Chỉ số kinh tế:
Ngày 25/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.055 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.853/26.257 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Nhập lậu tôm hùm giống - nguy cơ lớn cho ngành thủy sản

Thái Hòa
Thái Hòa  - 
Tình trạng nhập lậu tôm hùm giống đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều địa phương ven biển Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung như: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định... Thực trạng này làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi tôm giống trong nước, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh và gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.
aa
Xuất khẩu tôm hùm gặp khó Kiểm soát, ngăn chặn việc nhập khẩu tôm hùm đất Giá lao dốc, người nuôi tôm hùm gặp khó

Theo các chuyên gia, tôm hùm là một trong những mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu lớn cho các hộ nuôi trồng cũng như đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp Việt Nam. Song việc buôn bán và vận chuyển trái phép tôm hùm giống từ nước ngoài vào Việt Nam qua đường biển, đường hàng không đang đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý, kiểm soát chất lượng giống, đảm bảo an toàn sinh học cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Nhiều lô tôm hùm giống được vận chuyển lén lút qua biên giới mà không qua kiểm dịch, kiểm tra chất lượng. Do không được kiểm soát, những con giống này có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, sức đề kháng kém, dễ làm lây lan các mầm bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy... trong môi trường nuôi. Điều này không chỉ gây thiệt hại trực tiếp cho người nuôi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển và hệ sinh thái thủy sinh địa phương.

Số tôm hùm giống nhập lậu bị Hải quan Đà Nẵng phát hiện được cất giấu trong 2 kiện hành lý
Số tôm hùm giống nhập lậu bị Hải quan Đà Nẵng phát hiện được cất giấu trong 2 kiện hành lý

Đơn cử như vụ phát hiện 60.000 con tôm hùm giống nhập lậu tại sân bay Đà Nẵng vào ngày 3/4/2024. Theo đó, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng phát hiện một hành khách nhập cảnh trên chuyến bay từ Singapore mang theo 2 kiện hành lý chứa khoảng 60.000 con tôm hùm giống sống, trị giá khoảng hơn 5 tỷ đồng. Số tôm này được cất giấu tinh vi trong hành lý nhằm qua mặt lực lượng chức năng.

Trước tình trạng buôn lậu tôm hùm giống có xu hướng gia tăng, tháng 9/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã có văn bản yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát tại các cảng hàng không, cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, đường sông, đường biển... để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, nhập lậu, vận chuyển trái phép tôm hùm giống từ nước ngoài vào Việt Nam.

Để tăng cường công tác kiểm soát tình hình, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tăng cường các biện pháp ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống. Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cũng như các chỉ thị từ UBND tỉnh về việc ngăn chặn tình trạng tôm hùm giống nhập lậu. Đồng thời, các địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản, về nguy cơ dịch bệnh và thiệt hại do sử dụng tôm giống kém chất lượng từ nguồn nhập lậu.

Việc buôn bán và vận chuyển trái phép tôm hùm giống từ nước ngoài vào Việt Nam qua đường biển, đường hàng không, đang đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý, kiểm soát chất lượng giống
Việc buôn bán và vận chuyển trái phép tôm hùm giống từ nước ngoài vào Việt Nam qua đường biển, đường hàng không, đang đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý, kiểm soát chất lượng giống
Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cảng hàng không, đường biển, các cơ sở nuôi cách ly và cơ sở nuôi tôm. Lực lượng chức năng được yêu cầu phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo không để tôm hùm giống không rõ nguồn gốc xâm nhập và phát tán trên địa bàn.

Việc buôn lậu tôm hùm giống không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong sản xuất. Nhiều cơ sở nuôi tôm trong nước tuân thủ đầy đủ quy trình kiểm dịch, sử dụng giống sạch bệnh và đầu tư kỹ thuật nuôi hiện đại. Tuy nhiên, lại phải chịu áp lực về giá do tôm giống nhập lậu trôi nổi bán rẻ trên thị trường. Điều này tạo ra sự mất công bằng, ảnh hưởng tiêu cực đến động lực đầu tư bài bản, dài hạn của người nuôi.

Một số chuyên gia thủy sản cảnh báo rằng, nếu không kiểm soát tốt tôm hùm giống nhập lậu, ngành nuôi tôm hùm của Việt Nam có thể rơi vào khủng hoảng tương tự như các ngành nuôi cá tra, tôm thẻ từng gặp phải trong quá khứ do dịch bệnh và chất lượng giống suy giảm.

Về phía người dân, nhiều hộ nuôi vẫn có tâm lý chuộng giống giá rẻ, bất chấp rủi ro về dịch bệnh. Một phần do thiếu thông tin, phần khác do áp lực chi phí đầu tư ban đầu. Đây là lý do ngành nông nghiệp và các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng nuôi trồng về việc sử dụng giống có nguồn gốc, kiểm dịch rõ ràng.

Trong bối cảnh thị trường thủy sản toàn cầu ngày càng khắt khe về truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn an toàn sinh học, việc kiểm soát chặt chẽ từ khâu giống là bước đi quan trọng để đảm bảo tính bền vững cho ngành tôm hùm Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, không chỉ cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, đòi hỏi sự đồng hành, hợp tác từ người dân và doanh nghiệp.

Ngăn chặn tôm hùm giống nhập lậu là chiến lược quan trọng nhằm bảo vệ ngành thủy sản, giữ vững chất lượng sản phẩm và uy tín của tôm hùm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thái Hòa

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 25/6: Giá vàng tăng nhẹ sau chuỗi phiên giảm

Sáng 25/6: Giá vàng tăng nhẹ sau chuỗi phiên giảm

Tính đến 7h sáng nay (25/6), giá vàng giao ngay tăng 1,045 USD lên 3.324,495 USD/oz; giá vàng tương lai giao dịch ở mức 3.338,42 USD/oz, giảm 4,52 USD so với đầu phiên.
TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thể hiện sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này.
Sáng 24/6: Giá vàng tiếp đà giảm

Sáng 24/6: Giá vàng tiếp đà giảm

Tính đến 7h00 sáng nay (24/6), giá vàng giao ngay giảm 24,280 USD xuống 3.344,920USD/oz; vàng tương lai giao dịch ở mức 3.344,31 USD/oz, giảm 24,79 USD so với đầu phiên.
Tuyên chiến với buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Tuyên chiến với buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Chiều 23/6, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc báo cáo kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2025 và tổng kết đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sáng 23/6: Giá vàng thế giới giảm nhẹ

Sáng 23/6: Giá vàng thế giới giảm nhẹ

Tính đến 7h30 sáng nay (23/6), giá vàng giao ngay giảm 4,405 USD xuống 3.364,345USD/oz; vàng tương lai giao dịch ở mức 3.379,31 USD/oz, giảm 6,39 USD so với đầu phiên.
Thị trường vàng tuần tới: Giới chuyên gia và nhà đầu tư bất đồng về xu hướng giá vàng

Thị trường vàng tuần tới: Giới chuyên gia và nhà đầu tư bất đồng về xu hướng giá vàng

Nhận định về giá vàng tuần tới, trong khi các chuyên gia thể hiện sự thận trọng thì các nhà đầu tư bán lẻ lại có xu hướng lạc quan hơn.
Vải thiều Bắc Giang lên kệ siêu thị Đức

Vải thiều Bắc Giang lên kệ siêu thị Đức

Vải thiều, đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang, đã trở thành tâm điểm chú ý tại sự kiện "Ngày hàng Việt Nam" diễn ra mới đây tại siêu thị Selgros Lichtenberg, Berlin. Sự kiện không chỉ giới thiệu nét đặc trưng của ẩm thực Việt mà còn khẳng định vị thế của trái vải thiều trên thị trường quốc tế.
Sáng 20/6: Giá vàng thế giới dao động hẹp trong kỳ nghỉ lễ

Sáng 20/6: Giá vàng thế giới dao động hẹp trong kỳ nghỉ lễ

Sáng nay (20/6), thị trường Mỹ nghỉ lễ Juneteenth, giá vàng thế giới giao ngay dao động với biên độ hẹp quanh mức 3.3361,110 USD/oz, trong khi giá vàng tương lai đứng ở mức 3.381,30 USD/oz.
TP. Hồ Chí Minh: Tình hình buôn lậu, hàng giả vẫn phức tạp sau cao điểm kiểm tra

TP. Hồ Chí Minh: Tình hình buôn lậu, hàng giả vẫn phức tạp sau cao điểm kiểm tra

Mặc dù đã trải qua tháng cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vẫn diễn biến phức tạp.
[Infographic] Xăng dầu tăng phiên thứ 11, thị trường thiết lập mặt bằng giá mới

[Infographic] Xăng dầu tăng phiên thứ 11, thị trường thiết lập mặt bằng giá mới

Giá xăng dầu trong nước tiếp tục tăng mạnh từ chiều nay, với xăng RON 95 vượt 21.000 đồng/lít, lên 21.240 đồng. Dầu diesel tăng tới 1.450 đồng, lên 19.150 đồng/lít. Đây là phiên điều chỉnh thứ 25 từ đầu năm, trong đó 9 phiên giảm, 11 lần tăng và 5 phiên giá nhiên liệu diễn biến trái chiều phản ánh rõ biến động giá nhiên liệu toàn cầu. Đáng chú ý, xăng dầu lần đầu được đưa vào diện giảm thuế VAT theo chính sách mới của Quốc hội.