Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu
![]() | Xử lý nợ xấu: Tạo động lực để phát triển nền kinh tế |
![]() | Sớm luật hóa quy định xử lý nợ xấu |
![]() | Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” |
Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu (XLNX) của các TCTD (NQ42) tại thời điểm 15/8/2017.
Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, song theo TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, việc triển khai thực hiện NQ42 vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ XLNX của các TCTD. Trên thực tế, thời gian đầu khi áp dụng NQ42, việc bàn giao, xử lý tài sản rất thuận lợi. Nhưng nửa giai đoạn sau thì phát sinh nhiều trường hợp như có tình tiết mới trong quá trình tranh tụng nên không xử lý rút gọn được; hoặc nhiều trường hợp khách hàng tìm mọi cách để không bàn giao tài sản bảo đảm cho các TCTD, VAMC, mặc dù các cấp chính quyền vào cuộc rất quyết liệt.
![]() |
Ảnh minh họa |
Vì vậy theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, muốn nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng, qua đó giúp tiến trình XLNX của các TCTD tốt hơn, cần đưa vào kỷ cương. “Chúng ta không nên nhìn nhận vấn đề trên là hành chính hoá mà phải thực hiện theo các quy định pháp luật và nguyên tắc của thị trường. Theo nguyên tắc của thị trường thì phải đảm bảo sự quan hệ sòng phẳng, bình đẳng giữa hai bên”, TS. Hùng nhấn mạnh.
Là người gắn bó với ngành Ngân hàng và rất sát sao trong quá trình vận hành NQ42, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV bày tỏ kỳ vọng nhiều hơn vào khung pháp luật về XLNX. Theo quan điểm của ông Hiếu, sau NQ42, cần phải sửa đổi, rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật để đẩy nhanh các thủ tục hành chính, khi đó mới gia tăng hiệu quả của cả nền kinh tế. Chúng ta thực sự phải tuân thủ và đặt nguyên tắc thị trường lên cao nhất, vượt qua những “rườm rà” của thủ tục hành chính mới tăng tính hiệu quả. Vì càng chậm trễ trong việc trả nợ sẽ càng phát sinh nhiều chi phí. “Theo đó, chúng ta nên nhìn nhận NQ42 mang đến những tác động khác, vượt xa ngoài những con số. Câu chuyện không còn là XLNX mà là tăng hiệu quả sử dụng tài sản, khởi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế”, ông Hiếu phân tích.
Các chuyên gia cũng cho rằng, không thể thí điểm quá dài NQ42 mà phải luật hóa thành một khung pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất và được thông qua bởi một trình tự thủ tục chặt chẽ nhất, bảo vệ tốt nhất quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các bên. Dù chưa rõ ràng hình hài khung pháp lý nợ xấu sau khi NQ42 kết thúc, nhưng theo ông Phan Đức Hiếu, việc đầu tiên cần phải làm là đề cao, tôn trọng, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của cả hai bên - ngân hàng và cả những người đi vay nợ. Theo đó, quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên đều phải được bảo đảm, chứ không đề cao ai hơn ai. Bên cạnh đó, “khi rà soát, cần phân biệt rất rõ đâu là vướng mắc pháp lý từ luật và đâu là do khâu tổ chức thực thi; do các cơ quan có liên quan có thể chưa nhiệt tình, chưa tích cực, chưa chủ động...”, ông Hiếu lưu ý thêm.
Tán thành quan điểm trên, TS. Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị, ngân hàng cũng là doanh nghiệp và họ kinh doanh mặt hàng đặc biệt là tiền, nên cần đối xử công bằng, đúng như các doanh nghiệp.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Vũ Ngọc Lan cho biết, tại Nghị quyết số 63/2022/QH15 về nội dung của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã giao cho Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hoá các nội dung của NQ42, đồng thời sửa đổi bổ sung Luật Các TCTD. Để triển khai Nghị quyết 63 của Quốc hội, NHNN đã tích cực, chủ động trong việc rà soát sửa đổi Luật Các TCTD cũng như NQ42. Trong quá trình nghiên cứu, NHNN nhận thấy sẽ cần luật hoá toàn bộ nội dung của NQ42. Trong đó, cũng bổ sung một số nội dung NQ42 như quyền xử lý TSBĐ của các dự án là bất động sản; thu giữ tài sản bảo đảm; áp dụng thủ tục rút gọn... Theo dự kiến trong tháng 5/2023, NHNN phải trình dự thảo và xin ý kiến đại biểu Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10/2023. Vì thời gian chuẩn bị rất ngắn, mà NQ42 có liên quan đến rất nhiều luật như: Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS… bà Lan chia sẻ, NHNN rất mong muốn nhận được sự phối hợp của các bộ ngành liên quan trong việc xây dựng luật.
Thời gian để trình Quốc hội không còn nhiều nên TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV gợi ý: Thời gian tới có thể thành lập một tổ soạn thảo vừa có NHNN, vừa có các bộ ngành liên quan, Hiệp hội Ngân hàng. Qua đó, vừa đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc vừa tạo sự đồng thuận. Bên cạnh đó, để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho XLNX, ngoài luật hóa các nội dung của NQ42, cần mở rộng thêm một số vấn đề như vai trò của VAMC; vấn đề phá sản doanh nghiệp; thị trường mua bán nợ...
Các tin khác

Quảng Nam: Tuyên truyền, hướng dẫn cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất

Tỷ giá sáng 27/9: Tỷ giá trung tâm tiếp tục nhích nhẹ

Thanh toán thẻ đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống

Tỷ giá sáng 26/9: Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Vay tiêu dùng: Rẻ và dễ

LPBank ký hợp đồng mua Corebanking - T24 của Temenos Thụy Sỹ

Đắk Lắk: Hiệu quả từ đầu tư vốn đối với cây sầu riêng

Tỷ giá sáng 25/9: Tỷ giá trung tâm tăng 16 đồng

Sacombank tiếp tục giảm lãi, đưa vốn vay ưu đãi đến người dân, doanh nghiệp 3 tháng cuối năm

Chủ động phòng ngừa rủi ro rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa

Tỷ giá sáng 22/9: Tỷ giá trung tâm giảm phiên thứ hai liên tiếp

Xanh hóa ngành ngân hàng cho mục tiêu phát triển bền vững

Thanh toán bằng thẻ dần thay thế cho tiền mặt

Ngân hàng “bắt tay” Fintech: Gia tăng lợi ích cho khách hàng

Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Trị: Tăng cường chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
