Mệt vì chiết khấu của siêu thị
![]() | Chất lượng rau quả tại siêu thị: Nhìn từ vai trò quản lý và giám sát |
![]() | Nông sản vẫn gặp khó để vào siêu thị |
Mức chiết khấu lên tới 40%
![]() |
Mức chiết khấu cao đã làm khó nhiều doanh nghiệp khi đưa sản phẩm vào siêu thị. |
Hàng hóa, nông sản Việt đã thâm nhập, xuất hiện ngày càng phổ biến với đa dạng chủng loại cùng lượng tiêu thụ ổn định tại nhiều hệ thống siêu thị lớn, nhỏ khắp thế giới, được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng. Hàng nghìn doanh nghiệp Việt đã kết nối với các hệ thống phân phối nước ngoài như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Walmart (Mỹ)… Thế nhưng tại các siêu thị trong nước, nhiều doanh nghiệp lại đang gặp không ít khó khăn.
Bà Đỗ Kim Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Kim Thông chia sẻ, đơn vị mong muốn đưa sản phẩm hạt Sachi sạch vào hệ thống phân phối của siêu thị lớn để phát triển thị trường trong nước. Tuy nhiên, chi phí sản xuất cao, giá thành vận chuyển lớn, trong khi đó có siêu thị yêu cầu chiết khấu lên tới 40% nên rất khó thỏa thuận.
Để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng, không chỉ Hợp tác xã Kim Thông mà nhiều đơn vị đã chủ động tham gia các cuộc xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ của các tỉnh, thành và có mặt tại các siêu thị nhỏ, các cửa hàng thực phẩm sạch... nhưng "khó vẫn hoàn khó".
Thậm chí, một số doanh nghiệp buộc phải rời siêu thị do mức yêu cầu chiết khấu quá cao. Đơn cử, Công ty gốm sứ Minh Long là một trong số ít thương hiệu của Việt Nam đã “vượt biên” từ rất sớm thông qua hệ thống siêu thị, hiện cũng phải rời đi để thành lập chuỗi cửa hàng riêng, tăng cường bán hàng trực tuyến, kênh thương mại điện tử và có hệ thống phân phối đến tận tay người dùng, nhằm cắt giảm chi phí phân phối.
Tương tự, sau 1 năm vào siêu thị, một doanh nghiệp thực phẩm đành phải bỏ cuộc, rút hàng khỏi siêu thị vì lỗ gần 200 triệu đồng mà vẫn không xây dựng được thương hiệu.
Các doanh nghiệp còn cho biết không khó trong tiếp cận khách hàng mà khó vì mức chiết khấu hơn 30% của siêu thị; số lượng hàng tồn kho, hết hạn nhiều mà còn phải chủ động thay thế, bổ sung...
Từ thực tế trên, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú khẳng định, với mức chiết khấu từ 25-40%, thậm chí 50%, cộng thêm các chi phí khác như sinh nhật siêu thị, chi phí đầu kệ, chi phí cho chiến dịch quảng cáo khuyến mại, trang trí, mở mã hàng… thì chắc chắn ít doanh nghiệp nào trụ nổi từ 5 năm trở lên tại các siêu thị.
Trong khi đó, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các hàng hóa nhập khẩu trên các kệ hàng siêu thị, hàng nội phải "dạt" về nông thôn để có thêm doanh số.
Khẳng định giá trị từ chất lượng hàng hóa
Lý giải nguyên nhân các siêu thị đưa ra mức chiết khấu lớn như vậy, đại diện một siêu thị lớn tại Hà Nội cho biết, hầu hết các siêu thị cũng phải đứng trước nhiều áp lực cả về chi phí và trách nhiệm xã hội. Trong trong bối cảnh giá xăng dầu và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, siêu thị cũng buộc phải tăng chi phí như lương nhân viên, logistics, hệ thống điện lạnh... để duy trì hoạt động, điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới giá cả đầu vào của hàng Việt tại các siêu thị.
Với trách nhiệm xã hội, siêu thị cũng là một trong những nơi cố gắng kìm hãm tối đa việc tăng giá, kể cả doanh nghiệp có tăng giá cung cấp, siêu thị vẫn giữ giá, thậm chí giảm giá cho người tiêu dùng. Để thực hiện được những nhiệm vụ trên các siêu thị buộc phải giữ mức chiết khấu như hiện tại.
Tuy nhiên, một chuyên gia chỉ ra rằng, thực tế, có những siêu thị yêu cầu những chi phí vô lý, thậm chí quá lớn so với quy mô của doanh nghiệp, nhưng cũng có những siêu thị vẫn miễn hoặc có mức chiết khấu phù hợp cho các doanh nghiệp Việt, hỗ trợ đưa hàng trực tiếp vào siêu thị thông qua trung gian. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các chính sách của siêu thị để có kế hoạch phân phối hàng hóa cho hợp lý, đừng vì "những con sâu làm rầu nồi canh" mà quên đi những lợi ích của siêu thị trong việc phát triển bền vững.
Còn liên quan đến việc nhiều doanh nghiệp Việt chưa tiếp cận được hết phân phối này, ông Nguyễn Ngô Anh Tuấn, Giám đốc thu mua ngành hàng thực phẩm của Lotte Mart Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp lớn sẽ có lợi thế so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ về hồ sơ, thủ tục để đưa hàng vào chuỗi siêu thị; nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá bỡ ngỡ trước một số quy định liên quan đến quy chuẩn hàng hoá - vốn để chắc chắn rằng sản phẩm được phân phối đã có chứng nhận, đảm bảo về mặt chất lượng cho người tiêu dùng.
Muốn sản phẩm Việt "chiếm lĩnh" các siêu thị, theo các chuyên gia thì chất lượng phải đi tiên phong. Bởi, sự yếu kém ở khâu sản xuất là một trong những lý do khiến cho lượng hàng hóa Việt vào siêu thị còn nhỏ; nhiều siêu thị cố tình đặt chiết khấu cao để "từ chối khéo” các sản phẩm chất lượng kém.
Đồng thời, phải gắn kết với khâu bán lẻ thành chuỗi, bớt những khâu trung gian, thương lái. Đặc biệt, phải luật hóa việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị sản xuất và phân phối, mà trước hết ưu tiên cho người sản xuất; tạo lập một môi trường kinh doanh sản xuất minh bạch, công khai, bình đẳng, chấm dứt những hiện tượng độc quyền cho ký gửi, hoặc mua hàng của một số siêu thị.
Các tin khác

Xuất khẩu tôm hùm gặp khó

VinFast nhận giải thưởng Dự án Công nghiệp xanh xuất sắc
![[Infographic] Đăng ký doanh nghiệp tháng 11/2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/29/09/doanh-nghiep20231129094334.jpg?rt=20231129094336?231129094911)
[Infographic] Đăng ký doanh nghiệp tháng 11/2023

Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển trái phiếu doanh nghiệp

Đà Nẵng: Doanh nghiệp FDI đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Tuyển chọn 100 doanh nghiệp tham gia Gian hàng quốc gia Việt Nam

Hàng trăm nghìn lượt sử dụng ví điện tử VETC qua trạm thu phí không dừng
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

Visa hợp tác tài trợ sự kiện về doanh nghiệp và công nghệ hàng đầu Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm công nghiệp hỗ trợ năm 2023

Vietnam Airlines được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2023

Vietnam Airlines lựa chọn giải pháp kỹ thuật số bảo trì của Airbus

Cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp trải nghiệm giải pháp an toàn thông tin miễn phí

Một số chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 12 tới

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Bến Tre: Cho vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tăng nhanh
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP
