Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Để sản phẩm OCOP phát triển và vươn xa

Ngọc Hậu
Ngọc Hậu  - 
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai từ năm 2019 là 1 trong 6 chương trình chuyên đề trọng tâm để TP. Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu thực hiện hiệu quả và thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, chính quyền thành phố luôn tìm kiếm và đưa ra hàng loạt giải pháp để sản phẩm OCOP phát triển vươn xa…
aa
Vốn ngân hàng tiếp sức cho sản phẩm OCOP
Xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Y, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh khẳng định, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là một chính sách lớn của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị trên cơ sở phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển bền vững tiêu chí thu nhập, tiêu chí tổ chức sản xuất trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện chính sách này, TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu các địa phương tập trung thực hiện hiệu quả và thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sản phẩm Ocop từ Yến của Cần Giờ được phát triển thành sản phẩm  thương hiệu của TP. HCM
Sản phẩm OCOP từ Yến của Cần Giờ được phát triển thành sản phẩm thương hiệu của TP. HCM

Nếu như giai đoạn 2019 - 2020, thành phố tập trung phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố thì giai đoạn 2021 - 2025, thành phố định hướng phát triển sản phẩm OCOP gắn với 6 lĩnh vực, gồm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, lãnh đạo sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố khẳng định, việc triển khai Chương trình OCOP có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bởi lẽ chương trình giúp nâng cao thu nhập tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã công nhận 333 sản phẩm OCOP của 119 đơn vị cá nhân, trong đó, 79 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 254 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao. Lĩnh vực phát triển sản phẩm OCOP được công nhận chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thực phẩm. Nhiều sản phẩm OCOP của TP. Hồ Chí Minh đã và đang dần khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Về lợi ích khi sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, bà Phan Ngọc Diệu, Giám đốc sản xuất Công ty Yến Đảo Cần Giờ (huyện Cần Giờ), cho biết OCOP giúp thương hiệu của doanh nghiệp được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, đồng thời góp phần quảng bá tiềm năng và lợi thế của huyện Cần Giờ nói riêng và TP. Hồ Chí Minh nói chung. Chính nhờ được công nhận OCOP, du khách mới biết được thành phố cũng có khu vực nuôi yến và tạo ra sản phẩm với những tiêu chuẩn chất lượng cao. Tổ yến được khai thác tự nhiên, chế biến theo quy trình khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo nên chất lượng cao được công nhận ở mức 4 sao. Thương hiệu Yến Đảo Cần Giờ không chỉ đã xây dựng được chỗ đứng ở thị trường nội địa, mà còn là sự lựa chọn của người tiêu dùng của các tỉnh.

Sản xuất s3n phẩm OCOP 4 sao bột rau má Thiên Nhiên Việt ở Củ Chi
Sản xuất sản phẩm OCOP 4 sao bột rau má Thiên Nhiên Việt ở Củ Chi

Cũng vậy, bà Nguyễn Ngọc Hương, Phó Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt (huyện Củ Chi) với sản phẩm bột rau má được công nhận OCOP 4 sao đã được nhiều khách thích thú vì “uống như rau má nguyên chất” và đặc biệt rất tiện lợi vì phù hợp với người bận rộn ở khu vực đô thị.

“Nhờ được công nhận OCOP, người tiêu dùng ngày càng tin tưởng và đánh giá cao. Các sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh với lợi thế ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, nghiên cứu sâu trước khi ra thị trường nên đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng cũng như các kênh phân phối bán lẻ. Các sản phẩm bột rau sấy lạnh của công ty đã xuất khẩu sang châu Âu và nhiều nước trên thế giới”, bà Hương tự tin cho biết.

Nhằm phát triển bền vững kinh tế địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng của từng khu vực. Lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo tăng cường thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối hệ thống siêu thị, sàn thương mại điện tử để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP; các sở, ngành, UBND quận, huyện hướng dẫn chi tiết cho người dân về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, sản xuất bền vững, an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, và truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm OCOP.

“UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức cũng cần rà soát, đăng ký các sản phẩm tiềm năng với mục tiêu mỗi quận, huyện có ít nhất 1 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao, và mỗi huyện có ít nhất 2 sản phẩm đạt 4 sao trong hệ thống đánh giá OCOP”, lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu.

Dù chương trình phát triển sản phẩm OCOP của thành phố đã đạt được thành quả, tuy vậy, Tiến sĩ Nguyễn Minh Nhựt, Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND TP. Hồ Chí Minh cho biết hiện chỉ có 35% sản phẩm OCOP được phân phối qua siêu thị, sàn thương mại điện tử; 60% cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP gặp khó khăn nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; chỉ có 40% hộ sản xuất và doanh nghiệp nhỏ được tiếp cận các khoản vay ưu đãi của ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm…

“Tiềm năng phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố là rất lớn, tuy nhiên các đơn vị có liên quan cần tăng cường liên kết vùng trong cung ứng nguyên liệu; hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp OCOP; đẩy mạnh quảng bá thương hiêu và mở rộng kênh tiêu thụ. Đối với các chiến dịch quảng bá OCOP nên tận dụng các phương tiện truyền thông số như mạng xã hội, trang thương mại điện tử và các nền tảng du lịch trực tuyến. Thành phố có thể hợp tác với các sàn thương mại điện tử lớn để xây dựng gian hàng OCOP trực tuyến giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng toàn quốc và quốc tế”, ông Nhựt đề xuất.

Để sản phẩm OCOP mở rộng thị trường, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan đề nghị các nhà sáng tạo nội dung (tiktoker, youtuber, facebooker) và các sàn thương mại điện tử lựa chọn những sản phẩm tốt, uy tín để giới thiệu đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng không chỉ riêng TP. Hồ Chí Minh mà của các vùng miền ngày một vươn xa.

Ngọc Hậu

Tin liên quan

Tin khác

Vải thiều sẵn sàng cho xuất khẩu mùa vụ 2025

Vải thiều sẵn sàng cho xuất khẩu mùa vụ 2025

Năm 2025, sản lượng vải thiều dự kiến sẽ đạt khoảng 303.000 tấn, tăng mạnh 30% so với năm trước. Trước tín hiệu tích cực này, ngành nông nghiệp đã khẩn trương triển khai các phương án thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sớm, tạo nền tảng vững chắc cho một mùa vải thắng lợi.
Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất tạo động lực cho phát triển nông nghiệp bền vững

Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất tạo động lực cho phát triển nông nghiệp bền vững

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ và Ủy ban Kinh tế và Tài chính (UBKTTC) đã trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Nghị quyết kéo dài chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) đến năm 2030. Với mục tiêu thể chế hóa chủ trương của Đảng, hỗ trợ nông dân, khuyến khích tích tụ đất đai, và nâng cao sức cạnh tranh nông sản, dự thảo nghị quyết không chỉ củng cố chính sách ưu đãi mà còn đặt ra yêu cầu đánh giá tổng thể để đảm bảo hiệu quả sử dụng đất, góp phần xây dựng nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025: Bức tranh toàn cảnh cho phát triển bền vững

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025: Bức tranh toàn cảnh cho phát triển bền vững

Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, xanh, sinh thái và bền vững, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (TĐTNN 2025) được kỳ vọng sẽ là cuộc “tổng rà soát” toàn diện, làm rõ thực trạng và định hình các chính sách phát triển mới phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu thực tiễn. Đây là lần thứ sáu cuộc tổng điều tra quy mô lớn này được thực hiện trên phạm vi cả nước theo chu kỳ 10 năm/lần, mang ý nghĩa chiến lược trong hoạch định và điều hành phát triển khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Nghị quyết 57: "Luồng gió mới" cho nông nghiệp

Nghị quyết 57: "Luồng gió mới" cho nông nghiệp

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu và ngành nông nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức cấp bách, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị được xem là "kim chỉ nam" để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực then chốt cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực này.
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Bảo hiểm Agribank: Trách nhiệm và sẻ chia trong hành trình hội nhập quốc gia

Bảo hiểm Agribank: Trách nhiệm và sẻ chia trong hành trình hội nhập quốc gia

Bảo hiểm Agribank – công ty con của Agribank – đã và đang thể hiện rõ vai trò tiên phong trong sứ mệnh đồng hành cùng Agribank và người dân chung sức vì sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng

4 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cán mốc 21,15 tỷ USD, tăng trưởng 10,7% so với cùng kỳ năm 2024, cho thấy sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
Gỡ "nút thắt" khoa học công nghệ cho nông nghiệp và môi trường

Gỡ "nút thắt" khoa học công nghệ cho nông nghiệp và môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kế hoạch hành động mang tính đột phá về khoa học công nghệ, hiện thực hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Đây là bước đi chiến lược nhằm "cởi trói" tiềm năng, giải quyết những "điểm nghẽn" kéo dài và kiến tạo một nền nông nghiệp, môi trường phát triển bền vững, hiệu quả.
Phát triển nông nghiệp xanh và chuỗi liên kết: Hướng đi tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Phát triển nông nghiệp xanh và chuỗi liên kết: Hướng đi tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Phát triển nông nghiệp hiện đại không chỉ dừng lại ở việc tăng năng suất mà còn phải tạo ra giá trị gia tăng cao, gắn với đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường và đáp ứng xu thế tiêu dùng trong nước và quốc tế. Tỉnh Thanh Hóa đang đi đầu trong chiến lược này thông qua việc nâng tầm các sản phẩm nông nghiệp chủ lực bằng hàng loạt giải pháp từ chuyển đổi số, liên kết vùng đến phát triển theo hướng nông nghiệp xanh.
Dòng vốn Agribank tiếp sức Củ Chi vươn mình mạnh mẽ

Dòng vốn Agribank tiếp sức Củ Chi vươn mình mạnh mẽ

Bước ra từ cuộc kháng chiến cứu nước, mảnh đất huyền thoại Củ Chi - địa danh từng được mệnh danh là “Đất thép thành đồng”, đang từng ngày vươn mình mạnh mẽ, mang lại diện mạo mới đầy năng động, hiện đại. Đóng góp vào sự phát triển ấy có vai trò quan trọng của dòng vốn tín dụng ngân hàng, trong đó Agribank là một trong những trụ cột chính đã bền bỉ tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp nơi đây đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế địa phương.