Kinh tế 9 tháng khởi sắc, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát
![]() |
Ảnh minh họa |
GDP 9 tháng tăng cao nhất giai đoạn 2011-2022
Thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2022, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng GDP quý 3/2022 có sự phục hồi rõ nét với mức tăng trưởng ước tính 13,67% so với cùng kỳ năm trước.
Dù mức tăng trưởng cao của quý 3/2022 được dự báo từ trước song con số tăng trưởng 13,67% vẫn cao hơn so với con số kỳ vọng 10-11% được các chuyên gia và các tổ chức tài chính quốc tế đưa ra trước đó.
“Sở dĩ quý 3/2022 tăng trưởng GDP đạt mức hai con số là do so với nền tăng trưởng âm của quý 3/2021 khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19”, bà Hương cho hay.
Nhờ vậy, GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, cho thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế 9 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, đóng góp 41,79%; khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, khai thác gỗ được đẩy mạnh, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp có xu hướng phục hồi nhanh với mức tăng 9 tháng năm 2022 đạt 9,63% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,25 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Khu vực dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 9 tháng năm 2022 đạt 10,57%, cao nhất của 9 tháng các năm 2011-2022.
![]() |
Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như: ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,24% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 1 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 14,2%, đóng góp 0,83 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 41,7%, đóng góp 0,81 điểm phần trăm…
Đánh giá về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2022, bà Hương cho hay khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 11,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,69%; khu vực dịch vụ chiếm 41,31%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,73%.
Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát
“Kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2022 của nước ta diễn ra trong bối cảnh triển vọng kinh tế thế giới trở nên khó khăn hơn khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kéo dài; lạm phát duy trì ở mức cao, nhất là ở châu Âu và Mỹ; xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia; thời tiết diễn biến bất thường ở nhiều châu lục… Tuy vậy, kinh tế nước ta khởi sắc ở hầu hết các lĩnh vực”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn kiểm soát được lạm phát. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước chủ yếu do giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023.
So với tháng 12/2021, CPI tháng 9 tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,94%.
CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với quý III/2021. Bình quân 9 tháng năm nay, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước; Lạm phát cơ bản tăng 1,88%.
Theo bà Hương, với chỉ số trên, chúng ta có thể yên tâm kiểm soát lạm phát năm khoảng 4% như Quốc hội đặt ra.
Tuy nhiên, bà Hương cũng cho biết, vẫn còn một số yếu tố có thể làm tăng CPI những tháng cuối năm và áp lực cho năm 2023.
Cụ thể, giá nguyên nhiên vật liêu hiện nay vẫn đang ở mức cao, mà Việt Nam đang phải nhập khẩu phần lớn nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất.
“Nhập giá cao sẽ tác động chi phí, đẩy giá thành sản phẩm lên cao, tạo áp lực lên lạm phát của nền kinh tế”, bà Hương nói.
Mặt khác, giá Đô la Mỹ cũng đang tăng và càng làm tăng thêm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá.
Thực tế, chỉ số giá nhập khẩu tăng rất cao kể từ năm 2012 đến nay. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu trên 90% là tư liệu sản xuất.
“Điều này cho thấy doanh nghiệp đang chịu sức ép về giá rất lớn trong chi phí sản xuất”, theo bà Hương.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá, giá xăng dầu sắp tới vẫn diễn biến phức tạp. Giá thế giới đang giảm nhưng rủi ro giá tăng hiện hữu vì cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa biết bao giờ chấm dứt.
Trong khi giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc thường tăng vào cuối năm; Hay thiên tai, dịch bệnh ở các dịa phương cũng có thể làm giá cả tăng lên…
Kinh tế trong nước lại đang phục hồi rõ nét, kết quả tăng trưởng quý III và 9 tháng cho thấy phục hồi mạnh mẽ và còn tiếp tục phục hồi trong những tháng cuối năm làm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân tăng mạnh.
"Những điều trên sẽ là là áp lực lớn cho việc kiểm soát lạm phát năm 2023. Do đó, đòi hỏi tiếp tục phải có những biện pháp kiểm soát giá chặt chẽ", bà Hương cho hay.
Các tin khác

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 28/9

TP.HCM hành động thiết thực vì mục tiêu tăng trưởng xanh

Điều chỉnh một số nội dung liên quan đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Đà Nẵng: Tăng cường quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư

Gia Lai: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 tăng 9,5%

TP.HCM thành lập Tổ công tác tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ

ADB và VWSA tăng cường hợp tác thúc đẩy ngành nước bền vững

Để đảm bảo quyền và lợi ích, Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu

Nghệ An tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

Việt Nam xếp thứ 46 chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 27/9

Vẫn lo thiếu cát làm đường cao tốc

Vô vàn thách thức chuyển dịch cơ cấu nguồn điện

9 tháng, vốn FDI đăng ký vượt 20 tỷ USD, giải ngân 15,9 tỷ USD

Khai mạc gian hàng Việt Nam tại hội chợ thương mại và đầu tư quốc tế lần thứ 14

Cải cách về quản lý vốn của ADB giúp khai mở 100 tỷ USD vốn tài trợ mới trong thập niên tới

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’
Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng
Thái Bình: Sơ kết thực hiện phối hợp công tác giữa Công an và Ngân hàng Nhà nước

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam
