Hành lang pháp lý - yếu tố then chốt thúc đẩy xử lý nợ xấu
Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu Nhanh chóng luật hoá xử lý nợ xấu Gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu |
Báo cáo của NHNN tính đến cuối tháng 2/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống cập nhật đã tăng lên 2,91% từ mức 2% cuối năm 2022. Đáng lưu ý, tổng nợ xấu gộp đến cuối tháng 2/2023 ước chiếm 5% tổng dư nợ. Có thể thấy, chất lượng tài sản của các NHTM suy giảm.
Theo đánh giá của TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vấn đề kiểm soát nợ xấu gặp nhiều khó khăn. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát ở mức dưới 3%, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số khoản nợ về nguyên tắc đã trở thành nợ xấu, song do được cơ cấu nợ nên vẫn giữ nguyên nhóm nợ… “Thực tế trong hệ thống, nhiều ngân hàng công bố kết quả kinh doanh năm 2022 và quý I/2023 cho thấy nợ xấu gia tăng so với trước, nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng trên 2%, một số ngân hàng nợ xấu tăng đột biến 4%”, ông Hùng thông tin.
Rủi ro nợ xấu ngân hàng sẽ còn tăng lên khi thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp chưa thể phục hồi. TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, tính đến cuối quý I/2023, tỷ lệ nợ xấu bất động sản đang cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung toàn hệ thống. Còn theo thống kê của FiinRatings, nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính tính tới đầu tháng 5/2023 cũng lên tới 16,3%.
![]() |
Nợ xấu mới phát sinh cộng với các khoản nợ tái cơ cấu bị chuyển thành nợ xấu khi hết thời hạn tái cơ cấu, cộng thêm tiến độ xử lý nợ xấu cũ đang bị chậm lại, đã gây áp lực đáng kể lên hoạt động của các ngân hàng. TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, việc xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ trên thực tế gặp nhiều vướng mắc; hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ chưa đồng bộ, thiếu thống nhất và gặp khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật khác...
Thông tin cụ thể hơn, ông Hoàng Hải Vương - Giám đốc khu vực Miền Bắc, Eximbank cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất trong xử lý nợ xấu là quá trình thu giữ tài sản bảo đảm. Theo Nghị quyết 42, quyền thu giữ tài sản bảo đảm phải đi kèm với điều kiện là hồ sơ thế chấp giữa khách hàng và các tổ chức tín dụng phải có thỏa thuận về các điều khoản thu giữ tài sản bảo đảm. Trên thực tế tính đến thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực, đa số các hợp đồng thế chấp không có điều khoản này. Như vậy muốn thực hiện được các tổ chức tín dụng phải tiến hành đàm phán với khách hàng vay để ký Phụ lục hợp đồng điều chỉnh. Tuy nhiên đối với những khoản nợ xấu đã phát sinh, để thuyết phục khách hàng trả nợ vay đã khó, thuyết phục khách hàng ký phụ lục hợp đồng còn khó khăn hơn rất nhiều.
Qua tìm hiểu từ thực tế, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, khách hàng có nợ quá hạn đa phần có thái độ bất hợp tác, khó thương lượng. Các ngân hàng buộc phải xử lý nợ thông qua biện pháp tố tụng, dẫn đến việc thu hồi mất nhiều thời gian để xử lý. Chưa kể trong quá trình thi hành án, các đương sự cố tình tạo ra tranh chấp bên thứ ba, sau đó khởi kiện ra Tòa án nhằm kéo dài việc kê biên, xử lý tài sản bảo đảm. Mặt khác, một số cơ quan thi hành án chậm trễ, kéo dài chưa tiến hành cưỡng chế kê biên tài sản, bán đấu giá gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng. Nhiều chấp hành viên khi thuê công ty định giá tài sản để đưa bán đấu giá có giá thấp hơn so với giá thị trường dẫn đến tổ chức tín dụng bị thiệt hại trong việc xử lý tài sản, thu hồi nợ...
Ngoài vướng mắc trên ông Lê Thanh Quý Ngọc - Giám đốc Khối Quản trị rủi ro OCB thông tin thêm, Nghị quyết 42 có quy định hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, nhưng chưa có quy định về vi phạm hành chính. Thực tế đã có trường hợp các tài sản bảo đảm là phương tiện đi lại vi phạm giao thông, nhưng chưa hoàn trả tiền phạt nên vẫn bị giữ.
Trước những bất cập trên, TS. Nguyễn Quốc Hùng cũng kiến nghị, Tòa án Nhân dân tối cao phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về việc hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự. “Nếu như xác định nợ xấu là vấn đề riêng của ngành Ngân hàng thì xử lý rất khó. Còn nếu xác định nợ xấu là vấn đề xã hội, là vấn đề cần quan tâm, thì cần sự đồng thuận của các cơ quan, tổ chức để xử lý nghiêm và thu hồi các khoản nợ”, TS. Nguyễn Quốc Hùng nhận định và nhấn mạnh việc luật hóa các quy định của Nghị quyết 42 dưới hình thức ban hành một Luật về xử lý nợ xấu hay đưa vào một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung mang tính cấp bách. Luật về xử lý nợ xấu sẽ kế thừa các quy định của Nghị quyết 42 còn phù hợp và sửa đổi, bổ sung các nội dung khác để phù hợp với thực tiễn hoạt động xử lý nợ xấu khắc phục những khó khăn, bất cập khi thực hiện Nghị quyết 42, góp phần đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, giới phân tích cũng đề xuất cần sớm có khung pháp lý phát triển thị trường mua bán nợ xấu. TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, đây là giải pháp căn cơ và hiệu quả nhất để xử lý nợ xấu lâu dài là phải phát triển thị trường mua bán nợ xấu. Đồng thời phải có các quy định tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng. Chẳng hạn cho phép ngân hàng bán nợ xấu với giá trị chỉ bằng 20-30% như nhiều nước đang làm. Hiện nay, nhiều ngân hàng đang bán nợ xấu như giá "nợ tốt" hoặc không dám bán nợ xấu với giá thị trường vì lo ngại trách nhiệm.
Các tin khác

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Tăng trưởng tín dụng quý I góp phần thúc đẩy kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Chuyên gia đánh giá cao quá trình tái cơ cấu ngân hàng

Gieo mầm tri thức tài chính, làm chủ tương lai cho thế hệ trẻ

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN tại Malaysia
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cơn bão thuế quan và biến động kinh tế

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
