Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Hướng đến hình thành trung tâm logistics liên vùng

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Miền Trung Việt Nam, với những ưu thế vượt trội về địa lý và hạ tầng, đang dần khẳng định vị thế là trung tâm logistics quan trọng của cả nước. Tuy nhiên, để khai thác được tiềm năng ấy, cần những giải pháp đột phá về quy hoạch, đầu tư hạ tầng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp logistics.
aa
Vietnam Expo 2025: Logistics xanh, công nghệ số và nông sản Việt "lên ngôi" VILOG 2025: Đột phá chuyển đổi số, kiến tạo logistics xanh Hệ sinh thái logistics hiện đại là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế bền vững

Lợi thế về địa lý và hạ tầng logistics

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay, logistics trở thành một trong những yếu tố then chốt giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ở khu vực miền Trung, Đà Nẵng và Quảng Nam đang nổi lên như những địa phương đầy tiềm năng, có thể hình thành nên một trung tâm logistics đa phương thức quy mô lớn, phục vụ cho cả khu vực và vươn ra quốc tế.

Nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây, Đà Nẵng giữ vai trò cửa ngõ ra biển cho khu vực Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar. Thành phố hiện có cảng Tiên Sa, sân bay quốc tế Đà Nẵng và hệ thống giao thông đường bộ hiện đại. Cảng Tiên Sa là một trong những cảng biển chủ lực của miền Trung, có thể tiếp nhận tàu container cỡ vừa, là lựa chọn của nhiều hãng tàu hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, sân bay quốc tế Đà Nẵng có năng lực khai thác hàng chục triệu lượt hành khách và hàng hóa mỗi năm.

Đáng chú ý, Đà Nẵng được Quốc hội cho phép thí điểm cơ chế đặc thù để thành lập Khu thương mại tự do, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư logistics. Thành phố cũng đang triển khai xây dựng cảng Liên Chiểu nhằm giảm tải cho cảng Tiên Sa và tăng năng lực tiếp nhận tàu biển lớn. Đồng thời, chính quyền địa phương đang xúc tiến kêu gọi đầu tư vào 10 trung tâm logistics cấp vùng, hình thành mạng lưới liên kết chặt chẽ với các địa phương lân cận.

Theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, việc hợp nhất tỉnh Quảng Nam vào TP. Đà Nẵng sẽ giúp thành phố mở rộng thêm tiềm lực hạ tầng với sự góp mặt của cảng Kỳ Hà và sân bay Chu Lai. Đây là tiền đề quan trọng giúp hình thành một hệ sinh thái logistics tích hợp, hiện đại, góp phần đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm logistics quốc gia, phù hợp với định hướng tại Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quảng Nam, với vị trí địa lý trung tâm miền Trung, cũng khẳng định là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển logistics. Địa phương này có hệ thống giao thông đa dạng gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không và cảng biển. Khu kinh tế mở Chu Lai, với hàng chục khu, cụm công nghiệp, đang trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu hàng hóa quan trọng. Trong năm 2023, Tập đoàn THACO đã đưa vào khai thác bến cảng 50.000 tấn tại Cảng quốc tế Chu Lai với tổng vốn đầu tư 1.590 tỷ đồng. Công trình này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển trung tâm logistics hiện đại, kết nối trực tiếp Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia.

Cảng Chu Lai - một trong những cảng biển quan trọng ở khu vực miền Trung
Cảng Chu Lai - một trong những cảng biển quan trọng ở khu vực miền Trung

Hợp lực để bứt phá

Quảng Nam đang kêu gọi đầu tư vào các dự án chiến lược như đường sắt đô thị Hội An - Đà Nẵng và Chu Lai - Đà Nẵng. Trong đó, tuyến Hội An - Đà Nẵng không chỉ mở ra kết nối hiện đại giữa 2 trung tâm du lịch mà còn tạo trục phát triển đô thị - logistics liên vùng. Trong khi, tuyến Chu Lai - Đà Nẵng sẽ kết nối trung tâm công nghiệp - hàng không Chu Lai với Đà Nẵng, góp phần hình thành hệ thống giao thông đa phương thức.

Tuy tiềm năng lớn, song cả Đà Nẵng và Quảng Nam vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong phát triển hạ tầng logistics. Các tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1A và 14B vẫn thường xuyên quá tải, ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển và chi phí. Tuyến Quốc lộ 14D nối Lào chưa được đầu tư đồng bộ; sân bay Chu Lai chậm được nâng cấp; cửa khẩu quốc tế Nam Giang thiếu hạ tầng hậu cần, chưa phát triển dịch vụ thương mại biên giới, nguồn điện chưa ổn định. Các yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển logistics tại Quảng Nam. Trong khi đó, công nghệ quản lý chuỗi cung ứng còn nhiều hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp logistics tại khu vực vẫn sử dụng phương pháp quản lý truyền thống.

Ông Dương Tiến Lâm, Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam tại Đà Nẵng, Tổng giám đốc Công ty AsiaTrans Việt Nam cho rằng, Đà Nẵng có đủ 3 loại hình vận tải quốc tế nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Cảng Tiên Sa hiện là cảng container nhưng quy mô còn hạn chế. Cước vận tải biển thì biến động mạnh, gây áp lực lớn đến chi phí của doanh nghiệp… Bởi vậy, chính quyền cần tăng cường vai trò điều phối, kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu có chung thị trường để gom hàng thành lô lớn, tạo điều kiện đàm phán chi phí tốt hơn với các hãng vận tải biển.

Sau khi việc hợp nhất được hoàn thành, khu vực Đà Nẵng và Quảng Nam sẽ sở hữu đồng bộ 3 cảng biển quốc tế (Tiên Sa, Chu Lai, Kỳ Hà), 2 sân bay quốc tế (Đà Nẵng và Chu Lai) và 3 loại hình cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường biển, đường không). Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển logistics đa phương thức, hiện đại. Sự kết nối này tạo thành một hành lang logistics liên vùng hoàn chỉnh, nơi hàng hóa có thể di chuyển nhanh chóng từ cảng biển - sân bay - khu công nghiệp đến các thị trường tiêu dùng và xuất khẩu. Đặc biệt, vùng sáp nhập có thể phát triển chuỗi cung ứng khép kín cho các ngành chủ lực như cơ khí ô tô, dệt may, điện tử, giúp giảm chi phí logistics, tăng năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư chiến lược trong tương lai.

Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh hội nhập và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, việc Đà Nẵng và Quảng Nam chủ động xây dựng chiến lược phát triển logistics tích hợp, hiện đại không chỉ là yêu cầu tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh, mà còn là yếu tố quan trọng giúp khu vực miền Trung cất cánh, tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Dự kiến vào ngày 2/7 tới đây, tại Hà Nội, “Hội nghị Giao thương Việt Nam – Hàn Quốc ngành Giao thông và Đô thị 2025” sẽ diễn ra tại khách sạn Lotte, quy tụ nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghệ đô thị và xây dựng thông minh. Đây là sự kiện do Viện Phát triển Công nghệ Giao thông Hàn Quốc (KAIA) và Viện Nghiên cứu Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT) tổ chức, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy kết nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc với đối tác tiềm năng tại Việt Nam.
Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, mà còn giúp Việt Nam chuyển mình từ điểm đến sản xuất chi phí thấp sang trung tâm công nghiệp công nghệ cao, minh bạch và bền vững, sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Các chuyên gia kiến nghị sớm ban hành danh mục phân loại xanh thiết lập bộ tiêu chí đánh giá dự án và hệ thống dữ liệu đánh giá rủi ro môi trường – xã hội.
Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Từng bị coi là lựa chọn mạo hiểm và đầy rủi ro, ngành Khoa học dữ liệu (Data Science) giờ đây đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành một trong ba ngành nghề có thu nhập cao nhất tại Việt Nam theo báo cáo thị trường việc làm năm vừa qua. Không còn là lĩnh vực dành riêng cho “dân công nghệ”, Data Science đang chứng minh là “tấm vé vàng” cho những người trẻ sẵn sàng thích nghi với kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và tự động hóa.
Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Ngành thuế đang chuyển đổi mạnh mẽ từ quản lý sang phục vụ, lấy hộ kinh doanh làm trung tâm hỗ trợ. Việc số hóa toàn diện, áp dụng công nghệ và minh bạch chính sách, hỗ trợ người nộp thuế là trọng tâm, nhằm tạo dựng một hệ sinh thái thuế hiện đại, công bằng và hiệu quả.
Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý 1/2025 cho thấy đà phục hồi vững chắc, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,93%, cao nhất trong quý đầu tiên của giai đoạn 2020-2025. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi tăng trưởng cân bằng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 93% tổng giá trị gia tăng. Đáng chú ý, các ngành sản xuất và chế biến tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính. Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) được hưởng lợi đáng kể từ sự phục hồi kinh tế này , khi niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thúc đẩy tăng trưởng.
Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam đang trải qua giai đoạn gian nan nhất trong vòng một thập kỷ qua. Giá đường lao dốc, tồn kho chạm đỉnh, trong khi áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu và hàng lậu ngày càng gay gắt. Trước những “cơn sóng dữ” này, chỉ những giải pháp ngắn hạn như hỗ trợ giá hay siết nhập khẩu là chưa đủ, ngành mía đường cần được tiếp sức bằng một chiến lược phát triển bền vững, dài hạn và toàn diện.
Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tại phiên chất vấn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và đại diện Chính phủ đã nhấn mạnh đến các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và phát triển hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng, mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa khát vọng này, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân như một động lực quan trọng.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1186 /QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.