Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Ngân hàng mở rộng hệ sinh thái tài chính nông nghiệp số

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Ngày càng nhiều NHTM đang hợp tác với các tập đoàn kinh tế nông nghiệp để tối ưu hóa dòng tiền và hỗ trợ hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất – chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nông sản.
aa
MB hợp tác cùng Cyberlotus số hóa toàn diện hệ sinh thái quản trị doanh nghiệp Bắt tay tạo kỳ tích: Mảnh ghép hoàn hảo thúc đẩy hệ sinh thái công nghệ Việt

Hỗ trợ số hóa mô hình sản xuất theo chuỗi hiệu quả

Giữa tháng 5/2025, MB và CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS) đã ký hợp tác chiến lược nhằm xây dựng hệ sinh thái tài chính - nông nghiệp số toàn diện. Theo đó, hai bên sẽ triển khai các giải pháp tài chính toàn chuỗi, thiết kế chuyên biệt dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ nông nghiệp thông minh và ngân hàng số nhằm tối ưu dòng tiền và hỗ trợ các bên trong toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất – chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Thực tế từ năm 2023, hai bên đã triển khai hợp tác chiến lược và thí điểm ở một số địa phương. Lần ký kết này khẳng định lại những cam kết trước đó của hai bên trong việc cùng nhau xây dựng hệ sinh thái tài chính số cho chuỗi giá trị nông nghiệp và nâng tầm với những giải pháp tích hợp công nghệ tài chính mới vào hệ sinh thái của TTC AgriS.

Ghi nhận của MB cho thấy, đối với các dự án trồng mía của TTC AgriS tại Tây Ninh, trong giai đoạn 2023 - 2024, ngân hàng đã giải ngân cho vay 5.000 tỷ đồng với hơn 2.000 hộ nông dân và doanh nghiệp trồng mía. Ngân hàng này đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu nông nghiệp và đánh giá khoản vay nên chất lượng tín dụng và thời gian giải ngân, diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã cung cấp các giải pháp thanh toán không tiền mặt, giúp nông dân bán mía trực tiếp cho doanh nghiệp qua ứng dụng di động.

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2024, năng suất mía tại các mô hình hợp tác ở Tây Ninh tăng 15% nhờ áp dụng công nghệ tưới tiêu thông minh, trong khi chi phí giao dịch của nông dân giảm 20% nhờ sử dụng các dịch vụ được số hóa.

Câu chuyện hợp tác của MB và TTC AgriS là một ví dụ cho thấy hiện nay việc tham gia ngày càng sâu vào mô hình liên kết sản xuất nông sản khép kín đang được NHTM đầu tư bài bản. Ngoài MB, thời gian qua hàng loạt các ngân hàng khác như: Agribank, BIDV, HDBank, VPBank, NamABank… cũng đều đã hợp tác với các tập đoàn doanh nghiệp lớn ngành nông nghiệp cũng như các fintech và các tổ chức, hiệp hội ngành nghề lĩnh vực tam nông để phát triển các hệ sinh thái tài chính nông nghiệp số.

Theo Agribank, trong các năm 2023-2024 ngân hàng này đã giải ngân hơn 10.000 tỷ đồng cho các khoản vay ưu đãi đối với các dự án ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực nông nghiệp. Thông qua hợp tác với MobiFone, Agibank đã giúp hơn 500.000 nông dân tiếp cận dịch vụ tài chính số, với 70% giao dịch tại khu vực nông thôn được thực hiện qua kênh số.

Trong khi đó, VPBank liên kết với ứng dụng tài chính MoMo, fintech TiMa đã triển khai khá thành công mô hình tín dụng số dựa trên phân tích dữ liệu sử dụng AI. Trong năm 2024, ngân hàng này đã giải ngân cho vay với hơn 1.500 DNVVN tại Lâm Đồng, tập trung vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao sử dụng dữ liệu từ thiết bị IoT (như cảm biến nhà kính) và giao dịch qua ứng dụng tài chính MoMo, phê duyệt khoản vay qua ứng dụng di động…

Ngân hàng tài trợ vốn lớn và các giải pháp quản lý tài chính kinh doanh cho các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Ngân hàng tài trợ vốn lớn và các giải pháp quản lý tài chính kinh doanh cho các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Mở rộng hợp tác giữa ngân hàng và tập đoàn tư nhân

Ngoài những hợp tác kể trên, hiện nay theo quan sát của Thời báo Ngân hàng, hoạt động hợp tác phát triển các mô hình liên kết sản xuất – xuất khẩu nông sản – thủy sản theo hướng khép kín đang được các NHTM mở rộng ở khá nhiều lĩnh vực, ngành nghề nông nghiệp chủ lực.

Trong các hợp tác này, ngân hàng không chỉ đóng vai trò cấp vốn tín dụng mà tham gia khá sâu vào việc tạo dựng hệ sinh thái thanh toán, mở rộng số hóa hoạt động quản lý tài chính, bán hàng. Các doanh nghiệp được ngân hàng lựa chọn hợp tác (hầu hết là các tập đoàn tư nhân trong các lĩnh vực của nền kinh tế nông nghiệp) vừa được tài trợ nguồn vốn vừa được hỗ trợ phát triển các giải pháp tài chính toàn diện. Doanh nghiệp cũng cung cấp cho ngân hàng tệp khách hàng có sẵn trong hệ sinh thái tập đoàn để mở rộng sản phẩm, dịch vụ.

Quan sát cho thấy, hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp chủ lực như: lúa gạo, thủy sản, trái cây, chăn nuôi… đều đã xuất hiện và phát triển những hợp tác chiến lược giữa NHTM và các tập đoàn kinh tế nông nghiệp lớn.

Chẳng hạn, trong lĩnh vực nuôi tôm công nghệ cao, NamABank và Nam Miền Trung Group đã có những thành công ban đầu trong việc tạo dựng chuỗi giá trị ngành tôm với quy mô đầu tư vốn 30.000 tỷ đồng (giai đoạn 2022-2025). Trong khi đó, ở lĩnh vực lúa gạo, từ năm 2022 Tập đoàn Lộc Trời và MB đã hợp tác với ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang thực hiện dự án phát triển vùng nguyên liệu lúa quy mô 300.000 hecta. MB cam kết cung cấp gói tín dụng trị giá 12.000 tỷ đồng/năm cho tất cả các hoạt động sản xuất tương ứng với diện tích vùng nguyên liệu.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hiện nay các dự án xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản như: Dự án vùng cây ăn quả miền núi phía Bắc, Dự án rừng trồng duyên hải miền Trung, Dự án vùng lúa gạo khu vực tứ giác Long Xuyên; Dự án vùng cà phê Tây Nguyên; Dự án vùng cây ăn quả Đồng Tháp Mười… đều đã được các doanh nghiệp lớn như: CTCP Đồng Giao, Tập đoàn Vina T&T; Lộc Trời, Tân Long, Trung An, Scansia Pacific, Kim Nhung, Hòa Lộc RR… đăng ký hợp tác với các địa phương để triển khai.

Hiện các NHTM như Agribank, MB, LPBank… đã cam kết cung ứng vốn cho nhiều chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong khi Bảo hiểm ABIC cũng cam kết cung ứng như dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp cho các dự án vùng nguyên liệu. Ngoài ra, các doanh nghiệp công nghệ như NEOTIQ, Liên hiệp HTX kinh tế số (VDECA); hệ sinh thái AFDEX... cũng đã hợp tác với nhiều địa phương để hỗ trợ số hóa, cơ giới hóa đồng ruộng, đồng thời triển khai các giải pháp “canh tác không tiền mặt”.

Trong bối cảnh Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đang đẩy nhanh triển khai các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, hiện thực hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 68/NQ-TW, cơ hội để nhân rộng hợp tác giữa các NHTM và các tập đoàn kinh tế tư nhân lĩnh vực nông nghiệp đang khá rộng mở, tạo tiền đề hình thành những tập đoàn kinh tế đầu tàu, làm động lực tăng trưởng cho các tỉnh, thành, khu vực nông nghiệp trọng điểm của quốc gia.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Ngân hàng hỗ trợ số hóa tài chính hộ kinh doanh

Ngân hàng hỗ trợ số hóa tài chính hộ kinh doanh

Các ngân hàng đang phát triển sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ các tiểu thương, hộ kinh doanh minh bạch hóa tài chính, quản lý dòng tiền hiệu quả và tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp còn chậm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Hộ kinh doanh không còn phải “đau đầu” tìm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70

Hộ kinh doanh không còn phải “đau đầu” tìm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70

Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Đến năm 2030, mục tiêu 80% giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt

Đến năm 2030, mục tiêu 80% giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt

Mục tiêu đến năm 2030, 70% dân số trưởng thành sẽ tham gia mua sắm trực tuyến; 70% doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, 100% giao dịch có hóa đơn điện tử, 80% giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt và 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên nền tảng số.
Sacombank đồng hành cùng “ngày không tiền mặt 2025”, góp phần thúc đẩy kinh tế số

Sacombank đồng hành cùng “ngày không tiền mặt 2025”, góp phần thúc đẩy kinh tế số

Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng hiện đại bằng cách đồng hành với vai trò nhà tài trợ Bạc cùng chương trình “Ngày không tiền mặt” 2025 - do Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), Thời báo Ngân hàng, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức với chủ đề “Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số”.
HDBank được vinh danh Top 5 doanh nghiệp có chuẩn mực quản trị công ty hàng đầu Việt Nam

HDBank được vinh danh Top 5 doanh nghiệp có chuẩn mực quản trị công ty hàng đầu Việt Nam

Góp mặt trong Top 5 doanh nghiệp đạt Thẻ điểm Quản trị công ty ASEAN, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank, mã chứng khoán: HDB) được đề cử đại diện từ Việt Nam dự lễ vinh danh tại Malaysia, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 7/2025.
VNPAY PhonePOS giúp cửa hàng nhỏ thanh toán thẻ quốc tế, bán hàng cho khách nước ngoài

VNPAY PhonePOS giúp cửa hàng nhỏ thanh toán thẻ quốc tế, bán hàng cho khách nước ngoài

Trong hành trình phổ cập thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam, một trong những rào cản lớn nhất không nằm ở công nghệ mà nằm ở khả năng tiếp cận hạ tầng.
VNPAY trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ bảo mật MPoC toàn cầu cho giải pháp PhonePOS

VNPAY trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ bảo mật MPoC toàn cầu cho giải pháp PhonePOS

VNPAY vừa trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam và xếp thứ 26 trên thế giới đạt chứng chỉ bảo mật MPoC – tiêu chuẩn quốc tế mới nhất dành cho thanh toán di động. Đây là bước tiến quan trọng trong hành trình đưa thanh toán không tiền mặt đến gần hơn với người dân, từ hộ kinh doanh nhỏ đến các doanh nghiệp lớn.
Visa hợp tác cùng các ngân hàng và trung gian thanh toán hàng giới thiệu Click to Pay

Visa hợp tác cùng các ngân hàng và trung gian thanh toán hàng giới thiệu Click to Pay

Việt Nam trở thành thị trường đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á triển khai Click to Pay, mang đến sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả vượt trội cho các giao dịch thương mại điện tử.
Ngân hàng thời AI: Tái thiết mô hình, tái tạo giá trị

Ngân hàng thời AI: Tái thiết mô hình, tái tạo giá trị

Trong bối cảnh để hỗ trợ doanh nghiệp khiến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) ngày càng thu hẹp, ngành Ngân hàng đang chứng kiến một cuộc chuyển mình chưa từng có - một cuộc “xây lại từ nền móng” bằng công nghệ, mà trung tâm là trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data).
Thanh toán điện tử đang giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn

Thanh toán điện tử đang giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn

Trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế số đang trở thành xu hướng tất yếu, Đà Nẵng xác định dịch vụ tài chính số, fintech và blockchain là những lĩnh vực mũi nhọn để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Những mô hình fintech hiện đại như: thanh toán điện tử, ví điện tử và blockchain-based lending đang giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp công nghệ tài chính.