Lãi suất cho vay sẽ duy trì ở mức thấp
Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục ổn định Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội: Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố |
Lãi suất huy động biến động trái chiều
Lãi suất huy động vốn của một số NHTM có xu hướng tăng ở một số kỳ hạn ngắn nhằm khuyến khích người gửi tiền tái tục sổ tiết kiệm trong bối cảnh tín dụng tiếp tục tăng trở lại.
Đơn cử, Techcombank đã tăng lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn 1 và 2 tháng đối với các khoản tiền gửi thông thường tại quầy, đưa lãi suất những kỳ hạn này lên mức 3,15%/năm. Trong khi đó giữ nguyên lãi suất các kỳ hạn còn lại, kỳ hạn 3 và 5 tháng ở mức 3,35%/năm, kỳ hạn 6-11 tháng ở mức 4,3%/năm, tất cả các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên giữ ở mức 5%/năm.
Trước đó, VPBank thay đổi các mức trên biểu lãi suất huy động, gửi tiền tại quầy kỳ hạn 1 tháng từ 3,5-37%/năm tùy thuộc vào chương trình lĩnh lãi cuối kỳ hoặc lãi tháng; các kỳ hạn 2-5 tháng của ngân hàng này niêm yết ở mức lãi suất 3,75-3,9%/năm, kỳ hạn 6-11 tháng lãi suất từ 4,9%-5,1%/năm, kỳ hạn 12-18 tháng lãi suất từ 5,4%-5,5%/năm, kỳ hạn 36 tháng lãi suất từ 5,7-5,8%/năm.
Đặc biệt để khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm online, hầu hết các ngân hàng đều tăng thêm khoảng 0,1% so với biểu lãi suất niêm yết gửi tại quầy. Tuy nhiên mức lãi suất tặng thêm giảm nhẹ so với thời gian trước.
Ở chiều ngược lại, một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất ở các kỳ hạn dài 24, 36 tháng. Theo các ngân hàng, hầu hết khách hàng có tâm lý gửi ngắn để dễ xoay xở khi có nhu cầu vốn hoặc nếu lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng có thể tái tục cho một chu kỳ mới có lợi hơn.
Chẳng hạn như ABBank đã giảm lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng từ 6,2%/năm xuống còn 6%/năm; OCB cũng giảm 0,2% lãi suất các kỳ hạn từ 24 - 36 tháng về còn 5,8%/năm; Bac A Bank giảm từ 0,1-0,2% lãi suất tiền gửi ở hầu khắp các kỳ hạn, trong đó đáng chú ý là những kỳ hạn từ 18-36 tháng ngân hàng này áp dụng lãi suất tiền gửi từ 1 tỷ đồng chỉ còn 5,95%/năm (trước đó kỳ hạn này Bac A Bank trả lãi 6,05%/năm); SeABank còn giảm sâu hơn khi lãi suất kỳ hạn 15-36 tháng chỉ còn 5,95%/năm so với mức lãi suất trước đó áp dụng 6,2%/năm, tuy nhiên để hưởng được mức lãi suất 5,95%/năm ngân hàng này lại có điều kiện phải gửi số tiền từ 10 tỷ đồng trở lên.
Trên thị trường tiền gửi ngân hàng hiện nay còn có các mức lãi suất lên đến 8-9%/năm, nhưng để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải đáp ứng số lượng tiền gửi lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Trong khi lãi suất huy động tiết kiệm tại khối NHTMCP biến động, thì lãi suất của nhóm Big4 hiện vẫn “án binh bất động” và được duy trì ở mức rất thấp. Theo đó nếu như lãi suất huy động cao nhất của nhóm NHTMCP quy mô nhỏ hiện nay bình quân ở mức từ 6-6,2%/năm; thì tại 4 NHTM có vốn nhà nước, lãi suất huy động tiền gửi các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chỉ từ 4,6%-4,7%/năm; lãi suất huy động các kỳ hạn 1 tháng ở mức từ 1,6%-1,8%/năm, lãi suất huy động các kỳ hạn 6-9 ở mức 3,2-3,3%/năm.
![]() |
Các ngân hàng tích cực giảm lãi suất sẽ có cơ hội được phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao trong năm liền kề |
Lãi suất cho vay sẽ duy trì ở mức thấp
