Fed tăng lãi suất: Tác động tích cực nhiều hơn
![]() | Fed chưa dừng lại chu kỳ tăng lãi suất |
![]() |
TS. Lê Duy Bình |
Đánh giá chung của ông về động thái Fed chỉ tăng 0,25% lãi suất tại cuộc họp vừa qua?
Để kiềm chế lạm phát, kể từ tháng 3/2022 đến nay, Fed đã tăng lãi suất nhiều lần, trong đó có 4 lần tăng với biên độ rất lớn là 0,75%, song đây là lần tăng thấp nhất sau lần tăng lãi suất đầu tiên vào tháng 3/2022.
Dù thông điệp mà Fed đưa ra sau cuộc họp này là vẫn có thể còn tăng lãi suất trong thời gian tới nhưng thái độ thận trọng đó cũng không che khuất được thực tế là “sự hài lòng” của Fed với quá trình chậm lại, giảm đi của lạm phát và thể hiện điều đó khi quyết định chỉ tăng lãi suất 0,25% lần này.
Khi tốc độ tăng lạm phát tại Mỹ chậm lại sẽ có một số tác động đến chúng ta. Thứ nhất, đây là tín hiệu tương đối tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam, vì như vậy Fed và các cơ quan quản lý của Mỹ đang tự tin hơn về việc nền kinh tế Mỹ có khả năng phục hồi, đặc biệt về tiêu dùng của người dân Mỹ. Nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ tốt hơn thì các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ được hưởng lợi một cách gián tiếp. Với quy mô xuất khẩu hơn 100 tỷ USD vào thị trường này và đặc biệt là một số ngành hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ… vốn bị chững lại, suy giảm trong thời gian vừa qua, thì sự phục hồi tiêu dùng của người Mỹ mang lại kỳ vọng các ngành hàng xuất khẩu này sẽ có sự phục hồi tốt hơn trong năm nay.
Thứ hai, giảm bớt áp lực lạm phát “nhập khẩu”. Với sự “ngầm” thừa nhận áp lực lạm phát tại Mỹ đã giảm tốt qua việc Fed chỉ tăng lãi suất 0,25%, thì áp lực từ lạm phát cũng như từ việc Fed có các đợt tăng mạnh lãi suất gần đây đối các thị trường khác trong đó có Việt Nam cũng sẽ giảm đi. Thể hiện là ngay sau khi Fed công bố tăng lãi suất ở mức độ nhẹ thì giá dầu và nhiều mặt hàng hóa cơ bản khác cũng đã giảm giá theo.
Việc giá dầu giảm - dù chỉ là phản ứng tức thời và vẫn có thể tăng trở lại - nhưng theo logic tự nhiên thì về xu hướng sẽ giảm. Khi giá dầu và các hàng hóa cơ bản như nguyên vật liệu đầu vào giảm cũng giúp giảm bớt áp lực lạm phát đối với những nền kinh tế phải nhập khẩu để sản xuất phục vụ xuất khẩu như Việt Nam. Như vậy, kỳ vọng áp lực lạm phát nhập khẩu từ bên ngoài cũng sẽ nhẹ nhàng hơn một chút trong những tháng tới, từ đó giảm bớt áp lực đối với nền kinh tế, doanh nghiệp cũng sẽ bớt đi.
Thứ ba, áp lực về tỷ giá cũng sẽ giảm đi, không còn quá nặng nề như giai đoạn trước. Ví dụ, những tháng cuối năm 2022, khi Fed liên tiếp tăng lãi suất 0,75% thì áp lực đối với tỷ giá rất nặng nề. Nên việc Fed tăng lãi suất nhẹ lần này - dù đã nằm trong kỳ vọng - cũng vẫn sẽ giúp bớt áp lực về điều hành tỷ giá.
Thứ tư, tạo ra những tác động tích cực tới các thị trường khác cũng như tới tâm lý chung. Rất có thể trong những cuộc họp chính sách của NHTW ở các thị trường lớn khác chỉ trong một vài ngày tới đây, họ cũng sẽ đưa ra các phản ứng tương đồng với Fed (tiếp tục thắt chặt nhưng ở mức nhẹ nhàng hơn so với kỳ vọng trước đây). Khi điều này được duy trì sẽ tạo ra tâm lý tích cực cho thị trường thế giới.
Với thị trường trong nước, điều quan trọng nhất là những tác động gián tiếp đối với tâm lý của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu; tâm lý tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như tâm lý chung của các nhà đầu tư. Tâm lý tích cực hơn của thị trường, của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư - trong bối cảnh vẫn còn nhiều bất định hiện nay - là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết để thị trường phát triển tốt hơn.
Những lần điều chỉnh trước - khi Fed tăng mạnh lãi suất khiến đồng USD tăng giá mạnh mà tạo rất nhiều áp lực về tỷ giá, qua đó tác động đến lãi suất trong nước, khiến NHNN phải rất nỗ lực để cân bằng được 2 yếu tố này. Theo ông lần tăng lãi suất này của Fed sẽ tác động thế nào?
