Khát vọng trong chuỗi giá trị toàn cầu
Việt Nam đang hướng tới “thượng nguồn” trong chuỗi giá trị toàn cầu Doanh nghiệp Việt đang ở phần ngọn trong chuỗi giá trị toàn cầu |
Mở đầu bằng chính câu chuyện của mình, Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú cho biết, trước đây, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung xảy ra, ông đã nhìn ra rằng Việt Nam sẽ có cơ hội khi chuỗi cung ứng toàn cầu phải sắp xếp lại vì xung đột kinh tế.
“Lúc đó, tôi đã quyết định xây dựng 2 nhà máy về bản mạch. Tôi biết rằng điều này có thể khiến mình lỗ, nhưng tôi có niềm tin rằng chỉ trong thời gian ngắn thôi, các đối tác nước ngoài sẽ sang Việt Nam tìm kiếm nhà cung ứng, khi đó Sunhouse sẽ có cơ hội”, ông Phú cho biết.
Ông cũng nhận định, giai đoạn hiện nay là cơ hội vàng để biến Việt Nam thành một cường quốc phát triển.
Là người gắn bó với ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam từ nhiều năm nay, bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) bày tỏ niềm tin về khả năng của doanh nghiệp Việt Nam để vươn ra biển lớn.
Các doanh nhân Việt Nam cần chớp ngay lấy những cơ hội để biến Việt Nam thành cường quốc phát triển |
Tuy nhiên, lâu nay công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn bị đánh giá là yếu so với các nước trong khu vực. Việt Nam hiện xếp hạng 105/137 về số lượng nhà cung ứng nội địa và 116/137 về chất lượng nhà cung ứng nội địa, kém hơn so với các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines.
Thực tế là vậy, nhưng đây cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ bứt phá, tạo những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.
Tổng giám đốc Airbus tại Việt Nam Hoàng Tri Mai nhấn mạnh kỳ vọng của Airbus đối với các doanh nghiệp cung ứng Việt. Tuy nhiên, bà lưu ý, các nhà cung ứng cần phải đáp ứng được yêu cầu cam kết về bền vững trong các hoạt động sản xuất, tương thích với các giá trị của Airbus, trong đó có các biện pháp cụ thể để giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường.
Cùng với đó, ngành công nghiệp công nghệ cao như chip bán dẫn, điện tử của Việt Nam cũng đang trên đà phát triển, với nhiều tiềm năng và lợi thế. Việt Nam có đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển ngành công nghiệp này.
Theo GS. Hà Tôn Vinh - Giám đốc Chương trình Đào tạo lãnh đạo Đại học California Miramar University (Hoa Kỳ) khuyến cáo: “Việt Nam không thể mãi phát triển dựa vào chiều rộng, lao động giá rẻ mà phải chuyển sang nền kinh tế chiều sâu, tạo giá trị gia tăng và bền vững. |
Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam có thể tham khảo từ kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc. Cụ thể, với Nhật Bản, cuối thập niên 1950, sản lượng ô tô của Nhật chỉ bằng 1/20 của Mỹ, và Pháp, Anh, Ý cũng bỏ xa Nhật, nhưng đến năm 1979, Nhật đã trở thành nước sản xuất ô tô nhiều nhất thế giới. Thành công này có được là nhờ nước này đã thực hiện hiệu quả chính sách công nghiệp hóa.