Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Nới room ngoại: Đảm bảo hài hoà lợi ích

Quỳnh Trang thực hiện
Quỳnh Trang thực hiện  - 
Hệ thống ngân hàng là “huyết mạch” của nền kinh tế nên việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM cần được xem xét, cân nhắc rất kỹ, cả mặt được mặt mất để đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhu cầu của nhà đầu tư và quản lý nhà nước.
aa
noi room ngoai dam bao hai hoa loi ich Nhiều ngân hàng muốn nới room tín dụng
noi room ngoai dam bao hai hoa loi ich Nới room ngoại: Cân nhắc tính hiệu quả và an toàn
noi room ngoai dam bao hai hoa loi ich Nới “room” ngoại: Cần thiết nhưng phải tính toán kỹ
noi room ngoai dam bao hai hoa loi ich
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đưa ra yêu cầu các TCTD phải bảo đảm số vốn điều lệ đến năm 2025 khá cao, như có thể lên đến 15 ngàn tỷ đồng đối với nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn. Trước yêu cầu này, vấn đề nới room ngoại đối với các TCTD lại được đặt ra, bởi đây được coi là một trong những kênh quan trọng để các ngân hàng không chỉ tăng vốn, mà còn nâng cao năng lực quản trị của mình. Thời báo Ngân hàng đã có trao đổi với PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế xung quanh vấn đề này.

Ông đánh giá thế nào về vai trò của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đối với các ngân hàng?

Có thể thấy, việc tham gia của NĐTNN trong những năm qua đã mang lại những thay đổi tích cực về tài chính, công nghệ, quản trị và điều hành tại các TCTD theo hướng tiệm cận gần hơn với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Vì thế, cần khẳng định rằng vai trò của vốn ngoại trong việc hỗ trợ các NHTM Việt nâng cao năng lực tài chính, quản trị là rất quan trọng. Mục tiêu về vốn không phải là tất cả, mà việc có sự tham gia của NĐTNN với trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản trị sẽ giúp hoạt động của các ngân hàng đi vào nề nếp, công khai minh bạch hơn, theo đúng chuẩn mực quốc tế và phù hợp với năng lực, trình độ của chính các ngân hàng.

Chính vì vậy, nới room ngoại không phải là vấn đề mới được đề cập, đây là mong muốn của các TCTD từ lâu và sẽ là một nhu cầu tất yếu trong thời gian tới.

Liệu đây đã là thời điểm thích hợp để nới room ngoại, thưa ông?

Đây là thời điểm tương đối thuận lợi để có thể cân nhắc tới việc mở cánh cửa rộng hơn đối với nguồn vốn ngoại tại các TCTD. Hiện nay, hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt đã dần dần đi vào nề nếp, các ngân hàng đã có năng lực quản trị, điều hành tốt hơn để có thể tự tin đón nguồn vốn từ NĐTNN. Cùng với đó, nền kinh tế của Việt Nam đang từng bước phục hồi, được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động, giàu tiềm năng phát triển, đem lại niềm tin lớn cho các nhà đầu tư. Yêu cầu hội nhập kinh tế cũng đề ra yêu cầu hội nhập sâu rộng hơn ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có tài chính ngân hàng.

Đơn cử như tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Việt Nam cũng cam kết xem xét tạo thuận lợi, cho phép các nhà đầu tư ngoại nâng mức nắm giữ lên 49% vốn điều lệ trong hai NHTMCP (không áp dụng với 4 NHTM Nhà nước) mà không phải chờ quyết định nới room chung. Như vậy, có thể nói việc nâng tỷ lệ sở hữu của các NĐTNN là câu chuyện tất yếu sẽ diễn ra.

Bản thân các NHTM cũng đều kỳ vọng được nới room ngoại để dễ dàng xoay xở phương án tăng vốn thông qua chào bán cho cổ đông nước ngoài, qua đó giúp gia tăng nội lực trong dài hạn, chia sẻ kinh nghiệm quản trị; tăng năng lực tài chính, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, nhất là nguy cơ nợ xấu vì ảnh hưởng bởi Covid-19.

Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có nêu TCTD yêu cầu khá chi tiết về mức vốn điều lệ đến năm 2025. Đơn cử, đối với các NHTM, nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng; nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và NHTM có vốn nước ngoài: vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng…

Trước yêu cầu này, vấn đề nới room ngoại đối với các TCTD lại được đặt ra bởi đây được coi là một trong những nguồn vốn hiệu quả để các NHTM nâng cao năng lực tài chính, quản trị của mình.

Theo ông, cần phải lưu ý điều gì khi nới room ngoại?

Cần khẳng định rằng, hệ thống ngân hàng là “huyết mạch” của nền kinh tế nên việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với các NĐTNN tại các NHTM cần được xem xét, cân nhắc rất kỹ, cả mặt được mặt mất để đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhu cầu của NĐT và quản lý nhà nước. Việc nới room nếu trong giới hạn phù hợp sẽ đem lại hiệu quả tốt; nhưng nếu nới nhiều, quá nhanh thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, thị trường tài chính. Phải làm sao để NHTM vẫn có cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư, tăng được năng lực, quy mô tài chính, khả năng quản trị nhưng vẫn giữ được sự chủ động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, đảm bảo được tính tự chủ của nền kinh tế, các cân đối vĩ mô.

Về phía các nhà băng, nên xác định rằng NĐTNN không chỉ mang tới nguồn vốn mà còn là kinh nghiệm quản trị. Vì vậy, cần tìm kiếm được các đối tác phù hợp với quá trình phát triển, đổi mới của ngân hàng. Không nên nóng vội ngay cả khi có nhu cầu cấp thiết, để tránh ảnh hưởng tới hoạt động sau này.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Trang thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

MB: Dư nợ tín dụng xanh đạt 65.063 tỷ đồng, chiếm 8,5% tổng tín dụng

MB: Dư nợ tín dụng xanh đạt 65.063 tỷ đồng, chiếm 8,5% tổng tín dụng

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã: MBB) đang nổi lên như một trong những tổ chức tín dụng tiên phong tại Việt Nam tích hợp các yếu tố bền vững vào chiến lược tăng trưởng dài hạn. Theo báo cáo thường niên năm 2024, dư nợ tín dụng xanh tại MB đã đạt 65.063 tỷ đồng - tương đương 8,5% tổng dư nợ của ngân hàng, đưa MB vào nhóm đầu các ngân hàng thương mại trong hệ thống xét theo tỷ trọng tín dụng xanh.
Tín dụng tiếp tục là điểm sáng ngành Ngân hàng

Tín dụng tiếp tục là điểm sáng ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng bước vào quý I/2025 với tăng trưởng tín dụng cải thiện tích cực nhưng lợi nhuận vẫn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong bức tranh kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro bên ngoài, tín dụng đang nổi lên như một điểm sáng, phản ánh phần nào sự hồi phục nhu cầu vốn và sự linh hoạt trong điều hành của hệ thống ngân hàng.
VPBank dẫn đầu về tăng trưởng huy động trong những tháng đầu năm 2025

VPBank dẫn đầu về tăng trưởng huy động trong những tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh ngành Ngân hàng bước vào năm 2025 với nhiều thách thức, từ rủi ro bên ngoài như căng thẳng thuế quan cho tới áp lực nội tại do biên lãi thuần (NIM) bị thu hẹp, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) nổi bật là điểm sáng hiếm hoi với tốc độ tăng trưởng huy động dẫn đầu ngành ngay trong quý I, đồng thời duy trì hiệu quả kinh doanh và củng cố nền tảng phát triển dài hạn.
Một cổ phiếu ngân hàng chất lượng cao đang bị thị trường “bỏ quên”

Một cổ phiếu ngân hàng chất lượng cao đang bị thị trường “bỏ quên”

Trong bối cảnh ngành ngân hàng đối mặt với áp lực tăng trưởng tín dụng và gia tăng rủi ro tài sản, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) vẫn cho thấy năng lực vận hành ổn định và hiệu quả, nhưng thị giá cổ phiếu lại đang phản ánh mức định giá thấp hơn đáng kể so với giá trị nội tại. Theo đánh giá mới cập nhật của SSI Research, VCB là một trong những cổ phiếu ngân hàng có định giá hấp dẫn trong nhóm các ngân hàng thương mại.
BVBank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 71.700 tỷ đồng

BVBank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 71.700 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2025, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, mã: BVB) ghi nhận những kết quả tài chính tích cực, cho thấy sự đúng hướng trong chiến lược tập trung vào ngân hàng bán lẻ hiện đại và đẩy mạnh số hóa. Với tổng tài sản vượt mốc 110.100 tỷ đồng, tăng 6,4% so với đầu năm, BVBank tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển bền vững trong nhóm ngân hàng cỡ vừa.
KienlongBank: Hơn 95% giao dịch khách hàng qua kênh số

KienlongBank: Hơn 95% giao dịch khách hàng qua kênh số

Trong quý I/2025, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm 2024. Thành quả này đến từ sự kết hợp giữa tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng số và chiến lược phân lớp khách hàng linh hoạt - ba trụ cột đang định hình lại mô hình tăng trưởng bền vững của ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Tổng tài sản của VietBank đạt 174.377 tỷ đồng

Tổng tài sản của VietBank đạt 174.377 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, mã: VBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với những kết quả tích cực, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô tài sản lẫn hiệu quả kinh doanh.
VietABank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt 84.910 tỷ đồng

VietABank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt 84.910 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã: VAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tích cực. Lợi nhuận trước thuế đạt 352,9 tỷ đồng, tăng mạnh 42,5% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 292,9 tỷ đồng, tăng 44,5%.
Tổng tài sản của PVcomBank đạt 241.202 tỷ đồng

Tổng tài sản của PVcomBank đạt 241.202 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2025 với thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự đạt 4.054,5 tỷ đồng, tăng 15,6% so với quý 1/2024. Ở chiều ngược lại, chi phí lãi giảm 12,8% so với cùng kỳ về còn 2.841 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí trả lãi tiền gửi giảm 24,6% còn 2.033 tỷ đồng.
VIB: CASA cuối quý I tăng 17% so với đầu năm

VIB: CASA cuối quý I tăng 17% so với đầu năm

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với hoạt động tín dụng và huy động tăng trưởng tích cực, trong đó CASA tăng 17% so với đầu năm góp phần vào chiến lược cải thiện biên lãi ròng và tối ưu hóa chi phí vốn.