại Họp báo Quốc tế công bố chính thức Quyết định vận hành tổ chức bộ máy mới của Việt Nam, ông Phạm Tất Thắng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho biết, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Theo đó, xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh/thành phố và cấp xã) thống nhất trong cả nước, phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu tổ chức bộ máy của từng cấp chính quyền.
Sửa đổi Hiến pháp là hợp ý Đảng, lòng dân và yêu cầu phát triển của đất nước

Sửa đổi Hiến pháp là hợp ý Đảng, lòng dân và yêu cầu phát triển của đất nước

Sáng nay (17/6), tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế công bố chính thức Quyết định vận hành tổ chức bộ máy mới của Việt Nam theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7 sắp tới.
Từ sửa đổi Hiến pháp đến kiến tạo quốc gia hiện đại

Từ sửa đổi Hiến pháp đến kiến tạo quốc gia hiện đại

Chiều 16/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về 4 dự án, hồ sơ luật

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về 4 dự án, hồ sơ luật

Chiều tối ngày 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
Hà Nội đảm bảo thông suốt thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nội đảm bảo thông suốt thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 15/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3528/UBND-NC về việc triển khai một số nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố.
Giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Ngày 16/6/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 16/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg ngày 16/6/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.