Đúng vậy, khi áp lực tỷ giá quá căng thẳng thì buộc NHNN phải đưa ra các sự lựa chọn để ổn định tỷ giá như: 1/Tăng cung ngoại tệ trên thị trường bằng cách bán ra dự trữ ngoại hối, nhưng lựa chọn này thường không phù hợp vì khiến dự trữ giảm nhanh và chỉ nên dùng trong trường hợp khẩn cấp; 2/Buộc phải tăng lãi suất.
Do đó hiện nay, khi áp lực tỷ giá không còn quá lớn thì áp lực buộc phải đưa ra các lựa chọn trên cũng giảm bớt đi. Tất nhiên việc Fed giảm tốc độ tăng lãi suất lần này chưa thể cho thấy hết lộ trình tiếp theo sẽ như thế nào, nhưng rõ ràng cũng đưa ra những tín hiệu tích cực, giảm bớt một chút gánh nặng trong điều hành chính sách tiền tệ trong năm nay của NHNN, đặc biệt là giảm áp lực phải tăng lãi suất hay phải sử dụng tới dự trữ ngoại hối.
Như vậy dư địa cho điều hành, đặc biệt là chính sách tiền tệ đã “dễ thở” hơn so với trước, thưa ông?
Động thái của Fed mới chỉ là tín hiệu ban đầu cho thấy áp lực điều hành chính sách giảm bớt được một chút so với năm ngoái. Vì các yếu tố rủi ro và bối cảnh bên ngoài chưa phải hết bất định và khó khăn. Như tại Mỹ, lạm phát thực tế vẫn còn rất cao so với mục tiêu của Fed và phạm vi lãi suất vẫn đang ở mức rất cao.
Với nền kinh tế nói chung, đây chỉ những tín hiệu tích cực ban đầu, còn phụ thuộc vào diễn biến thực tế tới đây như lạm phát bên ngoài có tiếp tục giảm nhanh hay không? Thời gian tới Fed và các NHTW khác sẽ tiếp tục có các hành động chính sách thế nào?; cầu tiêu dùng của các nền kinh tế đối tác nhập khẩu lớn của Việt Nam có thực sự phục hồi theo đà giảm dần của lạm phát và tốc độ tăng chậm lại của lãi suất không…
Còn về chính sách tiền tệ tôi cho rằng, vẫn cần thận trọng, bám rất sát các diễn biến thị trường trong nước và quốc tế. Ở trong nước, việc điều hành bơm tiền ra thị trường như thế nào trong thời gian tới để phù hợp với diễn biến kinh tế trong và ngoài nước là rất quan trọng.
Kinh tế Việt Nam hiện có độ mở và hòa nhập rất lớn với thế giới trong khi kinh tế thế giới có thể biến động rất nhanh. Mới chỉ cách đây 2 năm, “tiền của” trên thế giới được bơm ra rất nhiều nhưng cũng rất nhanh chóng chỉ trong khoảng 1 năm vừa qua, họ đã thay đổi hoàn toàn các chính sách nới lỏng bằng nhiều biện pháp và thực tế điều này cũng đã gây ra những tác động, áp lực rất lớn đối với hệ thống tài chính - tiền tệ trong nước.
Mặc dù các tín hiệu bên ngoài hiện nay là tích cực và chúng ta kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục, nhưng cũng không thể khẳng định, ví dụ trong khoảng thời gian 6 tháng tới, sẽ không có sự đảo chiều trong bối cảnh các bất định vẫn rất nhiều, nhất là xung đột tại khu vực châu Âu có thể phức tạp hơn, các cuộc khủng hoảng năng lượng, hàng hóa, logistics… có thể tái diễn và trực chờ bùng phát. Cho nên dù chúng ta nhìn từ góc độ tích cực, song vẫn phải giữ quan điểm chắc chắn, thận trọng trong điều hành là cần thiết.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Truyền thông chính sách tạo sự khác biệt cho báo chí

Vai trò quan trọng của VAMC trong sự phát triển vững chắc của các TCTD

Hài hòa lợi ích các bên trong xử lý nợ xấu

Chuyên gia: Cần xem xét thành lập ngân hàng đầu tư xanh

Thúc đẩy thực hành ESG để nền kinh tế phát triển bền vững

Lãi suất và phục hồi tăng trưởng

Tăng vốn - vấn đề cấp thiết của ngân hàng

Thách thức chưa giảm, cần nỗ lực nhiều hơn

Kỳ vọng mảng bán lẻ

Tỷ giá sáng 5/4: Tỷ giá trung tâm đi ngang

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi

Mua, bán ngoại tệ trên mạng là trái quy định pháp luật

Chuyên gia Standard Chartered: Cắt giảm lãi suất là động thái tích cực

Thu nhập lãi thuần của các nhà băng ngày càng thu hẹp

Vốn chảy vào bất động sản có chọn lọc

Việt Nam - Campuchia: Công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR code

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển
Cần Thơ đẩy mạnh hiệu quả tín dụng chính sách
NHNN Quảng Trị huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake
