Chỉ số kinh tế:
Ngày 25/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.055 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.853/26.257 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Nâng cao vị thế gạo Việt

Tuyết Anh
Tuyết Anh  - 
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thị trường gạo tại khu vực ĐBSCL đang có xu hướng biến động với sản lượng không nhiều, giá gạo tiếp tục đà tăng nhẹ.
aa
Giá gạo Việt với chính sách xuất khẩu của Ấn Độ Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Ghi nhận ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, giá gạo nguyên liệu IR 504 hiện ở mức 8.200-8.250 đồng/kg (tăng 150 đồng); gạo thành phẩm IR 504 có mức 9.500-9.700 đồng/kg; Trong khi, gạo nguyên liệu CL 555 đang có giá 8.600-8.800 đồng/kg (tăng 200 đồng). Một số loại gạo đặc sản đang “neo” ở mức giá cao như nếp ruột đang là 21.000-22.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen có giá 28.000 đồng/kg, gạo Hương Lài giữ mức 22.000 đồng/kg, còn giá tấm 2 ở mức 7.150-7.250 đồng/kg (tăng 100 đồng)…

Trên thị trường xuất khẩu, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VFA nhận định, giá gạo tăng như hiện nay là do vụ thu hoạch lúa Đông Xuân đã kết thúc, nên nguồn cung gạo không còn nhiều, trong khi các khách hàng truyền thống luôn có nhu cầu cao và ổn định với gạo Việt Nam. Số liệu tổng hợp cho thấy, từ đầu tháng 4/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã và đang hồi phục. Hiện gạo loại tiêu chuẩn 100% tấm đang ở mức giá 323 USD/tấn; loại 5% tấm thu mua với giá 395 USD/tấn; còn giá gạo loại 25% tấm ở ngưỡng 368 USD/tấn. So sánh trong các nước xuất khẩu gạo hàng đầu, hiện giá gạo tẻ thường tiêu chuẩn 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã trở lại vị trí số 1 (đạt 397 USD/tấn), cao hơn so với Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ… Đặc biệt, nhiều thương nhân của Việt Nam đã xuất khẩu được gạo 5% tấm với giá vượt ngưỡng 400 USD/tấn.

Nâng cao chất lượng, giá trị xuất khẩu cho sản phẩm lúa gạo Việt Nam đã được Chính phủ định hướng trở thành chiến lược quốc gia
Nâng cao chất lượng, giá trị xuất khẩu cho sản phẩm lúa gạo Việt Nam đã được Chính phủ định hướng trở thành chiến lược quốc gia

Tương tự, giá các loại gạo đặc sản xuất khẩu của Việt Nam hiện cũng vượt xa giá gạo đặc sản của Thái Lan và Ấn Độ. Trong đó, giá gạo ST25 xuất khẩu lên đến 1.200 USD/tấn (giá FOB tại cảng TP. Hồ Chí Minh), nguyên nhân do vụ đông xuân vừa qua sản lượng lúa ST25 ít, nhu cầu nội địa với mặt hàng này rất cao. Đối với phân khúc gạo nếp xuất khẩu hiện dao động quanh mức 580-590 USD/tấn, cao hơn nhiều so với đầu quý 1/2025. Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho gạo thương phẩm Việt Nam

Theo ông Trần Tấn Đức, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), hiện nay giá gạo xuất khẩu nói chung của Việt Nam đang ở mức cao, phần lớn là nhờ giá bán các loại gạo đặc sản, gạo thơm, gạo nếp - là những loại gạo chiếm tỷ trọng cao khoảng 80% sản lượng trong xuất khẩu.

Gạo Việt Nam đang ở phân khúc trung bình cao và hướng đến phân khúc cao cấp hơn, đi kèm theo giá trị và định vị thương hiệu. Đối với phân khúc này, nhu cầu tiêu dùng đang rất cao, đặc biệt là tại thị trường Nhật Bản, Mỹ và EU. Tuy nhiên lượng gạo cao cấp của Việt Nam xuất khẩu sang những thị trường này vẫn còn khá ít, song đây cũng là dư địa lớn cho Việt Nam mở rộng sản xuất và xuất khẩu các loại gạo đặc sản, nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của gạo Việt.

Trước đó, để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho gạo xuất khẩu, một trong những doanh nghiệp sản xuất, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam là Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài đưa nhiều giống lúa mới có chất lượng cao vào khảo nghiệm và nhân rộng. Qua đó, công ty đã đưa giống lúa Japonica J02 của Nhật Bản vào sản xuất quy mô lớn với 500ha trên đồng đất của huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Đồng thời, để nâng cao chất lượng, công ty đã áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến và được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Đến cuối năm 2024, doanh nghiệp này lần đầu tiên đã xuất khẩu 300 tấn gạo, giá trị 200.000 USD sang Singapore và dự kiến xuất hàng sang Nhật Bản, Australia.

