Khuyến khích đầu tư sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng
![]() |
Bảo đảm an toàn, an ninh trong quá trình chuyển đổi số |
![]() |
Thị trường an ninh mạng trong nước đã “đổi chiều” |
![]() |
Nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro an toàn thông tin mạng |
“Nghị định về điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng” mà Bộ Công an đang xây dựng trình Chính phủ khi được ban hành sẽ khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, hình thành công nghiệp an ninh mạng, thị trường an ninh mạng và các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng có khả năng tự chủ, tiến tới xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng một số nội dung tại dự thảo cần được sửa đổi và lược bỏ giúp các doanh nghiệp gia nhập thị trường và hoạt động thuận lợi hơn.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra còn có sự trùng lặp khó phân biệt giữa “sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng” tại Điều 2, 3 Dự thảo với “sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng” tại Điều 3 Nghị định 108/2016/NĐ-CP. Sự thiếu rõ ràng này sẽ là rào cản cho các doanh nghiệp muốn gia nhập lĩnh vực công nghệ an ninh mạng và đi ngược lại chỉ đạo của Bộ Chính trị trong Nghị quyết 30-NQ-TW ngày 25/7/2018 về Chiến lược an ninh mạng “có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và huy động các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp về công nghệ an ninh mạng”.
VCCI cũng cho rằng Ban soạn thảo cần cân nhắc xem xét lại Khoản 1 Điều 4 Dự thảo yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng cho 22 ngành, nghề được liệt kê tại Điều 3 Nghị định này. Bởi trong 22 ngành nghề này, “kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các thiết bị ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc” có tính chất gần với “sản phẩm an ninh mạng”, nhưng phạm vi hẹp hơn các sản phẩm an ninh mạng quy định tại Điều 2 Dự thảo.
Bên cạnh đó cần xem lại một số điểm về phương án kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 4 Dự thảo. Ví dụ, quy định phương án kinh doanh phù hợp với “chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh mạng”, nhưng không rõ “kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh mạng” ở đâu, có công khai không, do cơ quan nhà nước nào ban hành? Dự thảo cũng không quy định rõ đối tượng nào được sử dụng sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng, vì vậy rất khó để doanh nghiệp hoàn thành nội dung này. Hay như quy định: “đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ”, các doanh nghiệp hiện cũng không rõ hiện nay đã có các quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng chưa? Chưa kể “Sự đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đối với từng loại sản phẩm dịch vụ”, “các tính năng kỹ thuật cơ bản của sản phẩm, dịch vụ” các nội dung này trùng với điều kiện về nội dung của “phương án kỹ thuật” quy định tại khoản 6 Điều 4 Dự thảo.
Vì vậy VCCI đề nghị bỏ điều kiện về có phương án kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 4. Trong trường hợp vẫn giữ điều kiện phải có “phương án kinh doanh” đề nghị loại bỏ các nội dung trùng lặp với khoản 6 Điều 4, đồng thời giải trình các vấn đề chưa rõ.
VCCI cũng đề xuất thời hạn của giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng là 10 năm như giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin mạng (thay vì 5 năm theo dự thảo) nhằm góp phần giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Đồng thời VCCI đề nghị loại bỏ một số giấy tờ không cần thiết trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng như phiếu lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật, bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vốn có thể tra cứu thông tin trên hệ thống thông tin chung.
Ngoài ra Dự thảo quy định trong hồ sơ xin gia hạn giấy phép phải có “Báo cáo hoạt động của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất” là chưa phù hợp, tạo gánh nặng về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Bởi vì, điều kiện để được gia hạn giấy phép là “cơ sở kinh doanh không vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng”. Để biết được thông tin này, cơ quan cấp phép có thể tra cứu trong hệ thống dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính. Báo cáo hoạt động của doanh nghiệp không thể hiện điều kiện của gia hạn trên.
Không chỉ vậy, số lượng hồ sơ doanh nghiệp phải nộp là 01 bộ hồ sơ gốc, 04 bộ bản sao hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cấp mới; 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ bản sao hồ sơ hợp lệ đối với các trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung và gia hạn giấy phép là khá nhiều, tạo gánh nặng về chi phí tuân thủ. VCCI đề nghị ban soạn thảo cân nhắc giảm số lượng hồ sơ xuống (cấp mới: số lượng hồ sơ là 02 bộ; sửa đổi, gia hạn: số lượng hồ sơ là 01 bộ). Đồng thời cần quy định thời hạn nộp hồ sơ bổ sung hoặc gửi văn bản giải trình tránh quy trình thủ tục hành chính bị kéo dài và khó khăn trong thực tế thực hiện.
Các tin khác

Nghiên cứu Xu hướng Du lịch toàn cầu (GTI) 2023 có nhiều điểm thú vị

PNJ liên tiếp nhận giải thưởng Best Retail Marketing

VietnamPrintPack 2023 thúc đẩy sự đổi mới trong ngành bao bì và in ấn

Kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Tín chỉ carbon giúp doanh nghiệp giữ vững thị trường xuất khẩu

Phần mềm độc hại tấn công nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ

VinaCapital: Chuyển đổi một phần ba các khoản đầu tư sang xanh hóa

BIC đồng hành toàn diện cùng Pacific Airlines

TP.HCM: Doanh nghiệp đổi mới và bền vững với thương hiệu vàng

Thị trường trái phiếu phát triển lành mạnh

Thúc đẩy liên kết giữa công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

SURF 2023: Khát vọng sông Hàn

Xây dựng dữ liệu số tạo nền tảng phát triển tài chính số bền vững

Giải quyết vướng mắc, tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp

Báo cáo ngành cà phê: Nestlé đứng đầu về phát triển bền vững

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
NHNN Tiền Giang tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản về hoạt động của QTDND
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp
