Quảng Nam: Chung tay nâng cao “sức khỏe” doanh nghiệp
![]() | Bắc Ninh đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp |
![]() | Lan tỏa tín dụng kết nối |
![]() | NHNN chi nhánh Vĩnh Phúc tăng cường kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp |
Nỗ lực “bơm” vốn cho nền kinh tế
Hỗ trợ DN phục hồi, phát triển kinh tế; nỗ lực đưa vốn vào các lĩnh vực ưu tiên là những dấu ấn của hoạt động ngân hàng trên địa bàn Quảng Nam trong thời gian vừa qua...
Số liệu thống kê từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam, tính đến cuối năm 2022 toàn tỉnh có khoảng 8.640 DN đang hoạt động. Trong đó, 1.069 DN mới thành lập. Nhìn chung, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều DN ở địa phương đang trên đà phục hồi. Bên cạnh đó, chỉ số tăng trưởng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch… đã góp phần tạo nên bức tranh kinh tế sáng màu ở xứ Quảng.
![]() |
Doanh nghiệp có được vay vốn hay không, còn phụ thuộc vào “sức khỏe”của mình |
Để có được bức tranh kinh tế khởi sắc đó, không thể không nói tới vai trò của hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Theo đó trong năm qua, tăng trưởng tín dụng của hệ thống TCTD tại địa phương đạt tới 14,8%, cao hơn mức 14% của cả nước. Đáng chú ý, vốn ngân hàng tập trung vào sản xuất kinh doanh; dư nợ cho vay lĩnh vực ưu tiên chiếm tỷ trọng lớn và có mức tăng cao so tốc độ tăng chung của tín dụng toàn địa bàn. Theo đó, tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 27,75%; xuất nhập khẩu chiếm 0,76%; cho vay DNNVV chiếm 16,98%; công nghiệp hỗ trợ chiếm 3,27%... Lãi suất cho vay tiếp tục được điều hành phù hợp với điều hành cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho DN lẫn người dân.
Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, ông Phạm Trọng, Giám đốc NHNN chi nhánh Quảng Nam cho biết, bám sát mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh chỉ đạo các TCTD trên địa bàn mở rộng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Bên cạnh, TCTD tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay; đơn giản hóa quy trình thủ tục, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh.
Theo ông Võ Văn Đức, Giám đốc Vietcombank Quảng Nam, thời gian qua chi nhánh đã đa dạng hóa hình thức cho vay, giúp các thành phần kinh tế tiếp cận vốn vay, nhất là đẩy mạnh cho vay vào các ngành mũi nhọn như, công nghiệp chế tạo ô tô, công nghiệp hỗ trợ ở địa phương. Đồng thời, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh, đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng…
Đặc biệt, hoạt động tín dụng trên địa bàn thời gian qua đã đồng hành với các DN, HTX gặp khó do tác động của đại dịch Covid-19. Ông Huỳnh Văn Phong, Giám đốc HTX Nấm công nghệ cao miền Trung (TP.Tam Kỳ) chia sẻ, vốn vay của các TCTD là nguồn lực lớn giúp các DN, HTX làm ăn. Tín dụng ngân hàng càng khẳng định vai trò khi giúp các DN, HTX vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Kinh tế, du lịch hồi phục càng giúp quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh của DN thuận lợi hơn.
Không để xảy ra “điểm nghẽn”
Hiện, hệ thống ngân hàng trên địa bàn Quảng Nam đang khẩn trương triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31 của Chính phủ.
Xác định triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, NHNN chi nhánh Quảng Nam đã có văn bản chỉ đạo các TCTD tập trung tổ chức xây dựng quy trình nghiệp vụ, tập huấn, tư vấn, hướng dẫn khách hàng, DN nắm bắt và tiếp cận kịp thời chính sách hỗ trợ, đảm bảo đưa chính sách đi vào thực tiễn. Đặc biệt, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, các TCTD báo cáo ngay NHNN chi nhánh tỉnh để kịp thời giải quyết…
Tuy nhiên, thực tế triển khai gói hỗ trợ lãi suất cũng gặp nhiều khó khăn khi mà không ít DN tỏ ra e ngại sẽ bị thanh kiểm tra sau này. Nhiều DN trên địa bàn là vừa và nhỏ, công tác kế toán còn hạn chế, nên cứ nghe đến thanh tra, kiểm tra là… ngại. Bởi vậy, đẩy nhanh thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, các chi nhánh NHTM phải tuyên truyền, động viên các DN, HTX… vượt qua tâm lý sợ “hậu kiểm”. Bên cạnh đó, theo đại diện Agribank Quảng Nam, do đặc thù ở địa phương cho vay thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tập trung phần lớn ở khách hàng hộ sản xuất nông - lâm - nghiệp, thủy sản, kinh doanh thời vụ, không đăng ký kinh doanh nên không đáp ứng điều kiện được để hỗ trợ lãi suất.
Ngoài những khó khăn trên, nhiều DN trên địa bàn thường vay vốn cho sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề, nên cũng khó để chứng minh dòng vốn sử dụng cho lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất. Lại có trường hợp khách hàng vay vốn là DN xuất nhập khẩu, đáp ứng điều kiện hỗ trợ lãi suất thì vay vốn bằng USD cũng không thuộc đối tượng được hỗ trợ. Chưa hết, về phía các NHTM trong diễn biến khó lường của tình hình kinh tế, việc xác định được DN “có khả năng phục hồi”, để thực hiện hỗ trợ lãi suất cũng là bài toán khó…
Cũng theo ông Phạm Trọng, hệ thống ngân hàng trên địa bàn sẵn sàng cung ứng vốn. Nhưng, vay được vốn hay không còn phụ thuộc vào “sức khỏe” DN, năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế. “Chúng tôi yêu cầu các TCTD phải triển khai hỗ trợ lãi suất 2% nhanh gọn, khách quan công bằng, công khai, đúng quy định, điều kiện. Những khách hàng đáp ứng đủ yêu cầu thì hướng dẫn cặn kẽ, không đủ điều kiện thì trả lời rõ ràng”, ông Phạm Trọng khẳng định. Đặc biệt, không chỉ riêng Quảng Nam, quan điểm của các TCTD trong cả nước khi triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng và phải tuân thủ nguyên tắc không hạ chuẩn tín dụng.
Các tin khác

Lãnh đạo cấp cao Cộng hòa Czech chúc mừng kỷ niệm 15 năm thành lập Home Credit tại Việt Nam

Vietjet tiếp tục mở đường bay đến “xứ sở vạn đảo” Indonesia

TP. HCM: Nỗ lực tăng “chất” dòng vốn FDI

Bất cập chính sách đè nặng doanh nghiệp, cơ quan quản lý

Thép dây không gỉ dạng tròn của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Doanh nghiệp thực phẩm phải nắm bắt được xu hướng và công nghệ mới

Vietnam Airlines với hành trình 30 năm vươn tầm khu vực và thế giới

Doanh nghiệp đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn

PRecious Communications chính thức gia nhập thị trường Việt Nam

Bộ Xây dựng đề xuất gỡ khó cho doanh nghiệp, dự án lớn

Chuyên gia kinh tế: Bắc Giang là một cạnh quan trọng trong "tam giác FDI" mới phía Bắc

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

Chuyển đổi số tạo ra những giá trị thiết thực cho phát triển kinh tế-xã hội

Để phát huy vai trò của trọng tài thương mại

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
