Khơi thông nguồn lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
![]() |
hệ thống hạ tầng giao thông tại vùng Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng quá tải |
Đây không chỉ là khu vực kinh tế trọng điểm mà còn đóng vai trò là “đầu tàu” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nhờ vị trí địa lý thuận lợi và hạ tầng kết nối quốc tế.
Tuy nhiên, khu vực này đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như quá tải hạ tầng giao thông và đô thị, do tốc độ phát triển dân số và kinh tế quá nhanh. Thiếu sự liên kết vùng đồng bộ, làm giảm hiệu quả các dự án phát triển chung. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng ngập lụt và suy giảm chất lượng sống. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, trong khi hệ thống giáo dục còn hạn chế…
Hiện nay, hệ thống hạ tầng giao thông tại vùng Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng quá tải, thiếu kết nối đồng bộ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế - xã hội. Chậm tiến độ các dự án trọng điểm: Các tuyến giao thông huyết mạch như Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Biên Hòa - Vũng Tàu đều gặp khó khăn trong quá trình triển khai. Nguyên nhân chính là thiếu vốn đầu tư, giải phóng mặt bằng chậm và các thủ tục phê duyệt kéo dài. Việc chậm tiến độ đã khiến khả năng kết nối vùng suy giảm, tăng chi phí vận tải và hạn chế cơ hội phát triển kinh tế.
Đặc biệt, hệ thống logistics còn nhiều hạn chế, mặc dù vùng Đông Nam bộ có vị trí chiến lược và lợi thế cảng biển lớn, nhưng các trung tâm logistics quy mô lớn và hạ tầng hỗ trợ như kho bãi, cảng cạn (ICD) còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Điều này làm tăng chi phí lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Những hạn chế này đã cản trở giao thương, gia tăng chi phí logistics và làm suy giảm sức cạnh tranh của khu vực trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến khả năng kết nối giữa các địa phương, từ đó làm giảm hiệu quả của các hoạt động kinh tế.
Dù là khu vực kinh tế năng động nhất cả nước, vùng Đông Nam bộ và TP. Hồ Chí Minh vẫn đối mặt với nhiều bất cập trong cải thiện môi trường kinh doanh. Thực tế, Thành phố và các địa phương trong vùng đóng góp phần lớn ngân sách quốc gia, nhưng tỷ lệ ngân sách được giữ lại còn rất thấp. Từ năm 2000 đến nay, tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP. Hồ Chí Minh có xu hướng giảm đáng kể. Tỉ lệ này giảm từ 33% năm 2000 xuống còn 23% trong giai đoạn 2011-2016, giảm xuống 18% giai đoạn 2017-2021. Đến giai đoạn 2022-2025, tỉ lệ này tăng lên 21% sau nhiều nỗ lực đề xuất của Thành phố. Điều này hạn chế khả năng tái đầu tư vào các dự án hạ tầng, dịch vụ công và phát triển kinh tế bền vững.
Theo ThS. Vũ Thị Thu Hương, Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh, cần có cơ chế và chính sách khơi thông nguồn lực phát triển vùng Đông Nam bộ và TP. Hồ Chí Minh, nhất là cơ chế tài chính đặc thù và thu hút đầu tư. Nhất là cần tăng tỷ lệ ngân sách giữ lại cho TP. Hồ Chí Minh và các địa phương trọng điểm. Trong bối cảnh Đông Nam bộ và TP. Hồ Chí Minh đóng góp hơn 50% tổng thu ngân sách quốc gia, việc tăng tỷ lệ ngân sách giữ lại là điều cấp thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của khu vực. Tăng tỷ lệ ngân sách giữ lại cho TP. Hồ Chí Minh lên để đảm bảo nguồn vốn tái đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm như hạ tầng giao thông: Đẩy nhanh tiến độ các dự án như Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Dịch vụ công, xây dựng hệ thống bệnh viện, trường học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng y tế và giáo dục. Phát triển đô thị thông minh, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, đảm bảo môi trường sống hiện đại và bền vững.
“Có thể cho phép chính quyền TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để thu hút nguồn vốn dài hạn từ thị trường trong và ngoài nước. Số vốn huy động sẽ ưu tiên đầu tư vào các dự án có khả năng tạo lợi ích kinh tế - xã hội lớn, như hạ tầng giao thông, xử lý nước thải và phát triển đô thị bền vững. Thành lập Quỹ đầu tư phát triển vùng Đông Nam Bộ từ nguồn quỹ được huy động từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tư nhân và các khoản vay ưu đãi từ tổ chức tài chính quốc tế (ADB, WB)”, Ths. Hương cho biết.
Quỹ sẽ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng công nghệ cao và logistics. Phát triển năng lượng tái tạo và kinh tế xanh. Cải tạo đô thị và nhà ở xã hội. Việc tăng tỷ lệ ngân sách và linh hoạt hóa huy động vốn sẽ tạo nền tảng tài chính vững chắc, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển trọng điểm và nâng cao chất lượng cuộc sống trong khu vực, đồng thời củng cố vị thế kinh tế của Đông Nam bộ trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Để làm được điều này, chuyên gia kinh tế TS. Trần Du lịch cho rằng, cần triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá. Trước hết, việc thực hiện chính sách tài chính đặc thù là cần thiết, bao gồm việc tăng tỷ lệ ngân sách giữ lại cho các địa phương và huy động linh hoạt nguồn vốn từ khu vực công để đầu tư vào phát triển. Phát triển hạ tầng giao thông và đô thị thông minh thông qua việc hoàn thiện các dự án liên kết vùng và xây dựng hạ tầng số hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách đổi mới chương trình đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài phục vụ cho nền kinh tế công nghệ cao là yếu tố then chốt cho quá trình này. Bên cạnh đó, thúc đẩy đối mới sáng tạo và kinh tế số thông qua việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ và đẩy mạnh chuyển đối số trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Các tin khác

Thanh Hóa tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI

Cắt giảm thủ tục hành chính: Chìa khóa để doanh nghiệp bứt phá

Việt Nam - điểm sáng đầu tư trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động

Saigon Co.op định hướng cạnh tranh bằng thương mại điện tử

Dự thảo Nghị định 15 (sửa đổi): Doanh nghiệp lo tăng thủ tục, chi phí

Phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất đến Việt Nam

Kiến nghị lộ trình tăng thuế nên xem xét từ năm 2028

TP. Hồ Chí Minh: Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp giảm gần 57%

Thủ tướng thăm tổ hợp khép kín chăn nuôi thịt bò cao cấp đầu tiên tại Việt Nam

Chế biến sâu - ‘chìa khóa’ nâng tầm cà phê Việt

Trình phương án gia hạn thời gian nộp nhiều sắc thuế để hỗ trợ doanh nghiệp

TP. Hồ Chí Minh triển khai quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa ưu tiên

Nhiều quy định về chất lượng sản phẩm cao hơn các nước tiên tiến

HCMC FOODEX 2025 tôn vinh ngành chế biến lương thực, thực phẩm

HSG đặt kế hoạch kinh doanh theo hai phương án lợi nhuận

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 10

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 15 triển khai các nhiệm vụ trọng tâm
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Ứng dụng AI trong lĩnh vực báo chí, truyền thông
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Vietcombank cấp tín dụng có giá trị 5.472 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

VPBank ra mắt Siêu công cụ sinh lời tự động lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm
