Miền Trung tạo động lực phát triển từ các dự án đầu tư
Nhiều dự án được cấp mới và khởi công
Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và các nhà đầu tư Nhật Bản đã tổ chức khởi công Dự án Trung tâm thương mại (TTTM) Aeon Mall Huế tại khu Đô thị mới An Vân Dương, TP. Huế. Dự án có tổng diện tích mặt bằng hơn 86.000 m2, với tổng vốn đầu tư gần 170 triệu USD, được xem là TTTM dịch vụ tổng hợp có quy mô lớn nhất miền Trung hiện nay. Aeon Mall Huế hoàn thành sẽ mang đến một trải nghiệm mua sắm và thư giãn trọn vẹn cho người dân cố đô và du khách với hơn 135 gian hàng ẩm thực, thời trang, giải trí, siêu thị…
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, Aeon khi đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng tiêu chuẩn mua sắm và giải trí, bên cạnh đó tạo ra các cơ hội việc làm cho người dân địa phương, đánh dấu bước phát triển mới trong việc thu hút đầu tư đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ, góp phần đa dạng hóa các trung tâm mua sắm hàng hóa, dịch vụ của người dân và đặc biệt là khách du lịch trong và ngoài nước đến với TP. Huế. Sự thành công của dự án Aeon Mall Huế sẽ là động lực để ngày càng có thêm nhiều nhà đầu tư Nhật Bản tin tưởng đến với Thừa Thiên - Huế.
![]() |
Với tổng vốn đầu tư gần 170 triệu USD, Aeon Mall Huế được xem là trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp có quy mô lớn nhất miền Trung giai đoạn hiện nay |
Với lợi thế là một tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có sân bay quốc tế Phú Bài, cảng nước sâu Chân Mây, khu di sản văn hóa thế giới... Thừa Thiên - Huế có nhiều tiềm năng và cơ hội về thu hút đầu tư. Những năm trở lại đây, địa phương đã vươn lên là một trong 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với nhiều dự án hàng tỷ USD, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động. Thời gian qua, số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu đầu tư tại các khu kinh tế, khu công nghiệp (KKT, KCN) ở Thừa Thiên - Huế ngày càng tăng, chủ yếu là các đối tác đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore... Trong giai đoạn này, tỉnh ưu tiên tập trung kêu gọi đầu tư các lĩnh vực công nghiệp, đầu tư cảng biển, hạ tầng KCN và các dự án du lịch có quy mô lớn. Năm 2023, dự kiến thu hút thêm 10 - 12 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký và điều chỉnh tăng vốn khoảng 4.000 - 6.000 tỷ đồng.
Bình Định tiếp tục được xem là điểm sáng thu hút đầu tư ở Nam Trung bộ khi trong năm 2022 đã thu hút mới được 81 dự án và tăng vốn đầu tư 17 dự án với tổng vốn gần 40.000 tỷ đồng. Ngay trong tháng 1/2023, Bình Định đã thu hút thêm 8 dự án mới với tổng vốn đăng ký hơn 5.800 tỷ đồng, đồng thời, thực hiện tăng vốn cho 1 dự án với tổng vốn thực hiện tăng 13,75 tỷ đồng. Các dự án đăng ký đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng hạ tầng, bất động sản. Trước đó, Bình Định cũng đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án trên địa bàn với tổng vốn đầu tư gần 60 nghìn tỷ đồng
Theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định, năm 2023, Bình Định thu hút đầu tư tập trung vào các lĩnh vực trụ cột chính: công nghiệp, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng và logistics, kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa. Địa phương ưu tiên thu hút các dự án sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Bình Định phấn đấu thu hút trên 20.000 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư mỗi năm và năm sau tăng hơn năm trước khoảng 10% về số vốn đăng ký.
Tập trung nguồn lực thu hút đầu tư
Nhiều địa phương tại miền Trung đang nỗ lực tập trung nguồn lực thu hút đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn để dần hình thành một trung tâm công nghiệp - dịch vụ. Trong đó, Quảng Nam là một điểm đến quan trọng. Riêng lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 26 dự án hoạt động tập trung trong các KCN, trong đó có 13 doanh nghiệp FDI. Những năm gần đây, địa phương đã thu hút thêm nhiều doanh nghiệp FDI tham gia đầu tư trong lĩnh vực này như nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô CTR Vina với vốn đầu tư 27 triệu USD (Hàn Quốc), nhà máy phụ trợ ô tô bằng đùn chất dẻo với vốn đầu tư 10,3 triệu USD (Hàn Quốc), nhà máy sản xuất vải túi khí của Công ty TNHH Hyosung Quảng Nam (Hàn Quốc) với vốn đầu tư 35 triệu USD... Quy hoạch đến 2030, Quảng Nam sẽ phát triển thêm khoảng 20.000ha cụm công nghiệp và KCN được quy hoạch theo cụm ngành với công nghệ hiện đại, công nghệ xanh. Quảng Nam hiện có 964 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 242.000 tỷ đồng, 194 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD. Các dự án này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghệ chế biến - chế tạo, du lịch - dịch vụ…
Còn theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, đến nay KKT Dung Quất có trên 299 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 17,7 tỷ USD. Trong năm 2022, tỉnh đã cấp phép mới cho 4 dự án FDI với tổng vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD. Năm 2023 địa phương này xác định tập trung thu hút các dự án đầu tư có chất lượng theo danh mục dự án trọng điểm thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư ở các thị trường có nền công nghiệp hiện đại. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các cụm ngành công nghiệp có lợi thế.
Ở một địa phương khác, với 143 dự án FDI có tổng vốn đầu tư hơn 14,6 tỷ USD, Thanh Hóa hiện đang đứng đầu khu vực miền Trung và thứ 8 cả nước về thu hút FDI. Từ những dự án tầm cỡ khu vực và quốc gia như KKT Nghi Sơn đã giúp tỉnh thu hút thêm nhiều dự án mới. Những năm gần đây, Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới trong cách tiếp cận các nhà đầu tư, các nguồn vốn quốc tế thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. Trong giai đoạn 2022-2025, Thanh Hóa đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 30 tỷ USD cả vốn FDI và đầu tư trực tiếp trong nước (DDI). Trong đó, cụ thể là sẽ tiếp cận, xúc tiến từ 3-6 công ty sở hữu công nghệ gốc, nằm trong top 500 công ty xuyên quốc gia trên thế giới. Bên cạnh việc coi trọng các địa bàn, đối tác truyền thống, Thanh Hóa sẽ đa phương hóa, đa dạng hóa thu hút thêm các đối tác tiềm năng mới như Nga, Hoa Kỳ, các nước Châu Âu. Đồng thời, khai thác hiệu quả mối quan hệ từ các tập đoàn lớn tại các nước phát triển như: G7, G8, OECD...
Là địa phương trung tâm của miền Trung, Đà Nẵng đang tập trung ưu tiên nguồn lực, chú trọng kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực có nhiều thế mạnh phát triển. Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thành phố cho biết, đến năm 2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút khoảng 7 tỷ USD vốn đầu tư trong và ngoài nước. Điều này là hoàn toàn có cơ sở khi thành phố đang tập trung triển khai kêu gọi vốn đầu tư vào dự án Khu phức hợp trung tâm tài chính, thương mại, vui chơi giải trí, casino và chung cư cao cấp. Chỉ riêng dự án này sẽ thu hút tối thiểu 2 tỷ USD vốn đầu tư. Đây được kỳ vọng sẽ trở thành một siêu dự án trên địa bàn. Cùng với đó, việc xây dựng phần cơ sở hạ tầng dùng chung của dự án Cảng Liên Chiểu có ý nghĩa quan trọng trong phát triển logistics, thương mại, dịch vụ, vì thế thành phố cũng đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư 2 bến container đầu tiên, dự kiến tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2023. Dự án này hiện đang nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Các tin khác

Thông tư mới về đăng kiểm ô tô chính thức có hiệu lực

Câu lạc bộ Xạ Kỵ: Điểm đến của học sinh, sinh viên dịp hè

CĐCS Vụ Thanh toán, Pháp chế, Tín dụng và Sở Giao dịch NHNN tổ chức "Vui Tết thiếu nhi"

"Đêm hội ánh sáng" - sự kiện đang được công chúng mong đợi

Cuốn sách trao đi - Mầm xanh đem về

Sacombank và Dai-ichi Life hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo

BIDV trao tặng 300 triệu đồng xây dựng đài tượng niệm liệt sỹ

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Dự kiến giảm tới 50% nhiều khoản thu phí, lệ phí

Trình, thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

Thời báo Ngân hàng tuyển dụng viên chức

Hiểm họa từ thuốc lá điện tử

FPT ký kết chuyển đổi số với tỉnh Bắc Kạn

Điều lệ Đại hội Thể dục thể thao ngành Ngân hàng lần thứ Nhất, năm 2023

Nestlé Việt Nam hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng
