Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các TCTD và xử lý nợ xấu
Luật các TCTD (sửa đổi): Cần xem xét thông qua sau hai kỳ họp để tránh khoảng trống pháp lý Dự thảo Luật các TCTD nhận nhiều ý kiến bổ sung |
![]() |
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt phát biểu khai mạc hội thảo |
Phát biểu khai mạc và chủ trì hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt cho biết, Luật các TCTD số 47 đã được Quốc hội khóa XII thông qua năm 2010 và Luật số 17 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD được thông qua năm 2017, cùng với các văn bản hướng dẫn quy định chi tiết các văn bản thực hiện được 12 năm đã có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lý cũng như góp phần lành mạnh hóa các hoạt động của các TCTD, tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của các TCTD.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật các TCTD cũng còn tồn tại một số bất cập, hạn chế. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá Luật các TCTD hiện hành, tại kỳ họp thứ năm vào tháng 5/2023 vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với Luật các TCTD sửa đổi.
Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, thực hiện quy trình quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã phối hợp với cơ quan soạn thảo là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan tiến hành rà soát, chỉnh lý, giải trình, tiếp thu bước đầu dự thảo Luật các TCTD sửa đổi.
Đến nay cũng còn một số vấn đề lớn, vấn đề phức tạp nhận được sự quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội, cụ thể là về vấn đề sở hữu chéo, vấn đề thao túng chi phối TCTD, về quản trị, điều hành hoạt động, chế độ tài chính của TCTD. Đặc biệt là vấn đề can thiệp sớm và vấn đề kiểm soát đặc biệt đối với TCTD, xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của các TCTD đang được Ủy ban Kinh tế và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn đã phân tích làm rõ hơn các mong muốn từ phía cơ quan soạn thảo khi thiết kế xây dựng luật các TCTD. Nhắc lại mục tiêu hội thảo, trong đó các ý kiến đề cập đến nhiều nhất đến câu chuyện ngăn ngừa và chống thao túng trong hoạt động ngân hàng, Phó thống đốc cho biết, đây là mục tiêu xuyên suốt và rất quan trọng với Việt Nam. Tuy nhiên, việc chúng ta mong muốn xử lý được hoàn toàn và chấm dứt tình trạng này là rất khó nên Ban soạn thảo đặt mục tiêu là hạn chế về mức tối đa.
Phó Thống đốc khẳng định, không có mô hình quốc gia nào mà phù hợp hoàn toàn với Việt Nam nên khó có thể sao chép được một mô hình nào đó vào vào điều kiện của Việt Nam. Vì vậy, cách tiếp cận của NHNN là nâng cao năng lực của cơ quan thanh tra giám sát để ngăn ngừa kiểm soát rủi ro của hệ thống TCTD.
“Cách tiếp cận của Ngân hàng Nhà nước đối sửa luật lần này để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là nhu cầu đầu tiên. Chúng ta cần có khuôn khổ pháp lý hợp lý, phù hợp để ngăn ngừa cũng như xử lý được những rủi ro mang tính hệ thống, rủi ro của từng TCTD…”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Các tin khác

Việc luật hoá một số quy định tại Nghị quyết 42 là rất cần thiết

Cần thêm chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội

NHNN chủ động cung ứng vốn rẻ cho ngân hàng, tạo điều kiện tiếp tục giảm lãi suất

Ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay

Đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh được điều động, bổ nhiệm làm Phó Thống đốc NHNN

Triển khai hiệu quả các giải pháp về chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng

Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng phải tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Năm 2025, ngành Ngân hàng quyết tâm tăng tốc, bứt phá hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Toàn ngành Ngân hàng phấn đấu thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2025

Biến thách thức thành cơ hội, ngành Ngân hàng cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới

Trao quà Tết cho công nhân lao động, người có công, hộ nghèo tỉnh Bắc Giang

Ngành Ngân hàng triển khai Phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025"

CIC - KCB hợp tác mở rộng cơ hội tiếp cận tài chính cho lao động xuất khẩu

TCTD phải niêm yết công khai mức phí bảo lãnh
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Một số điểm nhấn của Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân"
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam
