Nỗ lực đưa hàng Việt vào Thái Lan
Nhiều năm qua, TP.HCM là đối tác quan trọng của các nhà đầu tư Thái Lan với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương năm 2021 đạt hơn 2,8 tỷ USD và Thái Lan xếp thứ 12/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào TP.HCM.
Về tổng quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt khoảng 7 tỷ USD mỗi năm, đây được coi là một thành công so với nhiều thị trường khác. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang nhập siêu hàng hóa từ nước láng giềng này. Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp tại TP.HCM nói riêng đang tìm hướng để xâm nhập thị trường Thái Lan.
Lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM cho biết, dù hiện rào cản thuế quan giữa Thái Lan và Việt Nam cũng như các nước ASEAN hầu như không có, nhưng trên thực tế, nhiều nước như Thái Lan vẫn có những hàng rào kỹ thuật đối với một số mặt hàng như nông sản, trái cây tươi.
![]() |
Các doanh nghiệp Việt tới Thái Lan để học hỏi |
Ông Lê Bá Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Pacific Food cho biết, người Thái rất thích hàng Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng sang Việt Nam mua hàng và đóng mác Thái Lan để xuất khẩu tiếp, như một số nước mắm nguyên liệu của Việt Nam cũng đã được doanh nghiệp Thái Lan mua, chế biến lại rồi bán.
Chỉ rõ nguyên nhân khiến hàng Việt chưa thể “chiếm lĩnh” thị trường Thái Lan, ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái - Việt Bangkok cho biết, nguyên nhân là do rào cản kỹ thuật của Thái Lan khiến cho việc đăng ký lưu hành sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam thường phải kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.
“Như vậy, chúng ta rất cần đẩy mạnh các hoạt động đàm phán để hỗ trợ cho việc xuất khẩu” - ông Minh đề nghị.
Ông Hồ Văn Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Thái Lan - Việt Nam, cũng như một số doanh nghiệp khác cho rằng, cần tìm cách giảm bớt các rào cản kỹ thuật, đẩy mạnh đàm phán để Thái Lan công nhận các tiêu chuẩn hàng hóa Việt Nam, tăng cường quảng bá và nghiên cứu thị trường, chú trọng vào bao bì và các tiêu chí an toàn thực phẩm.
"Các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang Thái Lan nên tìm hiểu kỹ thị trường, phải sản xuất và đóng gói thế nào để bán được dễ dàng hơn", ông Lâm khẳng định.
Hiện nay, không chỉ hàng nông sản đã qua chế biến, mà đồ điện… sản phẩm trái cây tươi của Việt Nam cũng đang được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng... Đại diện Tập đoàn Central Retail Việt Nam cũng cho biết, nhiều mặt hàng trái cây tươi như vải, thanh long… trên hệ thống bán lẻ Thái Lan vẫn đang phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Để hàng hóa Việt Nam hiện diện nhiều hơn trên thị trường Thái Lan, các chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến mặt hàng sản xuất kinh doanh của mình, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp thực tế. Đồng thời, cần chủ động đề xuất với các cơ quan chức năng đàm phán với Chính phủ Thái Lan về việc rà soát giảm hoặc dỡ bỏ một số biện pháp phòng vệ thương mại, thuế quan đối với các mặt hàng cụ thể để có thể đơn giản hóa các thủ tục đối với hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Ông Phan Chí Thành, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Thái Lan cho biết, Thái Lan rất thành công trong việc thiết lập hệ thống bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam. Tại các hệ thống như BigC, Metro... doanh nghiệp Thái Lan chiếm đa số thị phần. Khi đã có hệ thống phân phối vững chắc, việc thúc đẩy xuất khẩu sang Việt Nam là đương nhiên. Như vậy, chúng ta cũng cần có hệ thống phân phối tại Thái Lan để các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh đưa hàng Việt Nam sang đây. Sắp tới, chúng ta sẽ thành lập hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thái Lan để tạo đầu mối kết nối các doanh nghiệp với nhau.
“Các doanh nghiệp Việt kiều ở Thái Lan sẽ là những sứ giả quan trọng để giới thiệu sản phẩm Việt Nam. Các cơ quan chính quyền sẽ tích cực kiến nghị gỡ bỏ một số rào cản còn tồn tại để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp TP.HCM nói riêng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này”, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nói.
Các tin khác

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Thị trường vàng sáng 26/5: Vẫn ở trong thế bất lợi

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Toyota Raize có thể sẽ ra mắt phiên bản 7 chỗ

TP.HCM kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam

VinFast hợp tác BCA Europe triển khai giải pháp trade-in hoàn chỉnh tại thị trường châu Âu

Thêm bằng chứng cho thấy Apple sẽ ra mắt kính thực tế tăng cường Reality Pro tại WWDC23

Thị trường vàng sáng 25/5: Chật vật trước sức mạnh của USD

Volkswagen Touareg 2023 có giá từ khoảng 1,75 tỷ đồng

Loạt công nghệ mới được Samsung giới thiệu tại triển lãm SID 2023

Taxi Xanh SM ra mắt tại huế, ưu đãi lên đến 50% giá trị chuyến đi

Thị trường vàng sáng 24/5: Chưa thấy động lực tăng

Nhiều mẫu xe máy tay ga hạ giá bán

Toàn bộ những điểm mới trên iOS 16.5 vừa được ra mắt

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
