Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025: Bức tranh toàn cảnh cho phát triển bền vững

Đỗ Phạm
Đỗ Phạm  - 
Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, xanh, sinh thái và bền vững, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (TĐTNN 2025) được kỳ vọng sẽ là cuộc “tổng rà soát” toàn diện, làm rõ thực trạng và định hình các chính sách phát triển mới phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu thực tiễn. Đây là lần thứ sáu cuộc tổng điều tra quy mô lớn này được thực hiện trên phạm vi cả nước theo chu kỳ 10 năm/lần, mang ý nghĩa chiến lược trong hoạch định và điều hành phát triển khu vực nông nghiệp và nông thôn.
aa
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025: Bức tranh toàn cảnh cho phát triển bền vững
Tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ lập bảng kê hộ TĐTNN 2025 cho công chức Văn phòng Thống kê và điều tra viên TĐTNN 13 xã, phường tại thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp

Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg phê duyệt việc tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Cuộc điều tra sẽ diễn ra trong 30 ngày, từ 1/7 đến 30/7/2025, với phạm vi bao phủ toàn bộ hộ dân cư có hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản trên toàn quốc. Không chỉ ghi nhận thực trạng sản xuất, đời sống và lao động khu vực nông nghiệp, cuộc tổng điều tra còn cung cấp dữ liệu đầu vào quan trọng phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia, định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển hạ tầng nông thôn và đáp ứng yêu cầu thông tin trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ hoạch định chính sách

TĐTNN 2025 được thiết kế nhằm phục vụ ba nhóm mục tiêu lớn: Đánh giá thực trạng và phân tích xu hướng biến đổi để xây dựng kế hoạch phát triển bền vững cho nông thôn và các ngành nông, lâm, thủy sản; Cung cấp cơ sở cho nghiên cứu quy mô, cơ cấu lao động, tình hình hạ tầng và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê dùng làm nền tảng cho các cuộc điều tra định kỳ chuyên sâu.

Thông tin được thu thập sẽ bao gồm cả các chỉ tiêu tại thời điểm ngày 1/7/2025, số phát sinh trong 12 tháng trước điều tra, hoặc số liệu chính thức năm 2024 tùy theo loại phiếu. Các đối tượng điều tra không chỉ bao gồm hộ tự sản xuất mà cả hộ làm thuê, các trang trại sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, cũng như cư dân sinh sống ở nông thôn không trực tiếp tham gia sản xuất. Việc phân định kỹ lưỡng các đối tượng này nhằm đảm bảo không bỏ sót hay trùng lặp, đồng thời cung cấp dữ liệu đầy đủ, toàn diện phục vụ so sánh quốc tế và thiết kế chính sách ở cấp địa phương và trung ương.

Đáng chú ý, cuộc điều tra lần này được đặt ra yêu cầu rất cao về chất lượng thông tin: bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng quy định và không được trùng lặp hoặc bỏ sót. Toàn bộ dữ liệu phải được bảo mật theo quy định của Luật Thống kê, đồng thời việc sử dụng kinh phí điều tra phải tiết kiệm và hiệu quả.

Nhiều đổi mới trong thiết kế và cách thức điều tra

So với kỳ tổng điều tra năm 2016, TĐTNN 2025 có nhiều cải tiến đáng kể, từ mở rộng phạm vi thông tin đến đổi mới phương pháp thu thập, xử lý và quản lý dữ liệu. Một trong những điểm mới nổi bật là việc mở rộng phạm vi điều tra: thay vì chỉ thu thập thông tin về một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu, lần này dữ liệu sẽ bao phủ toàn bộ các loại cây trồng, vật nuôi trong hộ dân. Điều này được thực hiện thuận lợi nhờ ứng dụng phiếu điều tra điện tử (CAPI, Webform), giúp điều tra viên thao tác nhanh hơn và hạn chế sai sót.

Bên cạnh đó, TĐTNN 2025 lần đầu bổ sung phiếu điều tra riêng cho doanh nghiệp, hợp tác xã và liên minh hợp tác xã, nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao tính đại diện của dữ liệu điều tra. Các phiếu bảng kê hộ dân cũng được cải tiến theo hướng gộp thông tin, vừa giúp lập danh sách điều tra, vừa tích hợp thu thập dữ liệu về lao động phi nông nghiệp, tiết kiệm chi phí và thời gian xử lý.

Một trong những thay đổi quan trọng là việc kết nối thông tin giữa phiếu trang trại và phiếu hộ dân cư, từ đó cho phép phân tích dữ liệu theo chiều sâu và đa chiều. Đồng thời, cuộc điều tra lần này khai thác mạnh dữ liệu hành chính và điều tra sẵn có, kết hợp sử dụng bản đồ số trong nhiều công đoạn để tối ưu hóa quy trình. Ứng dụng học máy cũng được đưa vào để hỗ trợ kiểm tra và hoàn thiện mã ngành dựa trên đặc điểm lao động của từng hộ, góp phần nâng cao chất lượng số liệu và giảm thiểu rủi ro khi xử lý thông tin thực địa.

Nhờ những cải tiến đó, thời gian thu thập thông tin dự kiến sẽ rút ngắn đáng kể, trong khi chất lượng và độ chính xác của dữ liệu lại được nâng cao. Hệ thống thu thập dữ liệu trực tuyến cũng cho phép kiểm soát tiến độ, phát hiện sớm lỗi và nâng cao khả năng giám sát của các cấp điều hành điều tra.

Quyết tâm chuẩn bị kỹ lưỡng từ Trung ương đến cơ sở

Để đảm bảo cuộc tổng điều tra diễn ra đồng bộ, chất lượng và đúng tiến độ, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) đã chủ động triển khai nhiều bước chuẩn bị trọng yếu từ sớm. Từ tháng 2/2025, các lớp tập huấn chuyên sâu đã được tổ chức cho cán bộ thống kê 63 tỉnh, thành về cách sử dụng phiếu bảng kê hộ, phiếu trang trại và phiếu doanh nghiệp. Đây là bước then chốt nhằm thống nhất phương pháp điều tra, nâng cao năng lực cho điều tra viên và đảm bảo quy trình thực hiện chính xác theo phương án đã được phê duyệt.

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025: Bức tranh toàn cảnh cho phát triển bền vững
Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên tổ chức tập Hội nghị tập huấn phiếu thu thập thông tin lập bảng kê TĐTNN 2025 cho các cán bộ chủ chốt trong lĩnh vực thống kê

Hiện nay, công tác lập bảng kê hộ - bước đầu tiên trong chuỗi quy trình - đang được các Chi cục Thống kê trên toàn quốc triển khai quyết liệt. Tại khu vực thành thị, thời điểm thu thập thông tin bảng kê được thực hiện từ 1/3/2025, còn tại khu vực nông thôn là từ 1/5/2025. Việc hoàn thành tốt bảng kê sẽ giúp xác định đúng địa bàn điều tra, bố trí nhân lực phù hợp và kiểm soát hiệu quả toàn bộ quá trình thu thập.

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 không chỉ là một nhiệm vụ thống kê mang tính kỹ thuật, mà còn là một cuộc khảo sát toàn diện, khoa học và chính xác nhằm định hình các chính sách phát triển nông thôn - nông nghiệp trong thời kỳ mới. Kết quả điều tra sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng các chính sách đúng đắn, sát thực tiễn, phục vụ mục tiêu nâng cao đời sống người dân và phát triển bền vững đất nước.

Trên hết, sự tham gia hợp tác tích cực và cung cấp thông tin chính xác từ mỗi hộ dân, mỗi đơn vị sản xuất sẽ là yếu tố then chốt để tạo nên một bức tranh trung thực, sống động và giá trị cao về nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới.
Đỗ Phạm

Tin liên quan

Tin khác

Vải thiều sẵn sàng cho xuất khẩu mùa vụ 2025

Vải thiều sẵn sàng cho xuất khẩu mùa vụ 2025

Năm 2025, sản lượng vải thiều dự kiến sẽ đạt khoảng 303.000 tấn, tăng mạnh 30% so với năm trước. Trước tín hiệu tích cực này, ngành nông nghiệp đã khẩn trương triển khai các phương án thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sớm, tạo nền tảng vững chắc cho một mùa vải thắng lợi.
Để sản phẩm OCOP phát triển và vươn xa

Để sản phẩm OCOP phát triển và vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai từ năm 2019 là 1 trong 6 chương trình chuyên đề trọng tâm để TP. Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu thực hiện hiệu quả và thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, chính quyền thành phố luôn tìm kiếm và đưa ra hàng loạt giải pháp để sản phẩm OCOP phát triển vươn xa…
Nghị quyết 57: "Luồng gió mới" cho nông nghiệp

Nghị quyết 57: "Luồng gió mới" cho nông nghiệp

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu và ngành nông nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức cấp bách, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị được xem là "kim chỉ nam" để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực then chốt cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực này.
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Bảo hiểm Agribank: Trách nhiệm và sẻ chia trong hành trình hội nhập quốc gia

Bảo hiểm Agribank: Trách nhiệm và sẻ chia trong hành trình hội nhập quốc gia

Bảo hiểm Agribank – công ty con của Agribank – đã và đang thể hiện rõ vai trò tiên phong trong sứ mệnh đồng hành cùng Agribank và người dân chung sức vì sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng

4 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cán mốc 21,15 tỷ USD, tăng trưởng 10,7% so với cùng kỳ năm 2024, cho thấy sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
Gỡ "nút thắt" khoa học công nghệ cho nông nghiệp và môi trường

Gỡ "nút thắt" khoa học công nghệ cho nông nghiệp và môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kế hoạch hành động mang tính đột phá về khoa học công nghệ, hiện thực hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Đây là bước đi chiến lược nhằm "cởi trói" tiềm năng, giải quyết những "điểm nghẽn" kéo dài và kiến tạo một nền nông nghiệp, môi trường phát triển bền vững, hiệu quả.
Phát triển nông nghiệp xanh và chuỗi liên kết: Hướng đi tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Phát triển nông nghiệp xanh và chuỗi liên kết: Hướng đi tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Phát triển nông nghiệp hiện đại không chỉ dừng lại ở việc tăng năng suất mà còn phải tạo ra giá trị gia tăng cao, gắn với đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường và đáp ứng xu thế tiêu dùng trong nước và quốc tế. Tỉnh Thanh Hóa đang đi đầu trong chiến lược này thông qua việc nâng tầm các sản phẩm nông nghiệp chủ lực bằng hàng loạt giải pháp từ chuyển đổi số, liên kết vùng đến phát triển theo hướng nông nghiệp xanh.
Dòng vốn Agribank tiếp sức Củ Chi vươn mình mạnh mẽ

Dòng vốn Agribank tiếp sức Củ Chi vươn mình mạnh mẽ

Bước ra từ cuộc kháng chiến cứu nước, mảnh đất huyền thoại Củ Chi - địa danh từng được mệnh danh là “Đất thép thành đồng”, đang từng ngày vươn mình mạnh mẽ, mang lại diện mạo mới đầy năng động, hiện đại. Đóng góp vào sự phát triển ấy có vai trò quan trọng của dòng vốn tín dụng ngân hàng, trong đó Agribank là một trong những trụ cột chính đã bền bỉ tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp nơi đây đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế địa phương.
Đa dạng hóa thị trường giúp ngành hồ tiêu phát triển bền vững

Đa dạng hóa thị trường giúp ngành hồ tiêu phát triển bền vững

Năm 2025, ngành hồ tiêu Việt Nam đối mặt với bức tranh đa sắc: sản lượng giảm nhưng giá xuất khẩu lại tăng cao nhất trong vòng 8 năm trở lại đây. Trong bối cảnh thị trường toàn cầu liên tục biến động, các chuyên gia và nhà khoa học đều đồng thuận rằng, đa dạng hóa thị trường chính là chiến lược sống còn để ngành hồ tiêu phát triển ổn định và lâu dài.