Lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng
Nghị định gồm 75 điều, quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, việc thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Theo Dự thảo, Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Các tổ chức gồm:
- Tổ chức tín dụng; Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước của tổ chức tín dụng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
- Doanh nghiệp; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (chi nhánh, văn phòng đại diện);
- Các tổ chức khác được thành lập, hoạt động tại Việt Nam.
![]() |
Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng |
Dự thảo hiện đang lấy ý kiến liên quan tới nhiều vấn đề được quan tâm trong hoạt động ngân hàng.
Đơn cử như trong Dự thảo Nghị định tại Điều 30 có quy định về “Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán”. Dự kiến phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán hoặc mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 01 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Bên cạnh đó, sẽ phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán; Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán hoặc mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Đối với hành vi “Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam”, tại Điều 36 Dự thảo Nghị định dự kiến phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ; Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;...
Đồng thời, Điều 36 cũng quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp hình ảnh tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
Đối với hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động đại lý thanh toán”, tại Điều 33 Dự thảo Nghị định quy định phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện các nghiệp vụ đại lý thanh toán không được bên giao đại lý ký kết trong hợp đồng đại lý thanh toán giữa bên giao đại lý và bên đại lý thanh toán…
NHNN cho biết, mọi ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân đề nghị gửi về Cục An ninh hệ thống các tổ chức tín dụng - 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội và hòm thư điện tử: oanh.phamkieu@sbv.gov.vn, số điện thoại liên hệ: 024.3939.2226.
Tin liên quan
Tin khác

Bổ sung chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Mỗi xã có tối đa 2 xe ô tô phục vụ công tác chung

Quy định mới về tinh giản biên chế

Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Thủ tướng: Điều quan trọng nhất trong cuộc cách mạng về bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ người dân

Những lưu ý cho người dùng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
