Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

“Giữ chân” doanh nghiệp: Cần giải pháp "may đo" theo từng ngành nghề

Đức Hiền
Đức Hiền  - 
Trước làn sóng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, các chuyên gia cho rằng bên cạnh giải pháp vĩ mô, cần có chính sách đặc thù cho từng ngành nghề nhằm giữ chân và tiếp sức cho cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất.
aa

Theo số liệu của Cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước có hơn 65.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có thời hạn và chờ giải thể tiếp tục chiếm tỷ lệ cao, tập trung chủ yếu ở nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Khối doanh nghiệp
Khối doanh nghiệp đang là lực lượng chủ lực đóng góp vào nền kinh tế

Bà Nguyễn Thị Bích Phượng, Giám đốc một công ty chuyên xuất khẩu hàng may mặc tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng vì thiếu đơn hàng từ thị trường EU và Mỹ, trong khi chi phí sản xuất, tiền lương và chi phí logistics đều tăng cao.

”Chúng tôi từng hy vọng vào đà phục hồi hậu COVID-19, nhưng đến nay vẫn rất khó khăn”, bà Phượng nói.

Đây chỉ là một trong nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn và thử thách. Thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang chịu tác động đồng thời từ cả phía cầu và cung như đơn hàng giảm sút, vốn khó tiếp cận, trong khi chi phí đầu vào chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngoài ra, rào cản pháp lý, thủ tục hành chính rườm rà và thanh kiểm tra chồng chéo cũng khiến không ít doanh nghiệp "đuối sức".

Theo các chuyên gia, việc giữ chân doanh nghiệp không thể chỉ trông cậy vào các chính sách chung chung. Mỗi ngành nghề có đặc thù riêng, từ chuỗi cung ứng, thị trường tiêu thụ đến yêu cầu về vốn, lao động và công nghệ. Do đó, chính sách hỗ trợ cần có sự điều chỉnh linh hoạt theo từng lĩnh vực.

Lực lượng lao động chất lượng cao
Lực lượng lao động chất lượng cao đang là nòng cốt trong phát triển kinh tế

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế) nhận định, chúng ta đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng vẫn còn không ít vướng mắc cụ thể ở từng ngành mà chính sách vĩ mô chưa giải quyết được. Ví dụ, ngành xây dựng bất động sản gặp khó vì thủ tục pháp lý kéo dài; ngành chế biến lại gặp khó ở nguyên liệu và thị trường xuất khẩu. Vì vậy, cần có chính sách ‘may đo’ theo từng lĩnh vực để hỗ trợ đúng và trúng”.

Trong ngành chế biến - chế tạo, đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu, khó khăn lớn nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ co hẹp và chi phí sản xuất cao.

Ông Trần Văn Thành, Tổng giám đốc một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại Bình Dương chia sẻ, chúng tôi đang tính đến việc cắt giảm lao động nếu không có đơn hàng mới. Thị trường EU đang thu hẹp vì lạm phát, trong khi chi phí vận chuyển và nguyên vật liệu vẫn cao. Điều chúng tôi cần là sự hỗ trợ xúc tiến thị trường và hoàn thuế nhanh để có dòng tiền duy trì hoạt động.

Trong khi đó, với ngành xây dựng - bất động sản, hàng loạt dự án vẫn “đắp chiếu” do vướng pháp lý, gây ra hiệu ứng dây chuyền đến các ngành liên quan như vật liệu xây dựng, cơ khí, thiết bị điện…

Chuyên gia Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng, điều doanh nghiệp cần nhất lúc này không phải là ưu đãi thuế, mà là tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý để dự án được triển khai, dòng tiền được luân chuyển.

Ở lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp lại đang đối mặt với bài toán đầu ra bấp bênh và thiếu liên kết chuỗi giá trị. Để giữ chân doanh nghiệp chế biến nông sản, cần cơ chế hỗ trợ đầu tư công nghệ, mở cửa thị trường và hình thành các vùng nguyên liệu ổn định. Ngành du lịch - dịch vụ thì lại cần chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa và xúc tiến thị trường quốc tế một cách mạnh mẽ hơn.

Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh chính sách từ trung ương, chính quyền địa phương cần đóng vai trò tích cực hơn trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Tại Quảng Ninh, mô hình "tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp" đã giúp hàng chục doanh nghiệp gỡ vướng về đất đai, thủ tục đầu tư trong quý I/2025. TP. Đà Nẵng cũng có cơ chế đối thoại định kỳ giữa chính quyền và doanh nghiệp, qua đó giải quyết nhanh các vấn đề cụ thể.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, không thể trông chờ một chính sách chung mà giữ được tất cả doanh nghiệp. Cần một hệ thống chính sách linh hoạt, có cơ chế phản ứng nhanh và đặc biệt là sự chủ động từ chính quyền địa phương. Doanh nghiệp cần cảm thấy có người đồng hành thật sự trong khó khăn, chứ không chỉ là các khẩu hiệu.

Thương mại điện tử
Thương mại điện tử chính là bệ phóng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong bối cảnh phục hồi kinh tế còn nhiều chông gai, việc giữ chân doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều kiện tiên quyết để duy trì sức sống của nền kinh tế. Đã đến lúc chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phải đi vào chiều sâu, sát đặc thù ngành nghề và thực tiễn hoạt động sản xuất - kinh doanh. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới yên tâm “bám trụ” và tạo ra những giá trị mới cho nền kinh tế quốc dân.

Đức Hiền

Tin liên quan

Tin khác

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Dự kiến vào ngày 2/7 tới đây, tại Hà Nội, “Hội nghị Giao thương Việt Nam – Hàn Quốc ngành Giao thông và Đô thị 2025” sẽ diễn ra tại khách sạn Lotte, quy tụ nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghệ đô thị và xây dựng thông minh. Đây là sự kiện do Viện Phát triển Công nghệ Giao thông Hàn Quốc (KAIA) và Viện Nghiên cứu Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT) tổ chức, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy kết nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc với đối tác tiềm năng tại Việt Nam.
Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam đang trải qua giai đoạn gian nan nhất trong vòng một thập kỷ qua. Giá đường lao dốc, tồn kho chạm đỉnh, trong khi áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu và hàng lậu ngày càng gay gắt. Trước những “cơn sóng dữ” này, chỉ những giải pháp ngắn hạn như hỗ trợ giá hay siết nhập khẩu là chưa đủ, ngành mía đường cần được tiếp sức bằng một chiến lược phát triển bền vững, dài hạn và toàn diện.
Sản xuất công nghiệp và thương mại dần vượt qua thách thức

Sản xuất công nghiệp và thương mại dần vượt qua thách thức

Chiều nay (19/6), Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về kết quả hoạt động quản lý ngành quý 2/2025. Lãnh đạo Bộ cho biết, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, ngành sản xuất công nghiệp và thương mại Việt Nam đã thể hiện sức bền đáng kể trong nửa đầu năm 2025, đạt được nhiều kết quả tăng trưởng nổi bật bất chấp căng thẳng địa chính trị, rào cản thương mại và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Công ty Xi măng Long Sơn: Từ lịch sử hướng tương lai

Công ty Xi măng Long Sơn: Từ lịch sử hướng tương lai

Doanh nghiệp công nghệ số cần chính sách thiết thực để bứt phá

Doanh nghiệp công nghệ số cần chính sách thiết thực để bứt phá

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngành công nghệ số Việt Nam đang được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh, hướng tới mục tiêu đạt 4,32 nghìn tỷ đồng (khoảng 170 tỷ USD) doanh thu vào năm 2025.
Bình Dương sẽ có khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí 12.800 tỷ đồng

Bình Dương sẽ có khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí 12.800 tỷ đồng

UBND tỉnh Bình Dương vừa trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí với diện tích 786 ha và tổng vốn đầu tư 12.800 tỷ đồng cho Tập đoàn THACO.
“Nút thắt” logistics khiến Việt Nam khó định giá hàng hóa xuất khẩu

“Nút thắt” logistics khiến Việt Nam khó định giá hàng hóa xuất khẩu

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, logistics là một yếu tố trong công đoạn “hậu cần” lại đang trở thành điểm nghẽn chiến lược khiến hàng hóa Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh. Việc thiếu và yếu về hạ tầng, dịch vụ logistics khiến các doanh nghiệp trong nước phải phụ thuộc vào các công ty đa quốc gia, từ đó không thể chủ động định giá hàng hóa xuất khẩu.
3 công ty thành viên của Viettel nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

3 công ty thành viên của Viettel nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

Tạp chí thế giới Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng (BXH) 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) có 3 công ty thành viên được xướng tên.
Vắc xin thú y Việt Nam chinh phục thị trường thế giới

Vắc xin thú y Việt Nam chinh phục thị trường thế giới

Lô hàng gồm 120.000 liều vaccine dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang Indonesia. Thành tựu này không chỉ thể hiện năng lực khoa học công nghệ tiên tiến của Việt Nam mà còn khẳng định vị thế của ngành vaccine thú y nước nhà trên bản đồ quốc tế.
Một doanh nghiệp Việt được hơn 120 quỹ đầu tư ESG quan tâm nhờ quản trị

Một doanh nghiệp Việt được hơn 120 quỹ đầu tư ESG quan tâm nhờ quản trị

Quản trị - chữ “G” ít được đề cập trong bộ tiêu chí ESG nhưng gần đây đã ngày càng nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp để trả lời câu hỏi: Làm sao để quản trị mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) và cụ thể như Net Zero?