Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản pháp luật của Ngân hàng Nhà nước

TG
TG  - 
Ngày 12/11 tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp tổ chức Hội thảo tập huấn về "Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước". Hội thảo nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Đức về phát triển kinh tế bền vững theo ủy thác của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang. Theo đó, Dự án GIZ hỗ trợ Việt Nam cải cách hệ thống tài chính theo hướng tăng trưởng xanh bao trùm, có tính đến các vấn đề xã hội và bình đẳng giới.
aa
NHNN phối hợp với IFC tập huấn về bình đẳng giới Thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành Ngân hàng Cần xây dựng các chính sách hỗ trợ phụ nữ nông thôn

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Việt Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, thành viên kiêm thư ký Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Ngân hàng cho biết, thúc đẩy bình đẳng giới, lồng ghép các yếu tố xã hội và giới trong quá trình phát triển bền vững của đất nước là một trong những vấn đề NHNN ưu tiên và tổ chức triển khai nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu “tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”.

Ông Lê Việt Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ NHNN phát biểu khai mạc Hội thảo
Ông Lê Việt Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ NHNN phát biểu khai mạc Hội thảo

Theo đó, NHNN đã xây dựng và đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới ngành Ngân hàng giai đoạn 2021-2030. Trong đó, NHNN đặc biệt quan tâm đến triển khai công tác phổ biến, đào tạo nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ công chức về vấn đề giới và thúc đẩy bình đẳng giới và lồng ghép trong xây dựng chính sách, pháp luật.

Nhằm triển khai Chương trình quan trọng này, NHNN phối hợp với Dự án GIZ/Đức về cải cách khu vực tài chính xanh, bền vững theo ủy quyền của Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức tổ chức Hội thảo tập huấn “Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước”.

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Mục tiêu của Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ trực tiếp phụ trách công tác xây dựng chính sách, pháp luật thuộc các đơn vị của NHNN về tầm quan trọng, sự phù hợp của bình đẳng giới và lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng chính sách trong ngành ngân hàng. Đồng thời, giúp cán bộ của NHNN nhận thức đầy đủ hơn vấn đề giới và nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới bình đẳng giới bảo đảm phù hợp với chính sách chung của Chính phủ và NHNN.

Cùng với đó, thông qua Hội thảo, những cán bộ đại diện cho các đơn vị thuộc NHNN chia sẻ, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm tổ chức các hoạt động thúc đẩy công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngày càng thực chất và hiệu quả.

Bà Lý Thu Nga - Trưởng nhóm Hợp phần Cải cách khu vực tài chính, Dự án GIZ phát biểu tại Hội thảo
Bà Lý Thu Nga - Trưởng nhóm Hợp phần Cải cách khu vực tài chính, Dự án GIZ phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, bà Lý Thu Nga - Trưởng nhóm Hợp phần Cải cách khu vực tài chính, Dự án GIZ, cho biết, Chính phủ Đức ủng hộ mạnh mẽ sự tham gia bình đẳng của tất cả mọi người vào đời sống xã hội, chính trị và kinh tế, không phân biệt giới, bản dạng giới và xu hướng tính dục. Theo đó, năm 2023, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) đã ban hành Chiến lược thúc đẩy bình đẳng giới và quyền phụ nữ trong hợp tác phát triển. Với chiến lược này, BMZ một lần nữa khẳng định việc thúc đẩy bình đẳng giới và quyền phụ nữ là chủ đề xuyên suốt trong chu trình dự án. Đồng thời, BMZ đề ra mục tiêu gia tăng tỷ lệ các dự án mới thúc đẩy bình đẳng giới lên 93% vào năm 2025 – bà Nga cho biết.

Theo bà Lý Thu Nga, Hợp phần 3 - Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh của Dự án GIZ nhằm góp phần hỗ trợ cải cách khu vực tài chính - ngân hàng xanh hướng tới tăng trưởng xanh, bao trùm và bền vững. Điều này cũng bao hàm việc lồng ghép các yếu tố xã hội và bình đẳng giới của NHNN trong nỗ lực triển khai thực hiện Chiến lược về bình đẳng giới theo Nghị quyết 28 của Chính phủ trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.

Bà Lý Thu Nga đánh giá cao sáng kiến của NHNN tăng cường lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật đối với lĩnh vực ngân hàng. Đồng thời tin tưởng những kiến thức được chia sẻ tại Hội thảo này sẽ là nền tảng quan trọng giúp các cán bộ hoạch định chính sách nắm rõ hơn về giới và bình đẳng giới, đặc biệt là về cách thức lồng ghép bình đẳng giới vào xây dựng chính sách, pháp luật tại NHNN.

Bà Thái Thị Hải Yến - Trưởng phòng Bộ Tư pháp trao đổi nội dung liên quan với các đại biểu
Bà Thái Thị Hải Yến - Trưởng phòng Bộ Tư pháp trao đổi nội dung liên quan với các đại biểu

Tại buổi Hội thảo, bà Thái Thị Hải Yến - Trưởng phòng Đánh giá tác động thủ tục hành chính và Tổng hợp, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đã cung cấp và trao đổi với các đại biểu dự Hội thảo về khái niệm cơ bản, cơ sở pháp lý, quy trình, các bước tiến hành thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Phương pháp lồng ghép và đánh giá tác động của lồng ghép bình đẳng giới trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của NHNN...

TG

Tin liên quan

Tin khác

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả trong tham mưu tổ chức cán bộ

Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả trong tham mưu tổ chức cán bộ

Chiều 20/6, Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 với chủ đề “Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả trong tham mưu tổ chức cán bộ” để thể hiện rõ quyết tâm chính trị và phương hướng hành động của Chi bộ trong nhiệm kỳ mới, tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân chính trị của Chi bộ trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy NHNN, Thống đốc NHNN Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố thành 15 NHNN chi nhánh Khu vực để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các NHNN khu vực đã đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (20/6), tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 3-20 đồng so với phiên trước.
Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Một trong những vấn đề được đặt ra tại Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị là đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn cho kinh tế tư nhân. Trên thực tế, để kinh tế tư nhân bứt phá và trở thành trụ cột, một trong những vấn đề luôn được quan tâm đó chính là giúp tăng khả năng tiếp cận vốn để các doanh nghiệp phát triển. Đây là một bài toán lớn mà các doanh nghiệp nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) nói riêng đang rất cần được tháo gỡ.
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cập nhật những diễn biến mới nhất liên quan đến thị trường liên ngân hàng và ngoại tệ trong tuần từ ngày 9-13/6/2025.
Quỹ tín dụng nhân dân Hiệp Ninh công bố các nội dung thay đổi

Quỹ tín dụng nhân dân Hiệp Ninh công bố các nội dung thay đổi

Chính sách tiền tệ linh hoạt, bám sát thực tiễn đã góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Chính sách tiền tệ linh hoạt, bám sát thực tiễn đã góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Sáng 19/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã tham gia trả lời những vấn đề trọng tâm mà đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, nâng cao vai trò của ngành Ngân hàng trong tăng trưởng kinh tế và chính sách hỗ trợ lãi suất 2%.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hệ thống tài chính – ngân hàng đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trở thành một yếu tố quan trọng để giữ vững niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam, nhiệm vụ này được giao cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) – tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.