Theo các chuyên gia, việc các ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh áp lực lạm phát vẫn đang rất lớn. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn phải cạnh tranh với các kênh đầu tư khác có tính hấp dẫn hơn về mức sinh lời như lãi suất trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, bất động sản… Chưa hết hiện tín dụng đang có xu hướng tăng nhanh trở lại cùng với đà phục hồi của nền kinh tế khiến các ngân hàng càng phải đẩy mạnh thu hút vốn.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2024 vừa được công bố mới đây, Công ty chứng khoán KB Việt Nam dự báo, cầu tín dụng kỳ vọng hồi phục kéo theo nhu cầu huy động vốn, từ đó khiến đà tăng của lãi suất huy động tiếp diễn vào cuối năm.
Một đại diện NHNN cũng cho biết, trong thời gian qua các ngân hàng đã công bố thông tin lãi suất cho vay trên website của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi phát sinh mới có tín hiệu tăng nhẹ khoảng 0,5% từ giữa năm 2024 so với cuối tháng 4 trước đó. Báo cáo cũng nêu bật xu hướng lãi suất huy động niêm yết của nhiều ngân hàng đã và đang tăng tạo sức ép lên lãi suất cho vay trong thời gian tới.
Trong bối cảnh đó, NHNN đã ban hành công văn 4462/NHNN-CSTT về các giải pháp tín dụng lãi suất, trong đó tiếp tục yêu cầu các ngân hàng xem xét chênh lệch lãi suất huy động - lãi suất cho vay và tiếp tục tiết giảm chi phí để giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế. Đặc biệt chu kỳ kinh tế trong năm thường tăng trưởng mạnh vào quý IV hàng năm nên nhu cầu tín dụng tăng rất mạnh, đòi hỏi các ngân hàng cơ cấu hoạt động kinh doanh bền vững trong các tháng trong năm.
Tuy nhiên các chuyên gia nhận định, mặc dù lãi suất huy động tăng, song lãi suất cho vay nhiều khả năng tiếp tục được duy trì ở mức thấp trong bối cảnh tín dụng vẫn chưa mấy khởi sắc. Trong khi đó, NHNN tiếp tục yêu cầu các TCTD tăng cường triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, đơn giản hóa thủ tục cho vay, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để giảm lãi suất cho vay.
Để hỗ trợ các ngân hàng ổn định mặt bằng lãi suất huy động cũng như giảm lãi suất cho vay, NHNN đã giảm tiếp lãi suất trúng thầu tín phiếu xuống còn 4,15%. Song song với đó NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt thị trường mở để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, hiện đồng USD trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm khá mạnh trước kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách tháng 9. Điều đó cũng sẽ làm giảm bớt áp lực đối với tỷ giá và lãi suất trong nước.
Các tin khác
![[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 17-23/4](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/17/07/infographic-ty-gia-tinh-cheo-cua-dong-viet-nam-voi-mot-so-ngoai-te-de-xac-dinh-tri-gia-tinh-thue-tu-17-234-20250417071335.jpg?rt=20250417071339?250417072152)
[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 17-23/4

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Việt Nam cho thấy tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của ngân hàng số

Thành lập trung tâm tài chính quốc tế nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn

Trung tâm tài chính tại Việt Nam: khác biệt, nhưng vẫn tiệm cận chuẩn mực quốc tế

Cần khuyến khích và hỗ trợ phát triển các sản phẩm tài chính mới

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Quyết sách nâng tầm quốc gia trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu

IFCs giúp tăng "quyền lực mềm" và khẳng định vị thế trên trường quốc tế

Kênh thông tin hữu hiệu góp phần xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Sáng 16/4: Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng

Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Tăng trưởng tín dụng trước những thách thức lớn

BIDV và IMG cùng gia tăng giá trị toàn chuỗi cho các dự án bất động sản

Mở rộng phạm vi, đối tượng của Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Đổi mới công tác tài chính tại Việt Nam WFIS 2025”

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online