Nâng cao chất lượng, giá trị xuất khẩu cho sản phẩm lúa gạo Việt Nam đã được Chính phủ định hướng trở thành chiến lược quốc gia thông qua Quyết định 1490/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Đặc biệt, với sự vào cuộc của NHNN, cùng với sự tham gia tài trợ nguồn lực tài chính cho chương trình của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước trong hơn 2 năm qua đã tạo động lực để nâng cao giá trị, định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đến nay các tỉnh vùng ĐBSCL đã đăng ký tham gia Đề án chuyên canh lúa chất lượng cao với tổng diện tích là 1.015 nghìn ha. Kết quả bước đầu cho thấy mô hình canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải mang lại những lợi ích rõ rệt cả về kinh tế lẫn môi trường. Các mô hình giúp giảm chi phí sản xuất từ 8,2%-24,2% nhờ giảm 30-50% lượng giống, tiết kiệm 30-70 kg phân bón/ha, giảm 1-4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật… Đồng thời, năng suất tăng 2,4-7,0%, giúp nâng cao thu nhập của nông dân thêm 12-50%, tương đương lợi nhuận tăng từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống. Đặc biệt, toàn bộ sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp cam kết bao tiêu với giá cao hơn 200-300 đồng/kg thóc, tạo động lực mạnh mẽ cho nông dân tham gia.
Tuyết Anh

Tin liên quan

Tin khác

Sun Group và ACV ký kết hợp tác chiến lược, mở đường cho hệ sinh thái hàng không - du lịch đẳng cấp cất cánh

Sun Group và ACV ký kết hợp tác chiến lược, mở đường cho hệ sinh thái hàng không - du lịch đẳng cấp cất cánh

Sự kiện Tập đoàn Sun Group và Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) chính thức ký kết hợp tác chiến lược toàn diện đã đánh dấu một cột mốc quan trọng, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành hàng không và du lịch Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt vẫn lạ lẫm với CBAM

Doanh nghiệp Việt vẫn lạ lẫm với CBAM

Dù cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU đã chính thức bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ tháng 10/2023, nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong trạng thái "mơ hồ", thiếu thông tin và chưa có bước chuẩn bị cần thiết để thích ứng. Thực tế này đặt ra những rủi ro lớn cho xuất khẩu, đặc biệt là với các ngành có lượng phát thải carbon cao như thép, xi măng, nhôm và phân bón.
Hà Nội phê duyệt đề cương Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Hà Nội phê duyệt đề cương Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Ngày 23/6, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3140/QĐ-UBND phê duyệt đề cương nhiệm vụ “Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”.
Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu 8 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu 8 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu chững lại rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025. Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc siết chặt kiểm soát, đặc biệt với mặt hàng chủ lực là sầu riêng, giới chuyên gia nhận định mục tiêu 8 tỷ USD năm nay sẽ rất khó đạt được nếu không có những thay đổi quyết liệt.
Cùng VIB gỡ rối từng nút thắt, bật mở cơ hội cho hộ kinh doanh và SMEs

Cùng VIB gỡ rối từng nút thắt, bật mở cơ hội cho hộ kinh doanh và SMEs

Trong bối cảnh các hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang đối diện với áp lực thích ứng với những thay đổi trong chính sách thuế, bài toán dòng tiền và yêu cầu cấp thiết về số hóa, việc tìm kiếm một giải pháp toàn diện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Cần đầu tư và tận dụng nguồn năng lượng xanh

Cần đầu tư và tận dụng nguồn năng lượng xanh

Trong bối cảnh các chính sách mới về năng lượng tái tạo mở ra nhiều cơ hội, nhiều doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp năng lượng xanh trong các khu công nghiệp để tận dụng tối đa tiềm năng này, giảm phụ thuộc vào nguồn điện truyền thống; hướng tới hoạt động sản xuất sạch, xanh và nâng cao tính cạnh tranh.
Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) vừa được vinh danh với Giải Vàng tại Giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ IV - cột mốc quan trọng tiếp theo khẳng định tầm vóc của dự án và tầm nhìn chiến lược của Vinhomes. Giải thưởng góp phần gia tăng sức hút của Đô thị đảo nghỉ dưỡng với giới đầu tư và cộng đồng quốc tế giữa thời điểm Hải Phòng đang trên hành trình vươn mình trở thành siêu đô thị hàng đầu khu vực.
“Kỳ lân” fintech góp sức kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt

“Kỳ lân” fintech góp sức kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt

Hợp lực cùng hơn 20 đơn vị công nghệ và giáo dục hàng đầu, MoMo chính thức góp mặt trong Liên minh AI Âu Lạc, hướng tới kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt. Sự tham gia của "kỳ lân" Fintech này không chỉ cụ thể hóa mục tiêu xây dựng các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) thuần Việt mà còn khẳng định cam kết của MoMo trong việc đưa AI vào giải quyết các bài toán thực tiễn trong đời sống người Việt, từ tài chính đến tiêu dùng.
Nghệ thuật phản hồi và ghi nhận: Chìa khoá tạo động lực và gắn kết nhân viên

Nghệ thuật phản hồi và ghi nhận: Chìa khoá tạo động lực và gắn kết nhân viên

Thời điểm hiện nay, môi trường làm việc ngày càng biến động, các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để giữ chân và truyền cảm hứng cho đội ngũ. Tuy nhiên, không phải lúc nào tăng lương hay các chính sách phúc lợi cũng là câu trả lời. Một yếu tố vô hình nhưng có sức mạnh to lớn, chính là nghệ thuật phản hồi (feedback) và ghi nhận (recognition) - hai kỹ năng mà nhà quản lý hiện đại cần thành thạo để tạo động lực và sự gắn kết bền vững với nhân viên.
Ngành dệt may khó có thể đi xa nếu mãi “đi làm thuê”

Ngành dệt may khó có thể đi xa nếu mãi “đi làm thuê”

Sau giai đoạn trầm lắng do suy thoái toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi rõ rệt trong quý II/2025. Xuất khẩu tháng 5 đạt tới 3,71 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 5 tháng đầu năm, toàn ngành đạt hơn 17,5 tỷ USD kim ngạch, tăng 9% so với cùng kỳ, điều này cho thấy đà tăng trưởng mạnh trở lại. Mục tiêu cán mốc 48 tỷ USD xuất khẩu của ngành trong năm nay đang dần trở nên khả thi.