Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Kiểm toán Nhà nước

Trần Hương
Trần Hương  - 
Để các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) được thực thi cần phải có một cơ chế phù hợp. Hệ thống pháp luật liên quan đến KTNN trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị KTNN cần phải được hoàn thiện, nó không chỉ liên quan đến Luật KTNN mà còn liên quan đến nhiều Luật khác…
aa
Hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của KTNN
Hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của KTNN

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ. Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN được ban hành kèm theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động của KTNN được chi phối bằng Luật Ngân sách nhà nước - (năm 1996), Luật Doanh nghiệp Nhà nước (năm 1995), Luật Ngân hàng Nhà nước (năm 1997).

Ngày 14/6/2005, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI thông qua Luật KTNN, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Đây là dấu mốc mở ra một giai đoạn phát triển mới của KTNN với vị thế là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Luật KTNN đã cụ thể hóa quy định tại Điều 118 Hiến pháp năm 2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng cho tổ chức, hoạt động của KTNN, bảo đảm thiết chế có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; góp phần thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, việc hội nhập quốc tế đòi hỏi nâng cao hơn nữa năng lực và hiệu quả của KTNN. Sau hơn 3 năm thi hành, Luật KTNN năm 2015 đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Ngày 26/11/2019, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020).

Luật đã bổ sung, làm rõ một số nội dung quan trọng về cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán; quyết định kiểm toán theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của KTNN; quyền được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; quyền khiếu nại và khởi kiện của đơn vị được kiểm toán...; qua đó tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của KTNN trong giai đoạn mới.

Cùng với Luật KTNN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư công… được ban hành đã quy định nhiều nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN...

Ngày 13/2/2023, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí thông qua hoạt động kiểm toán của KTNN. Ngay sau khi Pháp lệnh được thông qua, KTNN đã khẩn trương ban hành các hướng dẫn để hoàn thiện các văn bản của Ngành, bảo đảm Pháp lệnh được đưa vào cuộc sống đúng thời hạn quy định. Việc ban hành Pháp lệnh là hết sức cần thiết, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về KTNN; tạo cơ sở pháp lý cho việc xử phạt hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực KTNN; nâng cao hiệu lực hoạt động kiểm toán của KTNN và tính nghiêm minh của pháp luật.

Trong bối cảnh mới như hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của KTNN là hết sức cần thiết và phải đáp ứng một số yêu cầu. Thứ nhất, cần đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa Luật KTNN và các luật chuyên ngành.

Luật KTNN năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2019 được ban hành nhằm cụ thể hóa quy định về KTNN trong Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật KTNN và một số luật chuyên ngành còn chưa được đảm bảo, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do nhận thức của các nhà làm luật về vị trí, vai trò của KTNN còn chưa đầy đủ; kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm; chưa khắc phục triệt để tình trạng đưa vào dự án luật chuyên ngành các quy định nhằm tạo thuận lợi hoặc bảo vệ lợi ích cục bộ của bộ, ngành.

Thông qua việc nghiên cứu sâu về các luật như: Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư, Luật Quản lý thuế, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng... nhiều ý kiến đề xuất các giải pháp bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa Luật KTNN và các luật chuyên ngành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán của KTNN, đáp ứng yêu cầu hiến định.

Theo lãnh đạo Vụ Pháp chế KTNN, trong bối cảnh hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn những khoảng trống pháp lý, quy định thiếu đồng bộ, việc hoàn thiện pháp luật KTNN đảm bảo theo đúng định hướng của Đảng, tuân thủ các quy định chung của Nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là hết sức cần thiết. Theo đó, KTNN cần tiếp tục rà soát và hoàn thiện Luật KTNN theo hướng bảo đảm bao quát nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài sản công; bổ sung thẩm quyền của kiểm toán viên áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm tham nhũng…

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của KTNN, vấn đề quan trọng nhất là cơ sở pháp lý cho vị trí, vai trò và tổ chức hoạt động của KTNN. Tiếp đó, KTNN và các các cơ quan liên quan phải giải quyết được vấn đề chồng chéo, trùng lặp, phân công chưa thật rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, công việc được giao. Đồng thời, KTNN phải đảm bảo tính độc lập tương xứng với vị trí, vai trò là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập chỉ tuân theo pháp luật…

Hai là hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính độc lập hơn nữa của KTNN. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của KTNN trước hết phải nâng cao tính độc hơn nữa của KTNN. Vị thế độc lập của KTNN đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật KTNN. Vấn đề là các quy định của Luật phải được thể hiện trong các văn bản pháp luật liên quan khác và được tất cả các cơ quan tổ chức tuân thủ.

KTNN cần phải được hoạt động một cách độc lập và không bị ảnh hưởng hoặc can thiệp của bất kỳ một cơ quan nào khác. Điều này sẽ giúp bảo đảm sự trung thực, khách quan, công khai, minh bạch trong quá trình kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Ba là hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm cơ chế thực thi của kết luận và kiến nghị kiểm toán của KTNN. Theo quy định của Luật KTNN, hiện nay chưa có cơ chế bảo đảm các kết luận, kiến nghị của KTNN được thực thi. KTNN chỉ là cơ quan có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công bằng các hình thức kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với các cơ quan và các chương trình của Nhà nước.

Khi các vấn đề được phát hiện và các kết luận, kiến nghị được đưa ra, việc thực thi vẫn thuộc trách nhiệm của các cơ quan được kiểm toán. Các kiến nghị của KTNN về cơ bản mang tính chất khuyến nghị, chứ không mang tính chất bắt buộc. Mặc dù, những kiến nghị này cung cấp những chỉ dẫn rất có giá trị, nhưng xử lý các vấn đề đã được phát hiện như thế nào lại thuộc quyền quyết định của các cơ quan được kiểm toán.

Do đó, để các kiến nghị của KTNN được thực thi cần phải có một cơ chế phù hợp. Hệ thống pháp luật liên quan đến KTNN trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị KTNN cần phải được hoàn thiện, nó không chỉ liên quan đến Luật KTNN mà còn liên quan đến nhiều Luật khác…

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Tấn công mạng tự động leo thang kỷ lục nhờ AI

Tấn công mạng tự động leo thang kỷ lục nhờ AI

Báo cáo toàn cảnh các mối đe dọa an ninh mạng toàn cầu năm 2025 của FortiGuard Labs nhấn mạnh sự bùng nổ của tội phạm mạng dưới dạng dịch vụ trên darknet, khiến việc kinh doanh các thông tin xác thực, quyền khai thác và truy cập đang ngày càng phổ biến hơn.
Phát hiện 1.330 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 4

Phát hiện 1.330 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 4

Theo thông tin từ Cục Hải quan, trong tháng 4/2025, số vụ buôn lậu, gian lận thương mại bị phát hiện, bắt giữ và xử lý là 1.330 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính đạt 1.867 tỷ đồng; giảm 73 vụ (giảm 5,2%).
Bộ Công an thông tin về kết quả xử lý các vụ việc sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Bộ Công an thông tin về kết quả xử lý các vụ việc sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc liên quan đến sản xuất, buôn bán sữa giả, thuốc giả và thực phẩm chức năng giả đã bị lực lượng công an triệt phá, khiến dư luận xã hội không khỏi hoang mang và phẫn nộ.
Cẩn trọng trước bẫy đơn hàng 0 đồng và chuyển khoản nhầm

Cẩn trọng trước bẫy đơn hàng 0 đồng và chuyển khoản nhầm

Dù đã có sự cảnh báo từ các cơ quan chức năng nhưng vẫn còn không ít người đã trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo. Đặc biệt, khi quy mô và kịch bản mà kẻ xấu dàn dựng rất bài bản và chi tiết khiến nạn nhân nhanh chóng mắc bẫy.
TP. Hồ Chí Minh tạm giữ trên 330.000 sản phẩm thực phẩm không rõ xuất xứ

TP. Hồ Chí Minh tạm giữ trên 330.000 sản phẩm thực phẩm không rõ xuất xứ

Ngày 24/4, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm 2024 và quý I/2025, Chi cục đã tiến hành kiểm tra, xử lý 590 vụ vi phạm liên quan đến thực phẩm, tạm giữ hơn 332.657 sản phẩm thực phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ với trị giá hơn 12,1 tỷ đồng, xử phạt trên 11,2 tỷ đồng.
Rủi ro khôn lường từ việc lộ lọt thông tin cá nhân

Rủi ro khôn lường từ việc lộ lọt thông tin cá nhân

Nhiều người chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả nghiêm trọng khi thông tin cá nhân bị lộ lọt. Đặc biệt, chỉ vì một chút sơ suất trong việc chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội đã tạo cơ hội cho tội phạm công nghệ cao lợi dụng để đánh cắp thông tin, thực hiện giao dịch bất hợp pháp hoặc vay nợ.
Đề xuất xử phạt bổ sung với hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm

Đề xuất xử phạt bổ sung với hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Nợ bảo hiểm xã hội vẫn "tràn lan"

Nợ bảo hiểm xã hội vẫn "tràn lan"

Cố tình chây ì nợ bảo hiểm xã hội không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn đánh mất niềm tin của người lao động. Hậu quả là không chỉ người lao động gánh chịu, mà chính doanh nghiệp cũng sẽ phải trả giá bằng sự quay lưng của xã hội.
Hiểm họa từ những cuộc gọi “kết nối kém”

Hiểm họa từ những cuộc gọi “kết nối kém”

Thời gian gần đây, Công an TP. Hà Nội đã cảnh báo về thủ đoạn sử dụng công nghệ deepfake để giả mạo video, hình ảnh và giọng nói người thân nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Dù đã được khuyến cáo, không ít người vẫn mất cảnh giác, có nạn nhân đã bị chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo trực tuyến

Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo trực tuyến

Thời gian gần đây, một phương thức lừa đảo trực tuyến tinh vi đang lan rộng, khiến nhiều người mất tiền hoặc bị đánh cắp thông tin cá nhân mà không hề hay biết. Kẻ gian lợi dụng cơ chế bảo mật của ngân hàng để khóa tài khoản của nạn nhân, sau đó giả danh nhân viên ngân hàng, dụ họ cung cấp thông tin hoặc cài đặt phần mềm độc hại.