Ngành dịch vụ tài chính: Các xu hướng vĩ mô nổi bật tại Việt Nam
![]() |
Bà Đinh Hồng Hạnh - Phó Tổng giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tài chính, Công ty PwC Việt Nam |
Khác với Khủng hoảng Tài chính toàn cầu 2018 (GFC), COVID-19 gây ra những tác động đầu tiên tới nền kinh tế thực về sản xuất hàng hóa và dịch vụ, và sau đó ở giai đoạn hai mới thể hiện các tác động tới Ngành tài chính Ngân hàng. So với những khủng hoảng trước đây, bao gồm Khủng hoảng Tài chính toàn cầu năm 2018, cú sốc về giá dầu trong năm 1970 hay kể cả cuộc Đại Khủng hoảng năm 1930, COVID-19 được đánh giá sẽ tạo ra tác động mạnh nhất đến nền kinh tế toàn cầu, làm sụt giảm GDP hơn 6% trong một năm dựa theo báo cáo mới nhất của PwC “Đảm bảo cho Tương lai, ngay hôm nay – Tương lai ngành dịch vụ tài chính”, báo cáo được thực hiện dựa trên hệ thống dữ liệu về các định chế tài chính toàn cầu trong vòng 3 năm qua.
Trong bối cảnh này, ngành Tài chính Ngân hàng toàn cầu mặc dù chưa chứng kiến khủng hoảng toàn ngành, nhưng triển vọng tương lai chưa thực sự rõ ràng.
Tới thời điểm hiện nay, tuy đại dịch đã và đang có ảnh hưởng nghiệm trọng tới nhiều ngành sản xuất và kinh doanh, các tác động tới ngành dịch vụ tài chính vẫn còn khá hạn chế và bao gồm cả tác động tiêu cực lẫn tích cực.
Các công ty bảo hiểm cũng hưởng lợi từ việc người tiêu dùng được khuyến cáo hạn chế đi lại, nhờ đó giảm tỷ lệ bồi thường ở các mảng dịch vụ cá nhân.
Kinh doanh chứng khoán tăng trưởng thúc đẩy hoạt động các tổ chức trên thị trường vốn, trong khi các hoạt động hỗ trợ của các ngân hàng trung ương (NHTW) đối với các doanh nghiệp và cá nhân giúp làm giảm bớt ảnh hưởng của COVID-19 tới chất lượng tài sản trên bảng cân đối của các ngân hàng.
Các xu hướng vĩ mô quan trọng và tầm ảnh hưởng của các xu hướng sau giai đoạn COVID-19
Vậy khi các định chế tài chính cùng nhìn về tương lai, đâu là các xu hướng vĩ mô đáng chú ý có thể ảnh hưởng tới lĩnh vực Tài chính Ngân hàng? Dưới đây phân tích của PwC về 7 xu hướng vĩ mô chính:
Một là, lãi suất thấp sẽ tiếp tục tác động mạnh tới tỷ suất lợi nhuận và mô hình kinh doanh.
Hai là, suy thoái do đại dịch COVID-19 và sự suy giảm giá trị tài sản sẽ làm giảm khả năng cho vay của các Ngân hàng do yêu cầu phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, do vậy giảm khả năng hỗ trợ nền kinh tế khi bước vào giai đoạn phục hồi trong thời gian tới.
Ba là, các đơn vị cấp vốn phi truyền thống sẽ có vai trò ngày một quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Bốn là, đại dịch COVID-19 sẽ không trì hoãn - và thậm chí có thể thúc đẩy - việc triển khai các biện pháp quản lý Ngành Ngân hàng hiện thời hoặc đang được dự kiến tại nhiều quốc gia và khu vực.
Năm là, tình trạng đảo ngược của toàn cầu hóa sẽ tiếp tục điều chỉnh quy mô của các tổ chức tài chính tương ứng với tăng trưởng GDP của quốc gia sở tại mà tổ chức đó đặt trụ sở, trong khi đó việc duy trì đặt hoạt động sản xuất ra nước ngoài (offshoring) sẽ làm tăng rủi ro hoạt động trong toàn ngành.
Sáu là, các công ty liên tục đối mặt với áp lực tăng năng suất thông qua việc số hóa hoạt động kinh doanh và lực lượng lao động.
Bảy là, nhằm đáp ứng cầu của khách hàng, việc chuyển hướng của ngành dịch vụ tài chính sang hoạt động dựa trên nền tảng và hệ sinh thái sẽ tạo ra một làn sóng mới, giảm bớt trung gian và tạo đột phá.
Một số xu hướng đáng chú ý đối với hệ thống Tài chính và Ngân hàng của Việt Nam
Vấn đề suy giảm tài sản
Suy thoái từ COVID-19 và sự suy giảm giá trị tài sản sẽ làm giảm khả năng chịu rủi ro do áp lực Tài sản Trọng số Rủi ro tăng cao, dẫn tới suy giảm năng lực cho vay của ngành Tài chính Ngân hàng để hỗ trợ nền kinh tế thực trong giai đoạn phục hồi kinh tế trong thời kỳ sắp tới.
Dù trong kịch bản nào, các doanh nghiệp đều sẽ cần chuẩn bị tìm kiếm các nguồn tài chính khác như tăng phát hành cổ phiếu trên thị trường vốn, tiếp cận nguồn vay từ các tổ chức tài chính phi Ngân hàng, như quỹ đầu tư tư nhân và quỹ đầu tư quốc gia.
Tại Việt Nam, vấn đề suy giảm giá trị tài sản tại các Ngân hàng và ảnh hưởng tới năng lực cho vay đã được quản lý một cách hiệu quả và kịp thời bởi Thông Tư 01/2020/TT-NHNN, chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 (Thông tư 01). Cùng với các biện pháp hỗ trợ khác, biện pháp này đã giảm đáng kể tác động từ nợ xấu và tăng dự phòng cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, quy định về thời hạn cơ cấu lại, trong trường hợp kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ, không vượt quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn cho vay theo thỏa thuận cho vay đã ký cũng là một điểm đáng lưu ý trong đánh giá tác động của COVID-19 tới bảng cân đối và khả năng mở rộng cho vay của các Ngân hàng trong thời gian tới, khi thời điểm của việc công bố hết dịch COVID-19 còn chưa thể dự đoán rõ ràng.
Áp lực số hóa
COVID-19 đã thay đổi cách thức hoạt động của xã hội một cách đáng kể, ngay cả những cá nhân trước đây ít tiếp thu công nghệ nhất trở thành những người ưa chuộng thương mại điện tử. Những chuyển biến này ít có khả năng quay trở lại như thời kì trước khi dịch bệnh bùng nổ, và các giải pháp kỹ thuật số sẽ trở thành yếu tố tạo nên sự khác biệt. Điều này, cùng với xu hướng số hóa ở ngành Ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các kỳ vọng mới của khách hàng, đã không ngừng tạo áp lực cho việc chuyển đổi số.
Trong những năm gần đây, các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã tập trung vào xu hướng số hóa trong một phần chiến lược dài hạn. Theo NHNN, Việt Nam hiện có 70 tổ chức tín dụng và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trung gian (như ví điện tử) đã cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet. Theo Law Plus, giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet đạt hơn 7 triệu tỷ đồng (300 tỷ USD) và 300 nghìn tỷ đồng (13 tỷ USD). Ngoài ra, theo thống kê từ NAPAS, thanh toán điện tử trong quý I/2020 tăng 76%, tổng giá trị giao dịch tăng 124% so với cùng kỳ năm 2019. Các giao dịch tài chính kỹ thuật số đã bùng nổ trong quý I/ 2020.
Tất nhiên, vẫn còn một số rào cản tồn tại đối với các ngân hàng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đảm bảo an ninh mạng, lòng tin của khách hàng và khung pháp lý đang được hoàn thiện. Tuy nhiên, xu hướng số hóa vẫn sẽ là một trong những xu hướng quan trọng đối với các tổ chức tài chính cả trong nước và toàn cầu.
Các chính sách quản lý ngành vẫn tiếp tục được thúc đẩy
Trong hệ thống Tài chính Ngân hàng toàn cầu, COVID-19 sẽ không trì hoãn - và có thể đẩy nhanh - việc ban hành các chính sách quản lý hiện hành và đã được lên kế hoạch ở các quốc gia và khu vực.
Việc cải cách các chính sách quản lý đã, đang và sẽ là một xu hướng quan trọng trong ngành Tài chính Ngân hàng toàn cầu. Trên thực tế, các quy định mới sẽ tiếp tục được cân nhắc ban hàn trong các lĩnh vực như cấm vận, phòng chống rửa tiền và nhận biết khách hàng (Know-your-customer), IFRS, và cải cách tỷ giá tham chiếu/ thay thế LIBOR, cùng với những lĩnh vực khác. Việc áp dụng các yêu cầu mới của Basel và quy định vốn chặt chẽ hơn sẽ tiếp tục là thách thức cho các mô hình và thể chế kinh doanh cho vay truyền thống trên toàn cầu.
Không đứng ngoài xu hướng toàn cầu này, tại Việt Nam, chương trình chuyển đổi chuẩn mực quản trị rủi ro theo Basel II tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. Ngày 14/01/2020, Hội đồng quản trị (HĐQT) - bộ phận nắm quyền quyết định quan trọng nhất - tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã ra thông báo chính thức mời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trở thành hội viên của BIS. Việc trở thành thành viên của BIS sẽ giúp NHNN và hệ thống ngân hàng tiếp cận các nguyên tắc, chuẩn mực cao nhất của hệ thống tài chính toàn cầu, góp phần đẩy nhanh việc hội nhập quốc tế của hệ thống tài chính ngân hàng trong nước. Đồng thời, quy định về ICAAP trong Thông tư 13 có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2021 với kỳ thực hiện báo cáo trong đầu năm 2022 là động lực mạnh mẽ về sự chuyển đổi trong phương thức quản trị chiến lược gắn với rủi ro trong ngành Ngân hàng.
Trong bối cảnh đặt ra đầy thách thức cũng như cơ hội mới này, đâu là con đường dẫn tới thành công dành cho các định chế tài chính, không những vượt qua khủng hoảng hiện nay, mà còn đạt được thành công bền vững trong tương lai? Chúng tôi sẽ chia sẻ các giải đáp trong bài viết tới “Tư duy mới để xác lập thành công trong ngành Tài chính Ngân hàng”.
Các tin khác

PwC tổ chức cuộc thi CTF quốc tế dành cho sinh viên

"Mở lối" cho vay tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen

ABIC Hải Phòng chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tài khoản cho khách hàng

PwC: Doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam thận trọng trên hành trình ESG

Đại sứ quán Anh khởi động đợt hai Chương trình thúc đẩy tài chính khí hậu Việt Nam

PwC's Academy Việt Nam chính thức ra mắt dịch vụ đào tạo ACCA

Tăng cường quản trị tài chính - kế toán - thuế trên nền tảng số

Tập đoàn TTC và PwC Việt Nam ký kết hợp đồng và khởi động dự án IFRS

Lợi ích kép với Bảo an tài khoản

Người lao động Việt tự tin về những lợi ích trí tuệ nhân tạo mang lại

PwC ra mắt hệ sinh thái số hóa Asia Pacific Marketplace

Rối với yêu cầu giải trình hóa đơn

FPT Smart Cloud ra mắt giải pháp Hợp nhất báo cáo tài chính

Prudential - VIB gia hạn hợp tác chiến lược đến năm 2036, thiết lập chuẩn mực Bancassurance mới

Các doanh nghiệp gia đình cần chuyển đổi để xây dựng niềm tin

Việt Nam - Campuchia: Công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR code

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển
Cần Thơ đẩy mạnh hiệu quả tín dụng chính sách
NHNN Quảng Trị huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake
